KẾT LUẬN 1) Kết luận chung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 104)

- Chiều dày tối thiểu cho các loại mặt đường trên như sau: Số

KẾT LUẬN 1) Kết luận chung

1). Kết luận chung

Để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong thi công mặt đường BTXM tại Vĩnh Phúc đề tài đi sâu vào nghiên cứu từng khâu trong quá trình thi công từ đó đưa ra được các biện pháp quản lý cụ thể cho từng khâu đó.

Nội dung nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được các biện pháp nâng cao chất lượng như sau:

Về khâu soát sét hồ sơ trong giai đoạn thiết kế

Chủ đầu tư cần soát kỹ trong quá trình đơn vị TVTK triển khai dự án đến khi giai đoạn hoàn thành, cần xem kỹ các phương án TVTK đưa ra đã tối ưu hay chưa để từ đó đảm bảo chất lượng công trình sau này đồng thời giảm giá thành thi công.

Về công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công

Trong quá trình bán thầu cần công bố thông tin rộng rãi trên truyền thông, đồng thời cần xem xét hồ sơ kỹ lưỡng năng lực các đơn vị thi công để từ đó lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án.

Về kỹ thuật

+ Nghiên cứu chất lượng thiết kế trước khi thi công:

Trước khi bắt tay vào thi công nhà thầu cần nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế. Căn cứ vào kết quả hồ sơ thiết kế để đưa ra các biện pháp thi công đồng thời xem xét nếu hồ sơ thiết kế chưa phù hợp với biện pháp thi công hiện tại ở Việt Nam cần đề xuất giải pháp thiết kế tốt hơn cho dự án.

+ Vật liệu:

Bảo đảm vật liệu nhập vào đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu thiết kế bằng cách cử cán bộ có chuyên môn làm các kết quả thí nghiệm minh chứng chất lượng. Trên cơ sở so sánh các nguồn vật liệu để lựa chọn ra nguồn vật liệu tốt nhất.

+ Thi công:

Lựa chọn được máy móc thi công hiện đại, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến.

Lựa chọn nguồn nhân lực lành nghề giỏi chuyên môn nghiệp vụ.

Lựa chọn phương pháp tổ chức thi công hợp lý nhất bảo đảm thời gian thi công ngắn, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả thi công.

Về quản lý

+ Quản lý hồ sơ:

Quản lý hồ sơ về vật liệu, hồ sơ máy móc, hồ sơ về con người, các hồ sơ kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công… bảo đảm đáp ứng yêu của dự án.

+ Quản lý nguồn lực đưa ra 4 giải pháp sau:

Thành lập được ban chỉ huy công trường là những người giầu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực thi công để chỉ đạo các khâu trong quá trình thi công

Phải lựa chọn được cán bộ thi công có đầy đủ trình độ chuyên môn, lực lượng lao động có tay nghề chuyên môn cao và lành nghề.

Thường xuyên cử cán bộ, công nhân viên đi tập huấn học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.

Tổ chức các đợt thi nâng bậc, nâng cao tay nghề, các hội thảo về lĩnh vực thi công để nâng cao kinh nghiệm.

+ Quản lý chất lượng:

Tiến hành nâng cao chất lượng bằng cách sử dụng hiệu quả các mô hình quản lý chất lượng ISO tiên tiến trên thế giới

Nếu áp dụng các đề xuất trên thì chất lượng thi công mặt đường BTXM sẽ được nâng cao hơn nữa (tăng cường độ chịu lực, độ bằng phẳng, hạn chế

vết nứt), các nguyên nhân gây ra hư hỏng sẽ được khắc phục trong quá trình thi công và qua đó sẽ nâng cao chất lượng khai thác và tuổi thọ công trình.

Để chất lượng thi công mặt đường BTXM đạt được chất lượng thì cần đạt được và tuân thủ theo những giải pháp mà luận văn đã đưa ra, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn tác giả kiến nghị trong giai đoạn thi công cần có khâu quản lý về mặt tổ chức thi công hợp lý, bởi đây là bước quan trọng nó quyết định đến sự thành công về chất lượng mặt đường BTXM rất lớn từ khâu chuẩn bị đến khâu thi công từng hạng mục của mặt đường BTXM.

2). Hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu khả năng ứng dụng vật liêu mới có độ bền cao sử dụng trong đường ôtô và sân bay sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các công trình giao thông nói chung và mặt đường BTXM nói riêng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 104)