Chưa có cảng nội địa (ICD), hiện mới đang được quy hoạch, chuẩn bị xây dựng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 38 - 39)

dựng.

Thực trạng trên có ảnh hướng không tốt đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là phát triển công nghiệp nói riêng.

3.1.3.1. Giao thông đường bộ

Tổng chiều dài đường bộ là 4.058,4km trong đó: Quốc lộ: 105.3km; Đường tỉnh: 297.55km; Đường đô thị 103.5km; đường huyện 426km; đường xã 3.136km. đã từng bước xây dựng với quy mô hiện đại đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ đi qua là QL2, QL2B, QL2C và QL23 với tổng chiều dài 105,3 km, cơ bản đã được cứng - nhựa hoá, trong đó chất lượng mặt đường loại tốt và khá là 48km (chiếm 45.6%); trung bình là 45 km (chiếm 42.7%) và 12.25 km mặt đường loại xấu ở cuối QL2C.

Đường tỉnh có 18 tuyến với tổng chiều dài 297,55 km. Về chất lượng mặt đường cơ bản được rải nhựa hoặc bê tông xi măng. Trong đó, mặt đường loại tốt và khá 160.25 km (chiếm 52.2%), mặt đường loại trung bình 114.9km (chiếm 40%), còn 22.4 km (trong đó có 8km đang thi công) mặt đường loại xấu.

Đường đô thị: có 103.5 km đường đô thị bao gồm Thành phố Vĩnh Yên 61.7km, Thị xã Phúc Yên 27.8km, và thị trấn Tam Đảo 14 km. Trong đó, có 90.7km (chiếm 87,6%) đường đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá, còn 12.8 km là đường cấp phối thuộc thị xã Phúc Yên.

Đường huyện có tổng chiều dài 426 km với 290.5km (chiếm 68.2%) đã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng, có 40.1km đang thi công (chiếm 11.4%) còn lại là đường cấp phối.

Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đang đuợc đầu tư về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên tỉnh, tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài tỉnh cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế xã hội khác.

Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy vẫn còn xa mới đáp ứng được nhu cầu phát triển hướng tới mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp hóa và đô thị hóa ở mức cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 38 - 39)