Phƣơng pháp phân tích (hay còn go ̣i là phƣơng pháp nghiên cƣ́u tƣ

Một phần của tài liệu Áp dụng quản trị tinh gọn tại bệnh viện bạch mai (Trang 40)

cƣ́u tƣ liê ̣u thƣ́ cấp)

Tƣ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến Luâ ̣n văn, bao gồm các văn bản của Nhà nƣớc, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, thống kê trong ngành Y tế và các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ thống bệnh viện ở Việt Nam.

Để có cơ sở thực tiễn, tính khả thi trong việc ứng dụng QTTG vào bệnh viện ở Việt Nam nói chung; với phạm vi của Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ định hƣớng ứng dụng, tác giả bƣớc đầu nghiên cứu khảo sát để ứng dụng QTTG vào khâu “khám bệnh” ở một bệnh viện cụ thể là Bệnh viện Bạch Mai.

- Mục tiêu của điều tra khảo sát là:

1) Tìm hiểu thực trạng hoạt động khám bệnh ở Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai qua quan sát thực tế, qua phiếu điều tra các đối tƣợng có liên quan nhƣ: Nhà quản lý, bác sĩ, y tá, nhân viên và ngƣời bệnh.

2) Nhận diện các loại lãng phí ở Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai; phân tích các loại lãng phí này dƣới góc độ QTTG.

3) Khảo sát nhận định của một số chuyên gia, nhà quản lý, bác sĩ và ngƣời bệnh về tính hiệu quả nếu áp dụng QTTG tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai.

- Đối tượng khảo sát:

Đề tài sử dụng cách cho ̣n mẫu đại diện để tìm hiểu về 4 loại đối tƣợng cần khảo sát tại bệnh viện Ba ̣ch Mai : (i) nhà quản lý , (ii) bác sỹ, (iii) ngƣời bê ̣nh và (iv) ngƣời dân đã từng khám tại bệnh viện Bạch Mai.

- Xây dựng bảng hỏi (phiếu điều tra):

Bảng hỏi đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Đối tƣợng đƣợc hỏi đƣợc chia làm 4 loại: 1) Các chuyên gia, nhà quản lý (Ban Giám đốc Bệnh viện, Lãnh đạo các phòng chức năng và lãnh đạo Khoa Khám bệnh): 10 phiếu; 2) Những những ngƣời cung cấp dịch vụ y tế: bác sỹ, diều dƣỡng, kỹ thuật viên: 30 phiếu; 3) Ngƣời bệnh: 30 phiếu; 4) Ngƣời dân đã từng khám ở Bệnh viện Bạch Mai: 30 phiếu. Bảng hỏi có 11 câu, trừ nội dung của câu 1 (các thông tin chung) các câu hỏi khác là giống nhau đối với cả bốn loại đối tƣợng nêu trên. Sau khi đƣợc điều tra thử ở diện hẹp, tác giả chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung và điều tra ở diện rộng.

Bảng hỏi gồm các câu hỏi đóng, trong đó có cả câu hỏi đóng dạng “có- không”, dạng lựa chọn (chỉ chọn 1 giá trị) và dạng tùy chọn (có thể lựa chọn nhiều hơn 1 giá trị). Để đảm bảo tính khách quan và đại diện, các câu hỏi đóng lựa chọn và câu hỏi đóng tuỳ chọn đều có giá trị từ 5 đến 11 giá trị lựa chọn. Các câu hỏi đƣợc sắp xếp theo trình tự lô gíc của vấn đề nghiên cứu. Cụ thể: Câu 1, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7, câu 11 là các câu hỏi đóng lựa chọn (trong đó có câu 7, câu 11 là dạng câu hỏi đóng lựa chọn 3 giá trị - phương pháp thang đo Likirt sẽ được sử dụng cho trường hợp này); các câu hỏi còn lại là các câu hỏi đóng tùy chọn (để tăng tính tập trung, phần lớn các câu hỏi này đƣợc giới hạn 3 lựa chọn) (Phiếu điều tra - phụ lục 1).

Đối tƣợng trả lời câu hỏi khảo sát chủ yếu là lãnh đạo cấp trung và lãnh đạo cấp cao của bệnh viện. Cụ thể, đối tƣợng phỏng vấn là Giám đốc và Phó Giám đốc bệnh viện chiếm 2%, số lƣợng Trƣởng các phòng, ban, các khoa chiếm 8%, còn lại là nhân viên và ngƣời bệnh đã từng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.

- Về xử lý thông tin phục vụ phân tích kết quả:

Kết quả điều tra khảo sát bằng bảng hỏi sẽ đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê xã hội học. Các giá trị sẽ đƣợc thống kê theo chỉ số tuyệt đối (số phiếu đƣợc chọn) và chỉ số tƣơng đối (tỷ lệ phần trăm).

Để đo lƣờng mức độ đánh giá về các loại lãng phí, câu hỏi 8 của bảng hỏi đƣợc thiết kế có 5 lựa chọn (1. không biết, 2. ít, 3. trung bình, 4. nhiều, 5. rất nhiều). Mức độ của từng yếu tố là M(i) (i có giá trị từ 1 đến 13 tƣơng ứng với 13 loại lãng phí). Trọng số cho các mức độ (M(j)) (j có giá trị từ 1 đến 5, tƣơng ứng với 5 lựa chọn) nhƣ sau: M1=0, tƣơng ứng với mức 1.không biết; M2=1, tƣơng ứng với mức 2.ít; M3=2, tƣơng ứng với mức 3.trung bình; M4=3, tƣơng ứng với mức 4.nhiều; M5=4, tƣơng ứng với mức 5.rất nhiều; M(i) là mức đánh giá trung bình của câu i đƣợc tính nhƣ sau:

9 ( ) ( , ) 1 ( ) j j i i i M SM M N    Trong đó: - M(j) là trọng số cho các mức độ (có 5 mức độ)

- SM(j,i) là số phiếu lựa chọn của yếu tố i của ở mức j - N là tổng số ngƣời đƣợc hỏi.

M(i) thể hiện mức độ của yếu tố i ở một thời điểm nhất định.

Câu 2, câu 9 và câu 10 của bảng hỏi đƣợc thiết kế nhằm đƣa ra một số nhận định, ngƣời đƣợc hỏi sẽ lựa chọn tối đa 03 nhận định; điều này giúp xác nhận nhƣ̃ng nhận định đƣợc đƣa ra có thêm căn cƣ́ khảo cứu ; cho phép kiểm tra lại, loại bỏ nhƣ̃ng nhận định tác giả đƣa ra n hƣng có tỷ lệ ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn thấp, đồng thời xác suất lựa chọn cũng giúp cho việc phân loại xếp mƣ́c độ tƣ̀ cao đến thấp . Kết quả sẽ đƣợc thống kê theo hai chỉ số tƣơng đối (số phiếu chọn) và tuyệt đối (tỷ lệ %), các nhận định cho từng yếu tố sẽ đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần, các nhận định có số ngƣời chọn 50% trở lên đƣợc chấp nhận là tồn tại.

Câu hỏi 11 gồm có 10 mệnh đề, thang đo đƣợc xây dƣ̣ng theo phƣơng pháp Likert để đo lƣờng mức độ đồng ý đối với mỗi câu hỏi (thang điểm từ 0 đến 100 cho mỗi khả năng trả lời).

0 50 100

+ --- + --- + không đồng ý không ý kiến đồng ý

Đối với mỗi mệnh đề sẽ tính ra số điểm bình quân của toàn bộ mẫu điều tra. Số điểm gần với 100 nghĩa là có phần lớn những ngƣời đƣợc hỏi đều đồng ý với mệnh đề nêu ra, và số điểm gần với 0 có nghĩa là phần lớn những ngƣời đƣợc hỏi đều trả lời không đồng ý. Còn nếu điểm bình quân nằm trong khoảng trên dƣới 50 thì có nghĩa là hoặc đa số những ngƣời đƣợc hỏi đều có thái độ trung lập, hoặc những ngƣời đƣợc hỏi đã chia thành hai nhóm xấp xỉ bằng nhau, một nhóm đồng ý và một nhóm không đồng ý. Trị số điểm bình

quân này cũng có thể coi nhƣ tƣơng đƣơng với tỷ lệ những ngƣời trả lời đồng ý với mệnh đề đã nêu ra. Để xác định những mệnh đề mà đa số ngƣời trong mẫu điều tra đều đồng thuận, nhất trí (nghĩa là đa số đều đồng ý, hoặc đều không đồng ý), tác giả sẽ tách riêng ra những mệnh đề có số điểm bình quân lớn hơn 70 điểm và nhỏ hơn 30 điểm đƣợc thống kê thành bảng với tính đồng thuận cao. Những mệnh đề có điểm từ 30 đến 70 sẽ đƣợc thống kê trong bảng có ý kiến không đồng thuận. Đối với những mệnh đề có ý kiến chƣa đồng thuận cần phải tìm thêm minh chứng là những nhận định tƣơng đồng từ các nghiên cứu khác để kết luận hoặc sẽ không đƣợc sử dụng cho phân tích.

Các số liệu thống kê sẽ đƣợc sử dụng cho phần phân tích kết quả và những nhận định, số liệu này sẽ đƣợc biểu thị bằng biểu đồ, hình vẽ để tăng tính mô tả và đối sánh thuận lợi cho quá trình phân tích.

Một phần của tài liệu Áp dụng quản trị tinh gọn tại bệnh viện bạch mai (Trang 40)