Quản trị tinh gọn trong bệnh viện

Một phần của tài liệu Áp dụng quản trị tinh gọn tại bệnh viện bạch mai (Trang 35)

Một số nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy, QTTG phát huy hiệu quả tốt khi áp dụng tại tại một số bệnh viện trên thế giới và Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Ashkan Mohajeri Naraghi và Uday Pavan Ravipati (2009) tại bệnh viện Sahlgrenska (Thụy Điển) trong dự án về áp dụng QTTG đã cho thấy: Khi đƣa QTTG vào áp dụng ở bệnh viện này thì sự hài lòng của bệnh nhân đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể: Khi áp dụng QTTG ở bệnh viện Sahlgrenska đã giúp bệnh viện giảm thời gian không có giá trị gia tăng là 13,1% và tăng giá trị lên đến 16% cho mỗi ngƣời bệnh tại khoa cấp cứu.

Nghiên cứu của Christina Huang và Kenneth Shek (2007) trong việc áp dụng QTTG vào bệnh viện Mount Sinai, Toronto cho thấy: Quãng đƣờng di chuyển của một nhân viên y tá giảm đi rất nhiều (giảm 1.158,4 mét/ngày cho việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm và giảm quãng đƣờng khi tiêm thuốc cho bệnh nhân mỗi buổi sáng xuống hơn 1.000 mét). Hơn nữa, QTTG còn giúp bệnh viện sử dụng tốt hơn các nguồn lực và tiết kiệm chi phí phục vụ cho khám bệnh xuống ít nhất $ 2.000/tuần nhờ vào việc giảm thời gian chờ đợi của ngƣời bệnh, giảm thời gian di chuyển, hệ thống thông tin liên lạc giữa các bộ phận chính xác và nhanh chóng hơn.

Tƣơng tự, nghiên cứu của Jame Casey (2007) và Benjamin Kemper (2011) cũng khẳng định chắc chắn rằng áp dụng QTTG sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh mang tính chiến lƣợc cho các bệnh viện trong giai đoạn hiện nay khi yêu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn và áp lực cải thiện chi phí và chất lƣợng đang đè nặng lên vai các bệnh viện.

Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Minh, Đỗ Tiến Long và James Sallis (2014) chỉ ra rằng nên áp dụng QTTG trong bệnh viện từ bài học của Thụy Điển “QTTG trong bệnh viện là triết lý quản trị, nó góp phần cải thiện văn hoá của những bệnh viện ngày càng đông bệnh nhân và muốn nâng cao sự hài lòng của các đối tƣợng liên quan thông qua việc liên tục cải tiến, theo đó tất cả nhân viên gồm quản lý, bác sĩ, y tá, nhân viên phòng thí nghiệm, kỹ thuật

viên, nhân viên hành chính v.v.. tham gia tích cực vào việc phát hiện và giảm bớt các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng”.

Hình 1.3 giới thiệu một mô hình áp dụng QTTG vào hệ thống quản trị bệnh viện và đây cũng là mô hình mà các bệnh viện Việt Nam nên tham khảo để áp dụng.

Hình 1.3. Mô hình áp dụng quản trị tinh gọn vào hệ thống quản trị bệnh viện

Nguồn: (Dahlgaard, Pettersen, Dahlgaard-Park, 2011)

Ở Việt Nam, hiện đã có một bệnh viện tiến hành áp dụng QTTG để cải tiến chất lƣợng phục vụ bệnh nhân và giảm lãng phí là Bệnh viện Việt - Pháp. Do mới đƣa vào áp dụng nên chƣa có đánh giá chính thức nào về hiệu quả của nó, song qua khảo sát sơ bộ của tác giả cho thấy niềm tin của lãnh đạo và các nhà quản lý ở bệnh viện cho rằng sẽ mang lại hiệu quả và giá trị gia tăng cho bệnh viện.

Hộp 1.3. Bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Lean & 6 Sigma để cải tiến chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh và giảm thiểu lãng phí

Dự án LSS (Lean & 6 Sigma) đƣợc triển khai tại bệnh viện trong 12 tháng (từ 7/2011-7/2012), bắt đầu bằng việc đào tạo nhóm các cán bộ chủ chốt của bệnh viện và phƣơng pháp triển khai và các kỹ năng cần thiết, phân tích chiến lƣợc kinh doanh, thị trƣờng và khách hàng trọng điểm để xác định các dự án ƣu tiên tập trung triển khai trong năm 2011-2012. Bệnh viện đã lựa chọn áp dụng thí điểm mô hình LSS đối với 3 dự án ƣu

Đảm bảo Kết quả Lãnh đạo Khách hàng Chiến lược và Kế hoạch Đổi mới Quá trình (Áp dụng QTTG để cắt giảm lãng phí) Con người Đầu vào Sản phẩm/ Dịch vụ

tiên áp dụng để làm cơ sở rút kinh nghiệm và triển khai trên diện rộng ở giai đoạn tiếp theo. Cụ thể là:

- Dự án cải tiến quá trình thực hiện xét nghiệm. Mục tiêu dự án là đảm bảo 100% trả kết quả xét nghiệm đối với bệnh nhân khám sức khỏe trong vòng 360 phút; đối với bệnh nhân khám ngoại trú thông thƣờng trong vòng 240 phút;

- Dự án giảm thiểu thời gian nhập viện của bệnh nhân cấp cứu. Mục tiêu dự án là đảm bảo 100% bệnh nhân cấp cứu chờ nhập viện trong khoảng thời gian không quá 160 phút. Mức chất lƣợng của quá trình tăng 2 sigma so với trƣớc;

- Dự án cải tiến quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát cá nhân. Mục tiêu của dự án là giảm thời gian trả kết quả khám sức khỏe từ 50 giờ xuống 16h.

Sau 8 tháng thực hiện 3 dự án cải tiến theo phƣơng pháp LSS, kết quả đạt đƣợc khá tích cực:

Đối với dự án cải tiến quá trình thực hiện xét nghiệm, đạt đƣợc mục tiêu đạt đƣợc 95,9% trả kết quả xét nghiệm đối với bệnh nhân khám sức khỏe trong vòng 360 phút; 95,3% đối với bệnh nhân khám ngoại trú thông thƣờng trong vòng 240 phút. Giảm số lƣợng các bƣớc trong quá trình xét nghiệm từ 58 xuống 48 bƣớc giúp rút ngắn thời gian xét nghiệm, giảm lãng phí và sai sót. Đƣa năng lực quá trình từ 1,02 Sigma lên 2,25 Sigma (tƣơng đƣơng với việc giảm cơ hội gây ra sai lỗi/ triệu (DPMO) trong quá trình xét nghiệm từ 655.422 xuống 211.855). Đem lại sự hài lòng cho cả bệnh nhân (khách hàng bên ngoài) và đội ngũ y bác sỹ (khách hàng nội bộ). Cũng từ kết quả của dự án, bệnh nhân có thể tự tra kết quả xét nghiệm qua mạng mà không cần tới bệnh viện đồng thời đƣợc sự hỗ trợ và tƣ vấn của bác sỹ online hoặc qua điện thoại, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bệnh nhân là ngƣời nƣớc ngoài hoặc ở các tỉnh xa không có điều kiện đi lại.

Đối với giảm thiểu thời gian nhập viện của bệnh nhân cấp cứu, đạt đƣợc mục tiêu đạt đƣợc 93% bệnh nhân hoàn thành thủ tục và đƣợc nhập viện trong vòng 160 phút; giảm 9 bƣớc thực hiện từ 98 xuống 89 bƣớc; nâng năng lực quá trình từ mức 0,35 lên 2,5 (tƣơng đƣơng với việc giảm cơ hội gây ra sai lỗi/triệu (DPMO) trong quá trình từ 884.930 xuống 158.655).

Đối với dự án cải tiến quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát cá nhân, đạt đƣợc mục tiêu đạt đƣợc 90% khách hàng nhận đƣợc kết quả khám bệnh dƣới 16 giờ, trong đó 50% khách hàng nhận đƣợc kết quả khám bệnh dƣới 8 giờ. Giảm 26 bƣớc thực hiện từ 89 xuống 63 bƣớc; nâng năng lực quá trình từ mức 0,5 lên 1,7 (tƣơng đƣơng với việc giảm cơ hội gây ra sai lỗi/triệu (DPMO) trong quá trình từ 841.345 xuống 420.740).

Kết luận Chƣơng 1

Chƣơng 1 đã cung cấp một bức tranh tổng quan về QTTG nói chung và quản trị tinh gọn tại bệnh viện nói riêng. Phân tích cơ sở lý luận cho thấy, QTTG đã ứng dụng thành công ở một số lĩnh vực trên thế giới, đƣợc phát triển thành một lý thuyết hoàn chỉnh.

QTTG đã làm thay đổi tƣ duy quản trị truyền thống theo hƣớng hiệu quả mà cụ thể qua các phƣơng pháp của nó để giảm các chi phí lãng phí. Khi áp dụng QTTG, chúng ta có thể phát hiện, nhận dạng lãng phí (gồm lãng phí hữu hình và lãng phí vô hình), từ đó sử dụng các công cụ và phƣơng pháp khoa học để giảm thiểu tối đa các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm trong quá trình hoạt động của tổ chức.

Kết quả phân tích ở Chƣơng 1 sẽ là cơ sở lý luận cho phép xây dựng mô hình và các giải pháp áp dụng QTTG ở các chƣơng tiếp theo của Luận văn.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 1 của Luận văn đã trình bày tổng quan về QTTG bao gồm các khái niệm, đặc điểm của QTTG và các công cụ cơ bản nhƣ 5S, Kaizen, Quản trị trực quan và mô hình ứng dụng QTTG làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đƣa QTTG áp dụng vào một bệnh viện ở Việt Nam. Chƣơng 2 sẽ mô tả phƣơng pháp nghiên cứu thực tế của tác giả, cách thức xây dựng bảng hỏi để tiến hành điều tra, khảo sát tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai. Trên cơ sở này, Luận văn sẽ giúp tìm ra vấn đề và chỉ ra thực trạng tình hình hoạt động tại Bệnh viện Bạch Mai thông qua các công cụ của QTTG.

Một phần của tài liệu Áp dụng quản trị tinh gọn tại bệnh viện bạch mai (Trang 35)