Quản lý nguồn vật liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 70 - 72)

- Chiều dày tối thiểu cho các loại mặt đường trên như sau: Số

4.1. Quản lý nguồn vật liệu

Để tạo ra được sản phẩm bê tông có cường độ ngày càng cao thì trước hết ta phải tạo ra được thành phần bê tông có chất lượng ngày càng tốt. Làm được điều đó chính là trả lời câu hỏi hỗn hợp nào sẽ có tính chất đảm bảo tốt và giá rẻ nhất bằng phương pháp kết hợp lý thuyết và thực nghiệm.

4.1.1. Cát

4.1.1.1. Cốt liệu nhỏ để chế tạo bê tông xi măng M350/45

Là cát thiên nhiên (hoặc cát thiên nhiên phối hợp cát xay) có thành phần hạt phù hợp với yêu cầu cấp phối sau (TCVN 7570: 2006 – Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật).

Bảng 4.1 Kích thước lỗ sàng (mm) 2,5 1,25 0,63 0,315 0,14 Lượng qua sàng 140 µm, không lớn hơn Lượng sót tích luỹ trên sàng (% khối lượng) 0 - 20 15 - 45 35 - 70 65 - 90 90 - 100 10

4.1.1.2. Chất lượng cát phải thoả mãn các yêu cầu sau

- Môđun độ lớn (xác định theo TCVN 7572-2: 2006 – Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 2: Xác định thành phần hạt): Không nhỏ hơn 2,0.

- Tỷ trọng của cát không nhỏ hơn: 2,6g/cm3 (xác định theo TCVN 7572-4:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước).

- Khối lượng thể tích xốp không nhỏ hơn 1,25g/cm3 (xác định theo TCVN 7572-6:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 6: Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng).

- Độ sạch của cát:

+ Hàm lượng sét(% khối lượng cát)( xác định theo TCVN 7572- 8:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 8: Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ): Không lớn hơn 1.5%.

+ Hàm lượng mica(%khối lượng cát)(xác định theo TCVN 7572- 20:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 20: Xác định hàm lượng mica trong cốt liệu nhỏ): Không lớn hơn 1%.

+ Đương lượng cát (NFP18-597; NFP18-598): ESV ≥ 75%.

- Hàm lượng các muối sunfat và sunfit tính đổi ra SO3 (tính bằng % khối lượng cát),( xác định theo TCVN 7572-16: 2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 16: Xác định hàm lượng sunfat và sunfit trong cốt liệu nhỏ): không lớn hơn 1%.

- Hàm lượng clorua trong cát, tính theo ion Cl- tan trong axit, (xác định theo TCVN 7572-15:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 15: Xác định hàm lượng clorua): không lớn hơn 0,05%.

- Cát được sử dụng khi khả năng phản ứng kiềm − silic của cát kiểm tra theo phương pháp hoá học (TCVN 7572-14 : 2006) phải nằm trong vùng cốt liệu vô hại. Khi phản ứng kiềm - silic của cốt liệu kiểm tra nằm trong vùng có khả năng gây hại thì cần thí nghiệm kiểm tra bổ sung theo phương pháp thanh vữa (TCVN 7572-14 : 2006) để đảm bảo chắc chắn vô hại..

Cát được coi là không có khả năng xảy ra phản ứng kiềm – silic nếu biến dạng (ε) ở tuổi 6 tháng xác định theo phương pháp thanh vữa nhỏ hơn 0,1%.

Trong các nguồn cát thỏa mãn yêu cầu trên. Nguồn cát được lựa chọn trên cơ sở so sánh giữa chất lượng, giá thành vật liệu. Ưu tiên với các loại cát xay có bề mặt góc cạnh, các loại cát có kích thước hạt lớn hơn nhưng cấp phối vẫn thỏa mãn Bảng 1. Cát có bề mặt góc cạnh sẽ tăng cường sự liên kết giữa các hạt cốt liệu và liên kết giữa cốt liệu với hồ xi măng, với kích thước hạt cát lớn thì diện tích bề mặt riêng nhỏ sẽ tiết kiệm được hồ xi măng, do đó có thể tăng cường độ bê tông.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w