2.1.4.1. Giai đoạn trước năm 1995
Trong thời gian trước đây (trước 1995), thi công mặt đường BTXM ở nước ta chủ yếu là cơ giới kết hợp thủ công. Công đoạn trộn bê tông chủ yếu bằng máy trộn nhỏ; riêng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, công trường 75- 808 có sử dụng máy trộn bê tông cưỡng bức năng suất cao. Vận chuyển bê tông ra công trường bằng ô tô (xe ben). Rải bê tông kết hợp cơ giới và thủ công, thiết bị rải bê tông tự chế tạo, chủ yếu bao gồm các khung dàn thép
dùng tời kéo. Đầm bê tông bằng đầm dùi, đầm bàn dùng sức người điều khiển. Ván khuôn thép được sử dụng chủ yếu để thi công các loại mặt đường nói trên. Việc tạo khe thường bằng cách đặt các thanh gỗ được tiến hành ngay trong quá trình thi công mặt đường. Mastic chèn khe tự sản xuất ở trong nước từ vật liệu nhựa đường thông thường.
2.1.4.2. Giai đoạn sau năm 1995
Thời điểm sau năm 1995, bắt đầu từ việc thi công sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài và sau này là Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, thi công mặt đường BTXM ở nước ta đã được cơ giới hóa bằng các thiết bị nhập ngoại.
Cùng với việc sử dụng các thiết bị nêu trên, công nghệ thi công mặt đường BTXM về cơ bản đã được cải thiện và chất lượng mặt đường BTXM được kiểm soát. Cho đến thời điểm hiện nay, có thể nói rằng, ở Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ thi công mặt đường BTXM phân tấm đổ tại chỗ.
Tính đến ngày 30 - 6 - 2003, 12 máy rải BTXM các loại đã được nhập vào Việt Nam được sử dụng để thi công một số công trình đường ô tô và sân bay trong thời gian qua, Số lượng và chủng loại như sau: Máy đã qua sử dụng không dùng ván khuôn trượt của Đức (02); Singapor – Slipform của Đức (01); HTH – 5000 Slipform(01); 01 HTH – 6000 Slipform của Trung Quốc (01); 1220 MAXI – PAV Slipform của Trung Quốc (01); Gomaco COMMANDER III Slipform của Mỹ (01); Power CURBURS 8700 Slipform của Mỹ (01) 1 Wirgen SP500 Slipform của Đức (01); Gomaco C-450X tang trống lăn của Mỹ (03)