Kết luận chương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 68 - 70)

- Chiều dày tối thiểu cho các loại mặt đường trên như sau: Số

3.4. Kết luận chương

Vĩnh Phúc lả tỉnh có tổng chiều dài đường bộ là 4.058,4km trong đó: Quốc lộ: 105.3km; Đường tỉnh: 297.55km; Đường đô thị 103.5km; đường huyện 426km; đường xã 3.136km. đã từng bước xây dựng với quy mô hiện đại đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Là một tỉnh có chiều dài đường bộ lớn với nhu cầu hiện nay tỉnh đang quan tâm nâng cấp cải tạo nhiều tuyến đường và làm mới nhiều con đường nối các xã, huyện và tỉnh… trong đó ưu tiên sử dụng mặt đường BTXM.

Tuy mặt đường BTXM được ưu tiên hiện nay nhưng nó vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục để năng cao chất lượng mặt đường BTXM như:

Cần nghiên cứu khắc phục các hiện tượng bề mặt thường hay xuất hiện các vết nứt và là nguyên nhân làm giảm cường độ mặt đường.

Nguồn vật tư máy móc phục vụ thi công chỉ dừng ở mức đạt các yêu cầu đề ra, chưa có sự so sánh tuyển chọn để có được nguồn vật tư tốt nhất.

Những hiện tượng hư hỏng kết cấu mặt đường BTXM được đúc rút lại trong quá trình nghiên cứu chủ yếu rơi vào các trường hợp sau:

1. Lão hoá khe mastic trên toàn bộ đường lăn; 2. Vỡ góc, vỡ mép tấm;

3. Nứt, gãy tấm, gãy dốc dọc, dốc ngang; 4. Lún sụt tấm BTXM với chiều sâu 1.5-3cm;

5. Hiện tượng phụt bùn, nước lên bề mặt tấm BTXM;

6. Trôi tấm biên, mở rộng khe mastic tại các tấm biên của đường lăn;

Để khắc phục được những vấn đề trên đối với mặt đường BTXM thì một trong những khâu quan trọng góp phần làm giảm các tác nhân trên đó là khâu quản lý chất lượng thi công mặt đường.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 68 - 70)