Hệ thống đường chính các khu công nghiệp, khu du lịch và đường vành đai thành phố Vĩnh Yên:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40 - 42)

đai thành phố Vĩnh Yên:

3.2. Thực trạng thi công mặt đường BTXM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Mặt đường BTXM do Vĩnh Phúc thi công gồm mặt đường cứng BTXM không cốt thép được xây dựng ở những vùng có lưu lượng, tải trọng trục xe nhỏ và mặt đường BTXM cốt thép hoặc lưới thép xây dựng tại các đại lộ, Quốc lộ và tại các đoạn đường gần bến đỗ trạm thu phí.

Tại các vùng miền núi như Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Dương… mặt đường BTXM được thi công có mác thiết kế từ 20-:-30MPa với chiều dầy thiết kế 20 -:- 25cm. Do Thi công tại các vùng núi cao và hẻo lánh cách xa khu dân cư, khả năng chuyên chở nguyên vật liệu khó khăn nên tận dụng tối đa nguồn vật liệu tai chỗ, vật liệu địa phương. Toàn bộ quá trình thi công từ trộn, vận chuyển, đổ bê tông, hoàn thiện, bảo dưởng bê tông chủ yếu được thực hiện bằng thủ công là chính nên chất lượng thường không cao. Công đoạn trộn bê tông chủ yếu bằng máy trộn nhỏ, có chỗ sử dụng máy trộn bê tông cưỡng bức năng suất cao. Vận chuyển bê tông ra công trường bằng ô tô (xe ben). Rải bê tông kết hợp cơ giới với thủ công, thiết bị rải bê tông tự chế tạo, chủ yếu bao gồm các khung dàn thép dùng tời kéo. Đầm bê tông bằng đầm dùi, đầm bàn dùng sức người điều khiển. Ván khuôn thép được sử dụng chủ yếu để thi công các loại mặt đường nói trên. Việc tạo khe thường bằng cách đặt các thanh gỗ được tiến hành ngay trong quá trình thi công mặt đường. Mastic chèn khe tự sản xuất ở trong nước từ vật liệu nhựa đường thông thường. Chất lượng thi công mặt đường này thường không được cao.

Mặt đường BTXM thi công trên các đoạn tuyến nằm trên đường Quốc lộ là loại mặt đường BTXM lưới thép hoặc cốt thép có mác thiết kế là 350/45 và có chiều dày từ 20 -:- 40cm. Với loại mặt đường cấp cao này toàn bộ quá trình thi công từ trộn, vận chuyển, đổ bê tông đều được cơ giới hóa bằng máy móc là chủ yếu. Để đảm bảo chất lượng công trình quá trình thi công mặt đường luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm thi công và nghiêm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1995, chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu của dự án và vận dụng các kinh nghiệm thi công mặt đường BTXM tại các dự án đã đường cao tốc đã triển khai trong cả nước. Với loại mặt đường này chất lượng tương đối tốt và đáp ứng được các yêu cầu đề ra.

Quá trình thi công mặt đường BTXM là một quá trình phức tạp phải qua rất nhiều khâu và rất nhiều công đoạn từ chuẩn bị nguồn vật tư, chuẩn bị máy móc phục vụ thi công. Sau khi bảo đảm các điều kiện để có thể thi công mặt đường BTXM thì ta tiến hành quá trình đổ BTXM.

Công tác đổ BTXM mác 350/45 gồm các phần việc : - Thi công lớp ngăn cách.

- Lắp đặt kết cấu khe, cốt thép và lưới thép. - Sản xuất hỗn hợp BTXM. - Vận chuyển hỗn hợp BTXM. - Đổ BTXM. - Bảo dưỡng BTXM. - Cắt khe BT. - Tháo dỡ ván khuân. - Trám mastic khe

3.2.1. Các mặt cắt kết cấu BTXM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1.1. Các kết cấu BTXM áp dụng cho đường giao thông nông thôn trên địa bàn.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết trên các đoạn tuyến đường đều sử dụng hết 4 cấp: AH, A, B và C cho loại đường BTXM áp dụng cho đường BTXM nông thôn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40 - 42)