Về nông nghiệp:

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 40)

II. Hiện trạng phát triển kinh tế

1.Về nông nghiệp:

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

Đồng bào ở đây biết làm ruộng nước, trồng cà phê, cây công nghiệp song do trình độ dân trí còn thấp, nguồn vốn tự có rất Ýt nên khả năng sản xuất hàng hoá còn kém phát triển.

Thu nhập chủ yếu của cư dân vùng lòng hồ là từ sản xuất nông –lâm nghiệp.

Bình quân thu nhập 1,4 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên mức thu nhập này không đồng đều cho tất cả các hộ, kết quả điều tra nông hộ cho thấy:

- Những hộ có thu nhập trung bình trở lên (575 hộ, chiếm 75,04%) là những hộ có chăn nuôi bò, trồng cây ăn quả (dừa, xoài, mít …), trồng mía giống mới và biết thâm canh cây trồng vật nuôi.

- Những hộ nghèo đói (191 hộ, chiếm 24,86%) chủ yếu là phát nương làm rẫy trồng sắn để giải quyết lương thực, chưa có vốn nươi bò, điều kiện giao thông không thuận lợi chưa thể trồng cây có giá trị kinh tế cao.

2. Các điều kiện cơ sở hạ tầng:

 Giao thông:

Trục đường giao thông chính của vùng bị ảnh hưởng là tuyến tỉnh lé 637 từ huyện lỵ đi Vĩnh Sơn. Đoạn đường này đã được nâng cấp trong thời gian xây dựng thuỷ điện Vĩnh Sơn và hiện nay lưu thông đi lại khá dễ dàng cả 2 mùa, chỉ có những lúc lũ lớn mới phải tạm dừng trong thời gian ngắn. Các tuyến đường chính trong xã thôn, bản được xây dựng và củng cố thường xuyên song chất lượng kém ,mùa mưa đi lại khá khó khăn. Riêng các trục đường trong các xóm được hình thành một cách tự nhiên nên bị xói mòn rửa trôi hàng năm , đi lại khó khăn.

Các bản làng được hình thành phía bên kia sông Kone được nối liền với trung tâm xã bên này bằng cầu tạm bắc qua sông Kone.

 Thuỷ lợi:

Vùng lòng hồ chỉ có các công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ sản xuất như: - Xã Vĩnh Hoà: Hồ Tà Nang, Đập dâng ĐakLot.

- Xã Vĩnh Kim: Đập dâng nước Lân, Đập dâng Tà Lăng, Đập dâng DakRanh.

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

Đi qua vùng lòng hồ là đường dây 110 KV từ thuỷ điện Vĩnh Sơn và đường dây hạ thế cho một số thôn. Hiện tại một số thôn trong vùng được sử dụng nguồn điện từ nguồn điện Vĩnh Sơn như : Thôn 03,05,K6 (Vĩnh Kim), Thôn L4,L6,N6,L9 (Vĩnh Hoà), riêng thôn K93 của xã Vĩnh Kim được trang bị máy phát điện nhỏ (phát từ 18 giê đến 21 giê mỗi đêm).

 Nước sạch và vệ sinh nông thôn:

- Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu dùng từ các sông suối, giếng khơi: Toàn vùng có được 137 giếng đào.

- Vệ sinh nông thôn: Theo thống kê, hiện nay có 75% số hộ gia đình không có hố xí, cùng với nguồn phân gia súc thả rong, về mùa mưa rất dễ gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.

 Chợ, cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại:

Chợ không được xây dựng ở 2 xã trên, song đã hình thành các cơ sở thương mại, một số hàng quán phục vụ nhu yếu phẩm của nhân dân. Phần lớn các hoạt động thương mại đều được đưa về trung tâm huyện , khu vực Định Bình, ở xã Vĩnh Kim, Vĩnh Hoà chủ yếu là thu gom hàng hoá hoặc phân phối bán lẻ

 Giáo dục:

Theo số liệu thống kê của các xã, trong toàn vùng có 2 trường tiểu học với 31 phòng học, nhà cấp 4 và một trường bán trú. Nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục khá tốt, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, số lượng học sinh bỏ học giữa năm ngày càng giảm.

II.3.2. Vùng hạ lưu và khu hưởng lợi I. Tình hình dân cư

Là vùng trọng điểm lúa của tỉnh, vùng hưởng lợi của công trình thuỷ lợi là nơi tập trung dân cư của tỉnh. Mật độ dân số phân bố rất không đều giữa các huyện của vùng hưởng lợi nên có sự chênh lệch rất lớn về mật độ giữa huyện miền núi (Vĩnh Thạnh) có mật độ 39 người/km2 đến huyện đồng bằng ven biển ngoại ô thành phố (An Nhơn, Tuy Phước) có mật độ trên 650 người/km2 (trung bình cao) và thành phố Quy Nhơn có mật độ là 1109 người/km2.

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

Huyện Dân sè (1000 người) Tốc độ tăng dân số

TP Quy Nhơn 238,5 2,01 Phù Cát 184,8 1,87 Vĩnh Thạnh 27,2 2,64 Tây Sơn 135,2 2,03 An Nhơn 188,5 1,45 Tuy Phước 182,8 1,55 II. Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 40)