Giám sát các tác động lên động thực vật tù nhiên.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 111)

Tài nguyên sinh học vùng đầu nguồn có thể bị suy thoái do các hoạt động chặt phá, đốt nương làm rẫy, săn bắn, hái lượm. Diện tích rừng tự nhiên bị giảm do các hoạt động chặt đốt, mở rộng nông nghiệp đã được giám sát thông qua việc giám sát các hoạt động buôn bán lâm sản tại thị trường xung quanh vùng.

VI.2.2. Giám sát vùng hồ chứa

Hồ chứa là nơi điều tiết dòng chảy, cung cấp nước , nuôi trồng thuỷ sản và hỗ trợ cho một lượng lớn dân cư ven hồ. Các nội dung giám sát bao gồm:

1/ Gíam sát sự biến đổi chất lượng nước và đặc điểm hồ: sự phân tầng của nước , độ đục, pH, DO,COD, dinh dưỡng, coliform, dư lượng phân bón ,thuốc trừ sâu.

2/ Giám sát sự biến đổi của hệ sinh thái nước và thành phần loài trong hồ. 3/ Giám sát mức độ bồi lắng lòng hồ thông qua dụng cụ đo độ sâu của đáy. 4/ Gíam sát các loại bệnh lây lan qua đường nước ở cư dân ven hồ.

5/ Gíam sát sự biến động của vi khí hậu vùng xung quanh lòng hồ.

VI.2.3. Giám sát dòng chảy,chất lượng nước và hệ sinh thái sông Kone

Chế độ dòng chảy , chất lượng nước ,hệ sinh thái sông Kone chắc chắn sẽ bị thay đổi khi có hồ chứa Định Bình và hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên để định lượng được các thay đổi cần phải có chế độ giám sát lâu dài các nội dung sau:

1/ Giám sát chế độ dòng chảy

Chế độ dòng chảy sông Kone và các chi lưu phải được giám sát một cách chặt chẽ để điều chỉnh chế độ tưới cho phù hợp, để dự đoán và ngăn ngõa xâm nhập mặn. Các điểm đo lưu lượng nước được xác lập tại các nót chính như Cây Muồng, cuối kênh Văn Phong, đập Thạch Hoà sông Tân An, hạ lưu sông Hà Thanh.

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

Dòng chảy bùn cát cần được giám sát cùng với chế độ dòng chảy nước sông Kone tại các điểm trên. Các chỉ tiêu pH, DO, COD, chất dinh dưỡng, coliform và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng quan trắc tại các điểm trên theo mùa. Riêng 2 điểm cuối cần quan trắc thêm chỉ tiêu tổng số muối tan.

3/ Giám sát sự biến đổi về năng suất và thành phần loài của cá và các động vật thuỷ sinh ở sông Kone và các chi lưu.

VI.2.4. Giám sát biến động môi trường vùng tưới

Vùng tưới là vùng sẽ phát triển nông nghiệp, tăng mức độ thâm canh , do đó sẽ tăng năng suất và sản lượng của cây trồng nhưng cũng kèm theo việc rửa trôi chất dinh dưỡng , ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, tăng bệnh tật có nguồn gốc và lâylan theo đường nước. Nội dung giám sát gồm :

1/ Giám sát chế độ tưới và nhu cầu tưới để phát hiện các vùng thiếu nước tưới ở cuối nguồn, không được cung cấp nước kịp thời , ngập úng cục bộ hoặc bị rót mất nước. Kết hợp với đo tính thấm của đất và đo mức độ ngập sau các cơn mưa để tính toán cân bằng nước và mức tưới phù hợp.

2/ Giám sát chất lượng đất tại các loại đất điển hình sau một số năm được tưới.

3/ Giám sát chất lượng nước lấy từ ruộng lúa, kênh mương ,giếng tại một số điểm đại diện trong vùng tưới.

4/ Giám sát tình hình bệnh tật có nguồn gốc lây lan theo đường nước qua con số thống kê của các bệnh viện trạm xá trong vùng.

5/ Giám sát sự biến đổi năng suất, diện tích và sản lượng cây trồng thông qua các số liệu thống kê của các cơ quan địa phương.

VI.2.5. Giám sát biến động môi trường vùng ven biển

Vùng ven biển do xây dựng hồ Định Bình và thuỷ lợi Định Bình có thể bị ảnh hưởng tới chế độ mặn, chế độ dinh dưỡng và chất lượng của các thuỷ vực dẫn tới các thay đổi trong canh tác lúa và nuôi trồng thuỷ sản. Nội dung giám sát bao gồm:

1/ Chất lượng nước và chế độ mặn ở đầm Thị Nại.

2/ Năng suất và thành phần loài cá và các sinh vật thuỷ sinh ở hai địa điểm trên.

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

3/ Năng suất nuôi trồng thuỷ sản xung quanh 2 vùng trên. 4/ Ranh giới đất mặn và phèn mặn.

5/ Ranh giới xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông.

6/ Các quy chế xung quanh việc nuôi trồng , đánh bắt thuỷ sản, sử dụng nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản và xử lý ô nhiễm nước do nuôi trồng thuỷ sản.

VI.2.6. Giám sát các sự cố

Các sự cố là các hiện tượng bất thường xảy ra có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thống hồ- đập –kênh mương, đời sống và sản xuất của dân cư trong vùng. Nội dung giám sát bao gồm phát hiện sớm và dự báo các sự cố để tìm ra biện pháp sửa chữa giảm thiêủ thích hợp. Các sự cố quan trọng nhất cần giám sát là:

- Vỡ đập và các công trình điều tiết nước. - Lụt lớn vượt quá tầm điều tiết của hồ chứa. - Hạn bất thường và xâm nhập mặn vùng hạ du. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sạt lở bồi lấp hồ chứa, kênh mương, các công trình lấy nước và chia nước.

Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát môi trường là Ban quản lý công trình thủy lợi hồ chứa nước Định Bình phối hợp với các cơ quan liên ngành và các cơ quan địa phương.

Cơ quan theo dõi việc giám sát môi trường là Phòng thanh tra của Sở KHCN&MT tỉnh Bình Định.

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

KẾT LUẬN

Qua 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định”, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS. TSKH. Ngô Đình Tuấn, cùng với sự nỗ lực học hỏi kiến thức làm việc nghiêm túc của bản thân, đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Những kết quả của đồ án được thể hiện qua các phần chính sau đây:

- Thu thập tất cả những tài liệu liên quan đến dự án và nội dung đề tài tốt nghiệp.

Các tài liệu gồm: Tài liệu khí tượng thuỷ văn dân sinh kinh tế, nghiên cứu khả thi của dự án.

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

- Phân tích đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường vùng dự án bao gồm tài nguyên thiên nhiên, phát triển dân sinh kinh tế xã hội của vùng dự án , đặc biệt là lòng hồ Định Bình.

- Đã đánh giá lại các chỉ tiêu thuỷ văn thiết kế hồ chứa và những kiến nghị cần thiết.

- Trên cơ sở nghiên cứu khả thi của dự án và hiện trạng tài nguyên môi trường, đồ án đã nêu lên các hoạt động chính của dự án từ đó đánh giá sơ bộ tác động chủ yếu của dự án tới tài nguyên môi trường.

- Nghiên cứu phương pháp đánh giá và chọn 2 phương pháp ma trận môi trường có trọng số và phương pháp phân tích chi phí lợi Ých mở rộng để ứng dụng cụ thể cho hồ chứa.

Kết quả đánh giá cho thấy dự án hồ chứa nước Định Bình có ảnh hưởng tốt cho môi trường nói chung. Đồ án cũng đi sâu phân tích những tiêu cực và cuối cùng đưa ra những biện pháp giảm nhẹ tác động có tính khả thi.

Qua việc thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này , em đã học hỏi và tích luỹ được những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường của dự án hồ chứa. Tuy nhiên đây chỉ là những kết quả ban đầu hết sức nhỏ bé.

Do thời gian và kiến thức của bản thân em còn rất hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực mới này, nên nội dung và kết quả nghiên cứu của đồ án khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô , bạn bè giúp đỡ, chỉ bảo để có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm cho việc ứng dụng sau này vào thực tế.

Một lần nữa em xin ghi nhận và cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của thầy giáo GS.TSKH. Ngô Đình Tuấn, sự giúp đỡ với những gợi ý quý báu của Th.S. Nguyễn Mai Đăng, T.S. Phạm Hùng . Cảm ơn Khoa Thuỷ văn Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 111)