Thực trạng về sử dụng phân bón trong sản xuất rau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 73)

Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, nhất là với cây rau, để nhanh thu được rau thì người sản xuất sử dụng phân bón cũng như các loại hoá chất bảo vệ thực vật cao hơn rất nhiều so với cây trồng khác. Đặc biệt việc sử dụng phân hoá học còn rất cao, điều tra 180 hộ tại 6 xóm thuộc xã Định Trung, xã Thanh Trù và phường Tích Sơn kết quả thu được được thể hiện ở bảng 3.13

Bảng 3.13. Tình hình sử dụng phân bón trên rau của nông hộ tại 3 điểm điều tra của Thành phố Vĩnh Yên năm 2013 STT Chỉ tiêu điều tra Số hộ sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Phân hoá học 118 65,5 2 Phân Vi sinh 52 28,8

3 Phân chuồng tươi 10 5,7

Nguồn : Số liệu điều tra nông hộ, 2013

Dựa vào kết quả điều tra tại bảng 3.13 cho thấy:

* Về sử dụng phân hóa học: có 118/180 hộ sử dụng, chiếm 65,5% . Theo thông tin phỏng vấn bà con nông dân cho biết lí do sử dụng phân hóa học là do giá thành thấp hơn so với các loại phân khác, tốc độ tăng trưởng nhanh và liều lượng sử dụng phân hóa học tại các điểm điều tra không có liều lượng nhất định cho từng giai đoạn phát triển, theo người sản xuất thúc càng nhiều rau càng nhanh được bán. Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù trong những năm gần đây diện tích RAT đã tăng nhưng còn một số địa phương trong địa bàn thành phố vẫn chưa hiểu biết rõ ràng cách sử dụng phân bón hợp lý, lạm dụng phân bón hóa học, vẫn quan tâm đến lợi nhuận mà chưa chú trọng đến chất lượng rau cũng như sức khỏe của chính người sản xuất và người tiêu dùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

* Về sử dụng phân vi sinh: Có 52/180 hộ sử dụng phân vi sinh chiếm 28,8%. Số hộ nông dân sử dụng phân vi sinh tập trung chủ yếu tại các vùng chuyên canh rau, có sản lượng RAT hàng năm chiếm một phần khá lớn trong tổng sản lượng RAT toàn thành phố.Tại đây, các hộ nông dân cho biết sử loại phân này mặc dù giá cao hơn phân hóa học nhưng an toàn cho người sản xuất và người sử dụng. Qua phỏng vấn các hộ nông dân cũng cho biết sản xuất RAT có năng suất cao hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn so với sản xuất rau thường, đó cũng chính là lí do diện tích trồng RAT ngày càng được mở rộng tại các địa phương trên. Tuy vậy có một số hộ kếp hợp cả việc dùng phân hóa học và phân vi sinh.

* Về sử dụng phân chuồng tươi: Phân chuồng tươi có 10/180 hộ sử dụng. Theo thông tin phỏng vấn và điều tra được biết tại các hộ nông dân kết hợp trồng rau và chăn nuôi, tuy nhiên để tận dụng phân chuồng và giảm mức độ ô nhiễm, tại các gia đình chăn nuôi với số lượng lớn sẽ xây dựng hệ thống Biogas, với hệ thống này sẽ có nguồn gas khá lớn để phục vụ nhu cầu gia đình và giảm được ô nhiễm do mùi của phân tươi tạo ra. Mặt khác, việc sử dụng phân tươi làm ảnh hưởng đến năng suất rau do nếu xử lý không đúng rau sẽ bị nhiễm bệnh và tốn công nên người sản xuất ít sử dụng loại phân này.

Nhìn chung tình hình sử dụng phân bón tại một số vùng trồng rau thuộc thành phố Vĩnh Yên có 3 loại phân được dùng trong sản xuất, tuy nhiên phân hóa học vẫn được sử dụng nhiều nhất chủ yếu tập trung tại một số địa phương có diện tích sản xuất RAT thấp. Phân vi sinh được sử dụng khá nhiều, tập trung ở khu vực chuyên canh rau, như vậy có thể thấy nông dân trồng rau vùng Vĩnh Yên đã tiếp cận và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về phân bón trong sản xuất rau, các loại phân vi sinh đã thay thế một phần phân hoá học và phân tươi. Đây là những tiến bộ đáng kể của nông dân Vĩnh Yên so với các nơi khác. Phân chuồng tươi thì chỉ có số ít hộ sử dụng, những hộ này sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Để đánh giá thực trạng sử dụng phân bón cụ thể hơn, chúng tôi lựa chọn và theo dõi quy trình sản xuất đang được sử dụng tại các nông hộ của 3 loại rau có diện tích sản xuất lớn nhất trong vụ Xuân- Hè 2013 tại Xã Định Trung, đó là:

- Cây cải xanh (Brassica oleracea juncea L.) - Cây đậu côve (Phaseolus vulgaris L.) - Cây bí xanh (Benincasa hispida Cogn)

Chúng tôi tiến hành theo dõi 30 hộ sản xuất rau tại xã Định Trung chia thành 2 nhóm: 15 hộ sản xuất theo quy trình RAT, 15 hộ sản xuất rau thông thường.

Sau khi theo dõi mô hình sản xuất của các hộ nông dân, chúng tôi đã thu thập được những thông tin về mức độ đầu tư, sử dụng phân bón trong sản xuất rau trên địa bàn, cụ thể như sau:

+ Thực trạng sử dụng phân hữu cơ cho sản xuất rau.

Để đất trồng có thể giữ được độ phì nhiêu qua các mùa vụ sản xuất đồng thời có thể giảm bớt chi phí trong sản xuất và lượng phân hóa học thì việc chọn, sử dụng phân hữu cơ là tất yếu.

Qua quá trình theo dõi tại 30 hộ sản xuất, chúng tôi nhận thấy phân hữu cơ được các hộ sử dụng chủ yếu là phân lợn đã được ủ hoai mục hoặc bán hoai mục trộn với tro bếp hoặc phân lân để bón lót trước khi trồng, ngoài ra còn sử dụng phân hữu cơ khác như phân gà.

Thói quen sử dụng nước phân tươi, nước giải tưới cho rau cũng đã được thay đổi đáng kể. Trong 30 hộ chúng tôi điều tra, phỏng vấn không có hộ nào sử dụng biện pháp chăm sóc này. Lý do thay đổi thói quen sử dụng của các hộ theo chúng tôi nhận định có thể do:

- Ý thức sử dụng phân hữu cơ, đặc biệt là các hộ sản xuất rau an toàn đã được nâng lên rất nhiều trong thời gian qua nhờ kiến thức được tập huấn từ chương trình, dự án phát triển rau an toàn. Cũng chính nhờ từ những nông hộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 này mà nhận thức về sử dụng phân hữu cơ đã ảnh hưởng đến các hộ xung quanh thông qua quá trình canh tác họ thực hiện trên đồng ruộng.

- Người sản xuất rau là người tiêu thụ sản phẩm rau do họ sản xuất ra, chính vì vậy họ đã ý thức được một phần về chất lượng sản phẩm nên thay bằng việc dùng phân tươi bón thẳng họ đã xử lý phân chuồng trước khi tưới.

- Hơn nữa, khoảng cách từ nhà đến ruộng khá xa đồng thời nếu sử dụng phân tươi thì vận chuyển khá vất vả.

Vì thế, các hộ sản xuất có xu hướng sử dụng phân hoá học (chủ yếu là phân đạm) để bón thúc cho rau thay cho việc gánh nước phân từ nhà ra ngoài ruộng vốn mất nhiều thời gian và công lao động. Số liệu điều tra về mức độ sử dụng phân chuồng trong sản xuất rau của các nông hộ được trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Mức độ sử dụng phân chuồng trong sản xuất rau tại xã Định Trung năm 2013

TT Loại rau

Lượng bón (tấn/ha) Quy trình sản

xuất RAT RAT Thông thường

1 Đậu cô ve 20-25 13,5 ±1,44 12,3±1,2

2 Cải xanh 20 10,9 ±1,35 9,7 ±1,1

3 Bí xanh 20 12,6 ±1,37 10,6 ±1,4

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua số liệu điều tra cho thấy, lượng phân chuồng sử dụng cho các loại cây trồng nói chung và cây rau nói riêng hiện nay thường thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo của các quy trình sản xuất rau an toàn. Cụ thể, qua số liệu theo dõi được, lượng phân chuồng sử dụng trong sản xuất 3 loại rau ở nhóm hộ sản xuất rau thông thường ở mức từ 9,7- 12,3 tấn, chỉ tương đương khoảng 48,5 – 61,5% lượng bón mà các quy trình khuyến cáo. Những hộ thuộc nhóm sản xuất rau an toàn sử dụng ở mức cao hơn là 10,9- 13,5 tấn, tuy vậy cũng chỉ đạt 54,5 – 67,5%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 so với quy trình sản xuất rau an toàn khuyến cáo.

Theo thông tin điều tra khảo sát cho biết nguyên nhân của thực trạng này là do: Trong các hộ điều tra, chỉ có 8/30 hộ chiếm 26,6% số hộ theo dõi là chủ động được nguồn phân hữu cơ nhờ các hoạt động chăn nuôi gia đình. Các hộ khác do sử dụng hệ thống Biogas hoặc chăn nuôi ít hơn, thậm chí không nuôi bất kỳ một loại gia súc nào nên không chủ động được nguồn phân hoặc nguồn phân chỉ đáp ứng được một phần trong sản xuất. Những hộ đó phải sử dụng lượng phân mua từ những trại chăn nuôi trong khu vực. Mặt khác, hầu hết các nông hộ thường không xác định được lượng phân chính xác trước khi sử dụng. Thông thường lượng phân bón cho cùng một diện tích rau giữa các hộ thường không giống nhau, và hầu như không theo một quy chuẩn cụ thể nào. Nếu thực trạng vẫn tồn tại trong khoảng thời gian dài thì rất có thể sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất RAT tại địa phương.

+ Thực trạng sử dụng phân đạm

Đạm là một trong những nguyên tố vô cùng cần thiết đối với quá trình sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của cây trồng. Tuy nhiên, việc lạm dụng đạm quá mức sẽ làm tích luỹ hàm lượng nitrate trong sản phẩm rau cao, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Hàm lượng tích luỹ này cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào lượng đạm mà người nông dân cung cấp cho cây trồng của họ.

Như vậy, lượng đạm bón cho cây tác động trực tiếp đến sản lượng, năng suất và chất lượng của sản phẩm cây trồng. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng: Tại các hộ sản xuất rau, đạm được sử dụng trong thời gian rau đang phát triển và dùng trong thời kỳ bón thúc với liều lượng không nhất định. Vì vậy cách thức sử dụng phân đạm trong thâm canh là vấn đề cần được quan tâm. Tuy vậy, cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong sản xuất, ở các nông hộ, các HTX và kể cả những vùng thâm canh cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

* Cách thức sử dụng phân đạm tại các hộ sản xuất:

Qua điều tra. khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng đa số các hộ sản xuất rau thường sử dụng phân đạm để bón cho rau chủ yếu theo hai phương thức sau:

- Hoà một lượng đạm vào nước rồi tưới cho rau. Cách bón này thường được người dân áp dụng cho cây con, cây trong vườn ươm hoặc các cây mới trồng. Biện pháp này thường tốn nhiều thời gian và công lao động, hơn nữa lượng đạm hoà vào nước tưới cho cây thường theo định lượng tương đối, do đó lượng đạm cung cấp cho cây không đều nhau và khó kiểm soát.

- Kết hợp với những lần tưới nước cho rau (phần lớn là tưới rãnh), tiến hành rắc đạm trực tiếp lên mặt luống rau rồi dùng gáo té nước từ rãnh lên bề mặt luống cho đạm tan hết đồng thời đảm bảo độ ẩm cho rau phát triển. Đây là biện pháp sử dụng trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cho tới khi thu hoạch. Thời gian tiến hành bón đạm và lượng đạm bón cũng khác nhau tuỳ thuộc vào cảm nhận của người sản xuất về mức độ sinh trưởng của cây trên đồng ruộng, đối với từng loại rau. Thông thường, lần bón đạm cho cây đầu tiên là sau khi trồng 5-7 ngày, khoảng cách giữa các lần bón từ 2-5 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây trên đồng ruộng.

Việc sử dụng đạm được các hộ coi như một biện pháp kỹ thuật cần thiết để kéo dài thời gian sinh trưởng và thu hoạch của rau trên đồng ruộng. Hơn nữa, việc xác định lượng đạm sử dụng trong mỗi lần bón của các hộ sản xuất cũng chỉ mang tính tương đối, lượng đạm được xác định chủ yếu bằng kinh nghiệm, hoặc ước lượng thông qua các dụng cụ đong đếm thô sơ như ca, bát... nên không thể xác định được mức độ chênh lệch trong mỗi lần bón, dẫn đến không xác định chính xác được lượng đạm sử dụng trong một vụ rau hay trên một loại cây rau.

Điều này cho thấy lượng phân đạm sử dụng cũng như thời gian từ khi bón lần đạm cuối cùng đến khi thu hoạch sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm vẫn chưa trở thành mối quan tâm của người sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 * Mức độ sử dụng phân đạm trong sản xuất rau của nông hộ.

Qua điều tra đánh giá thực trạng mức độ sử dụng phân đạm trong sản xuất rau của các nông hộ. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.15

Bảng 3.15. Mức độ sử dụng phân đạm trong sản xuất rau Xã Định Trung năm 2013

Loại rau Lượng bón quy đổi (KgN/ha)

Quy trình sản xuất RAT RAT Thông thường

Đậu côve 80 215 ±14,2 327,9 ±7,5

Cải xanh 70 150 ±6,4 206 ±8,4

Bí xanh 100 193 ± 11,5 204 ± 6,45

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2013

Qua kết quả điều tra trên cho thấy : giữa 2 nhóm nông hộ được điều tra, lượng đạm bón cho rau rất khác nhau giữa các loại rau và giữa các nhóm hộ điều tra.

Trên rau cải xanh, giữa nhóm hộ sản xuất theo an toàn và nhóm sản xuất thông thường lượng chênh lệch khoảng 56kgN/ha, nhưng trên đậu cô ve, sự chênh lệch này là tương đối lớn (112,9kgN/ha), trên cây bí xanh có chênh lệch nhưng không nhiều, giữa nhóm hộ sản xuất rau an toàn và nhóm sản xuất thường chỉ chênh nhau 11kgN/ha. So với quy trình khuyến cáo thì lượng đạm mà nông hộ sử dụng bón cho rau trong thực tế cao gấp khoảng 2-4 lần, kể cả rau được coi là an toàn trên thị trường hiện nay, cho thấy khả năng gây ra tích luỹ nitrate không mong muốn cho sản phẩm rau rất cao.

Thực trạng bón đạm ở các nông hộ do các nguyên nhânsau:

Thứ nhất: Theo tập quán canh tác. Từ khi bắt đầu sản xuất rau, mỗi vụ người dân bón đạm rất nhiều lần, số lần bón đạm và lượng đạm bón/vụ rau của từng nông hộ cũng không giống nhau và không theo một quy định nào.

Với những chủng loại rau có thời gian sinh trưởng nhắn như cải xanh, thường được trồng với diện tích nhỏ thì số lần bón đạm/lứa rau rất ít, nên mức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 độ biến động về lượng đạm do số lần bón đạm sẽ ít hơn và tổng lượng đạm bón trên một lứa sẽ ít hơn. Ngược lại, với những đối tượng cây trồng dài ngày, có thời gian thu hoạch dài hơn (như đậu côve, bí xanh...) thường được người dân trồng với diện tích lớn hơn và số lần bón đạm cũng tăng theo thời gian sinh trưởng của cây. .

Thứ hai: Do phát triển về giống rau. Hiện nay những giống cũ, giống địa phương đang được dần thay bằng những giống mới lai tạo trong nước cũng như nhập nội, đây là những giống chịu thâm canh và cho năng suất cao, tuy nhiên giống rau này đòi hỏi mức độ đầu tư phân bón cao hơn, trong đó phân đạm được khuyến cáo nhiều nhất bởi nó quyết định sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. Việc áp dụng những giống mới này vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân.

Thứ 3: Dựa vào thị hiếu người tiêu dùng. Khi bón nhiều đạm sẽ làm cho rau xanh hơn, tươi hơn, mẫu mã hấp dẫn người tiêu dùng và sản lượng bán ra sẽ cao măng lại thu nhập lớn. Chính vì vậy, muốn có sản phẩm non, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 73)