Thực trạng về sử dụng các giống rau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 92)

Rau trồng có đạt được năng suất cao hay không, phần lớn do giống quyết định. Hiện nay, có rất nhiều giống rau mới xuất hiện trên thị trường do các công ty trong và ngoài nước sản xuất.

Để nắm rõ hơn về tình hình sử dụng giống rau chúng tôi đã tiến hành điều tra tại 3 điểm nghiên cứu và kết quả thể hiện tại bảng 3.22.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

Bảng 3.22. Thực trạng sử dụng giống rau.

STT Chỉ tiêu đánh giá Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Mua ở công ty, cửa hàng vật tư 180 100

Nguồn : Số liệu điều tra nông hộ, 2013

Như vậy, 100% số nông hộ đều sử dụng giống ở các cửa hàng, công ty, không có hộ nào tự để giống. Điều đó chứng tỏ rằng: về công tác chọn giống phục vụ sản xuất tương đối tốt, các hộ đã biết lựa chọn nguồn giống, tiếp cận được với các giống mới chất lượng cao để tăng năng suất rau, từ đó giúp cải thiện đời sống các nông hộ.

3.2.8. Thực trạng về đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau trên địa bàn

Vĩnh Yên.

3.2.8.1. Nhà lưới

Để phục vụ cho sản xuất RAT, đặc biệt sản xuất rau ăn lá và rau trái vụ, nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà màn. Tuy nhiên diện tích nhà lưới của thành phố Vĩnh Yên vẫn rất khiêm tốn. Kết quả điều tra cho thấy việc đầu tư và tình hình nhà lưới ở các vùng sản xuất rau trên địa bàn thành phố như sau:

Bảng 3.23. Diện tích nhà lưới các xã, phường thành phố Vĩnh Yên STT Quận, huyện Diện tích nhà lưới (m2) Chất lượng Kiên cố, bán kiên cố Đơn giản Tổng Tốt Đã xuống cấp 1 P. Tích Sơn 320 1263 1583 937 646 2 P. Đống Đa 640 2194 2834 1750 1084 3 P. Hội Hợp - - - - - 4 P. Liên Bảo - - - - - 5 P. Đồng Tâm 1104 4060 5164 2753 2411 6 X. Thanh Trù 224 2734 2958 1870 1088 7 X. ĐịnhTrung 1867 5370 7237 5040 2197 Tổng cộng 4155 15621 19776 11940 7426 Nguồn: Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 Theo kết quả điều tra cho thấy: Trên địa bàn Vĩnh Yên chỉ có 1 9776 m2 nhà lưới sử dụng cho sản xuất RAT. Diện tích nhà lưới tập trung chủ yếu ở các vùng chuyên canh rau với 02 dạng nhà lưới cơ bản :

* Nhà lưới kiên cố và bán kiên cố:

- Chủ yếu xây dựng bằng cọc thép hoặc bê tông, có hệ thống khung và giá đỡ khá chắc chắn với mái che và vách bằng lưới nilon 3x3 mm hoặc 1x1mm. Tổng diện tích dạng nhà lưới này đến năm 2013 là 4155 m2.

* Nhà lưới đơn giản

- Loại nhà lưới này xây dụng đơn giản hơn chủ yếu được xây dựng với quy mô hẹp, rải rác ở các vùng. Tổng nhà lưới đơn giản hiện nay là 15621 m2

Xã Định Trung là xã có diện tích trồng rau lớn trong thành phố nên có đến 7237 m2 nhà lưới trong đó dạng kiên cố, bán kiên cố có 1867 m2. Đứng sau xã Định Trung là phường Đồng Tâm có 5164 m2 tổng diện tích nhà lưới. Các xã phường Tích Sơn, Đống Đa, Thanh Trù có tổng diện tích nhà lưới lần lượt là: 1583 m2, 2834 m2, 2958 m2. Phường Liên Bảo và phường Hội Hợp không có diện tích nhà lưới.

Kinh phí để xây dựng nhà lưới là do thành phố, xã, phường hoặc tự nông dân đầu tư.

Bên cạnh nhà lưới, những vùng chưa có vốn hoặc chưa được đầu tư nhà lưới đã tự sử dụng những vòm che bằng lưới hoặc nilon để che trực tiếp trên mặt luống, chi phí cho loại này là rất thấp.

Tuy nhiên, dù đã được đẩy mạnh đầu tư nhưng cho đến nay, toàn bộ diện tích nhà lưới mới chỉ tập trung ở các xã, phường vùng chuyên rau và tổng diện tích còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất. Do vậy một số rau ăn lá (cải các loại...) khi gặp mưa bão bị hỏng khá nhiều, gây thất thu cho người sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

3.2.8.2. Hệ thống nước tưới cho rau

Tại thành phố Vĩnh Yên có diện tích trồng rau khá lớn. Tại mỗi vùng trồng rau đều có hệ thống tưới nước riêng. Để nắm rõ hơn vấn đề này chính tôi đã tiến hành điều tra và kết quả thu được được trình bày tại bảng 3.24

Bảng 3.24. Hệ thống tưới tiêu cho rau ở các xã, phường thành phố Vĩnh Yên

STT Xã, phường

Giếng khoan Kênh mương bê tông Số lượng (cái) Khả năng tưới (ha) Chiều dài (km) Khả năng tưới (ha) Chất lượng Tốt (km) Đang xuống cấp (km) 1 P. Tích Sơn 21 10,5 6,6 45 6,2 0,4 2 P. Đống Đa 45 18,5 4,1 25 3,5 0,6 3 P. Hội Hợp 11 5,5 6,1 42 5,9 0,2 4 P. Liên Bảo 4 2 3,7 21 3,2 0,5 5 P. Đồng Tâm 34 13 5,6 37 5 0,6 6 X. Thanh Trù 16 8 6,7 46 6,3 0,4 7 X. Định Trung 56 25 7,8 52 7,3 0,5 Tổng 187 82,5 40,6 268 37,4 3,2 Nguồn : Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, 2013

Qua điều tra cho thấy rằng: Hệ thống tưới cho rau tập trung vào 2 hướng chính: đầu tư giếng khoan và hệ thống kênh mương.

Hệ thống giếng khoan được đầu tư xây dựng tại các vùng trồng rau trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên khá nhiều. Trong đó có xã Định Trung có nhiều giếng khoan nhất (56 cái), sau đó đến Phường Đống Đa (45 cái), Phường Đồng Tâm (34 cái),... Phường có giếng khoan ít nhất đó là phường Liên Bảo (4 cái). Do nguồn nước ở mỗi địa phương khác nhau nên mực nước phun tưới trên 1 ha cũng khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 nhiều vùng sản xuất quan tâm, đặc biệt những vùng xa sông lớn.

Theo số liệu và thông tin do sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp tại thành phố Vĩnh Yên hiện nay chỉ có 4 cơ sở có hệ thống giếng khoan công suất lớn để tưới rau (phường Tích Sơn, phường Đồng Tâm, xã Thanh Trù, xã Định Trung), còn laị nông dân vẫn chủ yếu sử dụng thùng múc nước và tưới bằng ô doa.

Hệ thống kênh mương bê tông: tính đến cuối 2013 có tổng 37,4km, có khả năng cung cấp cho 268 ha đất sản xuất. Tuy nhiên nước từ các mương không cung cấp được thường xuyên do đó vẫn phải sử dụng nguồn nước tưới tự nhiên ao, hồ làm nguồn nước tưới chính cho rau. Chất lượng kênh mương đang dần bị xuống cấp, tổng diện tích kênh mương đang dần xuống cấp là 3,2 km. Trong đó tại phường Đồng Tâm có diện tích là 5,6 km, có 0,6 km đang xuống cấp, phường Liên Bảo có diện tích là 3,7 km,có 0,5 km,...xã có diện tích xuống cấp ít nhất là xã Định Trung. Những diện tích kênh mương đang xuống cấp cần được xây dựng lại để đảm bảo nguồn nước tưới cho rau.

3.2.9. Tình hình phân phối, tiêu thụ sản phẩm rau.

3.2.9.1. Tình hình tiêu thụ và hiệu quả sản xuất rau của nông dân

Tiêu thụ là quá trình đóng vai trò quyết định thu nhập cho người sản xuất. Đối với sản xuất rau cũng vậy, do rau xanh là thực phẩm được sử dụng hàng ngày nên khi càng chủ động lượng rau xanh cung cấp cho thị trường thì hiệu quả kinh tế mang lại cho người sản xuất càng được nâng cao. Có thể nói rằng có bao nhiêu cách mua rau của người tiêu dùng thì có bấy nhiêu cách phân phối sản phẩm rau.

Để đánh giá tình hình tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau của người dân ở Vĩnh Yên chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với 180 nông dân sản xuất rau, kết quả được trình bày ở bảng 3.25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

Bảng 3.25. Nguồn tiêu thụ và hiệu quả sản xuất rau của nông dân. STT Chỉ tiêu điều tra Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

I Nguồn tiêu thụ rau chính

1 Cung cấp cho các cửa hàng rau 46 25,5

2 Đưa rau cho các bếp ăn tập thể 15 8,4

3 Bán tự do ngoài thị trường (chợ) 119 66,1

II Hiệu quả sản xuất rau (lãi)

1 Dưới 20 triệu đồng/ha/vụ (<70 triệu/ha/năm) 118 65,5

2 Từ 20-33 triệu đồng/ha/vụ (70-115

triệu/ha/năm) 57 31,6

3 Trên 33 triệu đồng/ha/vụ (>115

triệu/ha/năm) 5 2,9

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2013

Qua số liệu điều tra trên cho thấy:

- Về nguồn tiêu thụ rau chính:

Hình thức tiêu thụ chính của các hộ chủ yếu vẫn là bán tự do tại các chợ (chiếm 66,1 %), các hộ sản xuất vẫn phải đưa rau đi bán tự do tại các chợ trong và ngoài thành phố bao gồm cả bán buôn và bán lẻ. 25,5% các hộ có hình thức tiêu thụ chính là cung cấp cho các cửa hàng bán rau tuy nhiên trong số các cửa hàng chỉ có một cửa hàng RAT. Chỉ có một số ít hộ (chiếm 8,4%) có hình thức tiêu thụ chính là đưa rau cho các bếp ăn tập thể theo hợp đồng. Những hộ có hợp đồng mua ổn định cho mức thu nhập cao.

Như vậy có thể thấy, phần lớn các sản phẩm rau sản xuất ra do người dân tự đi tiêu thụ tại các chợ hoặc bán buôn cho các đầu mối chủ buôn tại chợ đầu mối.

Sản xuất rau an toàn thường phải đầu tư cao hơn rau thông thường, vì vậy giá cả thường cao hơn rau sản xuất thông thường, người mua khó chấp nhận nên tiêu thụ khó. Mặt khác khi người nông dân bán các sản phẩm qua thương lái thường bị ép giá đặc biệt vào cuối vụ khi thu hoạch rộ, nông dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 không có kho bảo quản kéo dài nên dù rẻ, lỗ thì nông hộ sản xuất vẫn phải chấp nhận giá bán. Chính vì vậy, nhà nước nên có các cơ sở chế biến, thu mua các sản phẩm rau của nông dân làm nguyên liệu.

- Về hiệu quả sản xuất rau của nông hộ:

Tỷ lệ các hộ có mức thu nhập dưới 20 triệu đồng/ha/vụ chiếm 65,5%, có 2,9% số hộ có mức thu nhập trên 33 triệu đồng/ha/vụ, còn lại 31,6% các hộ có thu nhập từ 20-33 triệu đồng. Nhìn chung, theo các hộ hiệu quả sản xuất rau cao hơn các cây trồng khác, tuy nhiên đầu ra cho sản phẩm còn nhiều bất cập. Đây là vấn đề cần được các cấp, các ngành tìm phương hướng, đường đi cho nông dân, thúc đẩy việc sản xuất rau, cung cấp cho nhu cầu rau xanh ngày càng lớn của xã hội.

Để đánh giá chính xác hơn, chúng tôi tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế trên các đối tượng cây trồng mà đề tài tiến hành theo dõi, kết quả thu được trình bày tại bảng 3.26

Bảng 3.26. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên vụ xuân hè 2013 Chỉ tiêu Năng suất (tấn/ ha) Giá bán (đồng/ kg) Chi phí cho 1 ha (triệu đồng) Tổng chi (triệu đồng) Tổng thu (triệu đồng) Lãi (triệu đồng)

Loại cây Giống Phân bón & thuốc

BVTV Chi khác Đậu cô ve RAT 28,7 5000 5,8 18 85 108,8 143,5 34,7 Thông thường 32,5 3500 5,8 14,6 73 93,4 113,75 20,35 Cải xanh RAT 16,8 4000 1,5 8,3 28 37,8 67,2 29,4 Thông thường 17,2 3200 1,5 8 25,5 35 55,0 20,0 xanh RAT 52,5 2800 4,5 18,5 91 114 147 33 Thông thường 58,4 2100 4,5 16,5 79 100 122,6 22,6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 Theo số liệu thu được thông qua quá trình điều tra cho thấy rằng: Chi phí sản xuất rau an toàn thường cao hơn rau sản xuất thông thường. Tuy nhiên, giá bán cao hơn nên sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.

Gía bán của sản phẩm RAT cao hơn so với rau thông thường từ 900 đồng/kg đến 1500 đồng/kg.

Chi phí để sản xuất đậu cô ve theo hướng RAT là 108,8 triệu đồng, thu vào được 143,5 triệu đồng, làm phép tính trừ có thể biết được lãi của vụ đậu là 34,7 triệu đồng, so với sản xuất đậu cô ve theo hướng thông thường thì lãi hơn 14,35 triệu đồng. Số lãi của rau cải theo hướng sản xuất RAT nhiều hơn so với sản xuất thông thường là 9,4 triệu đồng và sản xuất bí xanh theo RAT lãi được hơn 10,6 triệu so với cách sản xuất thông thường.

Qua hạch toán kinh tế chúng tôi nhận thấy rằng sản xuất RAT mặc dù chi phí đầu tư lớn nhưng thu được nhiều lợi nhuận hơn so với sản xuất theo hường thông thường. Chính vì vậy, cần có thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm rau an toàn để tạo được niềm tin và hướng người dân sản xuất ra theo quy trình rau an toàn, đem lại những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.

3.3.Chọn điểm chỉđạo xây dựng mô hình

Mô hình sản xuất rau an toàn đựơc thực hiện tại 3 xã, phường: Phường Tích Sơn, xã Định Trung và xã Thanh Trù. Các xã, phường này có đặc điểm như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 Bảng 3.27. Một sốđặc điểm của 3 xã xây dựng mô hình Chỉ tiêu Phường Tích Sơn Xã Định Trung Xã Thanh Trù

1. Diện tích đất tự nhiên (ha) 548 683 487

2. Dân số (người) 14,725 10,652 9,788

3. Đất sản xuất nông nghiệp (ha) 105,7 273,6 309,2

4. Đất nuôi trồng thuỷ sản (ha) 56,5 93,7 81,6

5. Sản lượng rau (tấn) 1084,2 2118,4 999,5

6. Số lượng trâu (con) 15 78 104

Bò (con) 80 334 297

Lợn (con) 380 1,453 1,124

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2013

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.27 cho thấy tại các xã xây dựng mô hình rau an toàn có một số đặc điểm sau

- Lao động nhiều đủ điều kiện sản xuất rau an toàn - Đất sản xuất nhiều

- Có nhiều nguồn nước ao hồ để cung cấp nước tưới cho rau - Chăn nuôi phát triển đủ phân bón để cung cấp cho ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

Bảng 3.28. Đặc điểm của đất và nguồn nước tưới ở các cánh đồng sản xuất rau Địa bàn Mẫu As Pb Cd Cu Zn Hg Cánh đồng Lam Sơn- Tích Sơn Đất mg/kg) 2,39 50,81 1,58 9,83 45,21 Nước (mg/l) 0,0008 <0,0001 <0,0001 0,0008 Cánh đồng Sau Dẫu - Định Trung Đất (mg/kg) 0,49 49,38 0,27 6,32 34,96 Nước (mg/l) 0,0017 0,0001 <0,0001 0,0005 Cánh đồng Vinh Quang –Thanh Trù Đất (mg/kg) 4,78 52,94 1,78 13,45 97,31 Nước (mg/l) 0,0034 0,0011 0,0001 0,0004 Kết quả phân tích môi trường đất và nước các cánh đồng trồng rau an toàn ở thành phố Vĩnh Yên cho thấy:

- Cả 3 mẫu đất phân tích hàm lượng As nằm trong khoảng 0,49 đến 4,78 mg/kg so với mức giới hạn cho phép là 12 mg/kg.

- Hàm lượng Pb nằm trong khoảng từ 49,38 đến 52,94 mg/kg so với mức giới hạn cho thấy ở trong rau là 70mg/kg thì đất ở đây đều đạt tiêu chuẩn.

- Cũng tương tự như vậy hàm lượng Cd nằm trong khoảng 0,27 đến 1,78 mg/kg, so với yêu cầu mức giới hạn cho thấy ở trong rau là 2 mg/kg thì cả 3 vùng đất đều thấp hơn mức cho phép.

- Kết quả phân tích lượng Cu ở trong đất cho thấy giao động từ 6,32 đến 13,45 mg/kg. So với yêu cầu mức giới hạn trong đất là 50 mg/kg.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 cho phép là 200 mg/kg.

Như vậy ở cả 3 mẫu đất trồng rau ở thành phố Vĩnh Yên đều có hàm lượng các chất kim loại nặng dưới mức cho phép.

Kết quả phân tích 3 mẫu nước cho thấy:

Hàm lượng As từ 0,0008 - 0,0034 mg/l đều nhỏ hơn 0,2 mg/l Cd từ <0,0001- 0,0001 mg/l đều nhỏ hơn ....mg/l

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)