ở Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai
Một là, sự tham gia của đội ngũ bác sĩ, nhân viên vào quá trình áp dụng QTTG.
Dombrowski và cộng sự (2011) đã khẳng định sự tham gia của ngƣời lao động chính là yếu tố mang tính chất đảm bảo cho sự thành công một cách bền vững và lâu dài khi áp dụng QTTG vào thực tiễn. Do đó, việc nâng cao mức độ tham gia của bác sĩ, nhân viên; mà cụ thể là nâng cao tinh thần tự giác, tính chủ động, tích cực trong các hoạt động 5S, Quản trị trực quan, Kaizen là một trong những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức nếu muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình triển khai áp dụng QTTG.
Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tham gia của bác sĩ, nhân viên bệnh viện vào các hoạt động QTTG là cơ cấu nhân sự.
Cơ cấu tổ chức điều hành hoạt động QTTG nên đƣợc thiết lập theo hƣớng cơ cấu tổ chức “dẻo” (organic model). Tại đó, sự tƣơng tác giữa bác sĩ, nhân viên vào ban lãnh đạo đƣợc nâng cao, bác sĩ và nhân viên sẽ là những ngƣời chủ
động thực hiện các hoạt động QTTG, đề xuất các chính sách phù hợp với thực tiễn áp dụng QTTG nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng. Trong khi đó, ngƣời lãnh đạo sẽ trao quyền nhiều hơn cho đội ngũ nhân viên dựa trên năng lực và khả năng của từng cá nhân đồng thời ngƣời lãnh đạo sẽ đóng vai trò hỗ trợ, giám sát và tạo động lực, khuyến khích nhân viên phát huy hết khả năng của mình (Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đăng Minh, 2014).
Hai là, sự cam kết lâu dài của ban lãnh đạo.
Herron và Hicks (2008) đã khẳng định sự cam kết lâu dài của ban lãnh đạo là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động tới kết quả khi áp dụng mô hình QTTG. Một ngƣời lãnh đạo có cam kết và tin tƣởng vào chiến lƣợc áp dụng QTTG luôn đánh giá cao vai trò của ngƣời lao động, luôn tạo điều kiện để hỗ trợ và ủng hộ ngƣời lao động từ mọi phía, từ đó sẽ thúc đẩy sự tham gia của ngƣời lao động vào quá trình áp dụng QTTG.
Ban lãnh đạo có thể tác động tới sự tham gia của bác sĩ, nhân viên thông qua chính sách đào tạo và cơ chế khen thƣởng của Bệnh viện:
(1) Đối với các chính sách đào tạo, lãnh đạo chính là ngƣời quyết định nội dung của chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp đào tạo và sự ƣu tiên của việc áp dụng QTTG so với các chiến lƣợc khác tại Bệnh viện. Ngƣời lãnh đạo có bản lĩnh, tầm nhìn dài hạn, có cam kết và hoàn toàn tin tƣởng vào lợi ích và ý nghĩa của QTTG sẽ định hƣớng, xây dựng kế hoạch đào tạo lâu dài, phù hợp với thực tiễn Bệnh viện và duy trì kế hoạch đó đều đặn, liên tục.
(2) Đối với cơ chế khuyến khích, động viên, khen thƣởng, ban lãnh đạo là ngƣời quyết định hình thức khen thƣởng cho các cá nhân, thời điểm khen thƣởng…nên mọi quyết định của họ sẽ tác động tới việc ngƣời lao động có động lực để thực hiện công việc tốt hay không. Những chính sách khen thƣởng kịp thời và thƣờng xuyên là động lực thúc đẩy ngƣời lao động tự giác
tham gia vào quá trình áp dụng QTTG tại Bệnh viện (Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đăng Minh, 2014).
Ba là, chính sách đào tạo:
Các chƣơng trình đào tạo cho bác sĩ, nhân viên trong Bệnh viện nên bao gồm 2 phần: đào tạo về nhận thức và đào tạo về kiến thức.
- Đào tạo về nhận thức: Mục đích của đào tạo nhận thức là giúp bác sĩ, nhân viên thấu hiểu đƣợc sự cần thiết của tƣ duy quản trị và lợi ích của việc áp dụng QTTG, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác, tự nguyện và tính chủ động khi triển khai áp dụng QTTG. Một số hoạt động cụ thể thúc đẩy việc đào tạo nhận thức:
+ Tuyên truyền lợi ích về 5S, Kaizen, Quản trị trực quan tới từng nhà quản lý, bác sĩ, nhân viên bằng cách đẩy mạnh các hoạt động truyền thông;
+ Thiết lập lộ trình đào tạo cụ thể và liên tục duy trì, thúc đẩy động lực, “truyền lửa” cho các nhà quản lý, bác sĩ, nhân viên;
+ Gắn liền lợi ích của Bệnh viện với ngƣời đội ngũ nhà quản lý, bác sĩ, nhân viên bằng cách tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển toàn diện, phát huy và chứng minh năng lực của bản thân.
- Đào tạo về kiến thức:
Mục tiêu của đào tạo kiến thức là giúp bác sĩ và nhân viên hiểu về cách thức triển khai áp dụng QTTG và thực hành tại phòng xét nghiệm/phòng làm việc của mình. Chƣơng trình đào tạo cần bám sát thực tiễn, và khi truyền đạt các phƣơng pháp QTTG nên tập trung vào các công cụ đơn giản và dễ triển khai áp dụng, mang đến lợi ích trực tiếp cho bác sĩ, nhân viên. Các hình thức đào tạo kiến thức QTTG nên áp dụng nhƣ:
+ Kết hợp đào tạo tại chỗ (on-the-job-training) với đào tạo ngoài nơi làm việc (off-the-job-training) để tăng tính thực tiễn cho hoạt động đào tạo;
+ Đào tạo bác sĩ/nhân viên đa chức năng (Multifunctional Employees).
Bốn là, chính sách khuyến khích, khen thƣởng:
Các hình thức khen thƣởng rất đa dạng, có thể là động viên về vật chất hoặc tinh thần, tuy nhiên cần có tiêu chí rõ ràng, công khai, minh bạch để tạo ra sự công bằng trong văn hóa Bệnh viện (Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đăng Minh, 2014).