Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 83)

Trên cây rau xuất hiện khá nhiều loại sâu bệnh hại với nhiều nguồn bệnh và các loài sau hại khác nhau nên rất khó phòng trừ.

Từ khi xuất hiện thuốc BVTV, thì việc trừ sâu bệnh hại trên rau không phải là vấn đề lo ngại đối với người sản xuất. Chính vì thói quen thuốc sử dụng phải diệt nhanh, và khi sử dụng xong phải có hiệu quả ngay, nồng độ sử dụng cao để chống lại sâu bệnh xuất hiện nhiều và khi sử dụng rau thường giữ được màu xanh, dự trữ lượng nước nhiều, rau tươi nên càng khuyến khích người dân sử dụng nhiều.

Để nắm rõ được tình hình phát sinh sâu bệnh hại và sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau, chúng tôi tiến hành điều tra trên 3 đối tượng rau được theo dõi tại xã Định Trung do đây là khu vực có diện tích trồng rau lớn nhất trong địa bàn thành phố Vĩnh Yên, kết quả thu tại bảng 3.17 và 3.18. Thành phần sâu bệnh hại rau tại xã Định Trung khá đang dạng. Số loại sâu hại họ rau hoa thập tự là nhiều nhất. Các loài sâu này phát sinh vào các tháng trong năm, trong đó có sâu khoang và rệp cải là gây hại quanh năm, bọ nhảy và sâu xanh bướm trắng xuất hiện cùng thời điểm là vào khoảng tháng 7,8 năm trước đến tháng 2,3 năm sau. Song song với dịch sâu gây hại còn có bệnh phát sinh trong các thời điểm này. Chính vì vậy, người sản xuất phải sử dụng các loại thuốc để diệt, phòng trừ các loài sâu bệnh hại để đảm bảo năng suất vụ rau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

Bảng 3.17: Thành phần sâu bệnh hại chính trên rau tại xã Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên năm 2013 STT Tên loài Cây rau bị hại Thời gian phát sinh chính trong năm

I Sâu hại

1 Sâu tơ Rau họ hoa thập tự Tháng 8 đến tháng 2,3 năm sau

2 Sâu khoang Rau họ hoa thập tự, rau muống, đậu đỗ... Quanh năm

3 Bọ nhảy sọc vỏ lạc Rau họ hoa thập tự Tháng 7,8 đến tháng 2,3 năm sau

4 Rệp cải Rau họ hoa thập tự,... Quanh năm

5 Ruồi đục thân Đậu đỗ Tháng 3 đến tháng 5

6 Sâu đục quả Đậu đõ Tháng 5 đến tháng 8

7 Sâu xanh bướm trắng Rau họ hoa thập tự Tháng 7,8 đến tháng 2,3 năm sau

8 Sâu cuốn lá đậu Đậu Tháng 3 đến tháng 6

II Bệnh hại

1 Bệnh sương mai Rau họ hoa thập tự, đậu đỗ, bầu bí Tháng 12 đến tháng 4 năm sau

2 Bệnh gỉ săt đậu Đậu Tháng 2 đến tháng 7

3 Thối hạch bắp cải Bắp cải, su hào Tháng 9 đến tháng 3 năm sau

4 Đốm vòng Bắp cải, su hào Tháng 9 đến tháng 2 năm sau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

Bảng 3.18. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau tại xã Định Trung (Vụ xuân hè năm 2013) STT Tên hoạt chất Nhóm độc Đối tượng cây trồng Đối tượng dịch hại Số hộ SD Số lần phun I Thuốc trừ sâu

1 Defin IV Đậu cô ve, cải xanh,

bí xanh

Sâu cắn thân, lá,

sâu đục quả 10 15

2 BT IV Đậu cô ve, cải xanh,

bí xanh

Sâu cắn thân, lá,

sâu đục quả 8 22

3 Pegasus 500 SC III Đậu cô ve, cải xanh Sâu ăn lá, sâu đục

quả 6 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Sumicidin 10EC II Đậu cô ve, cải xanh, bí xanh

Rệp, bọ nhảy, sâu

ăn lá, sâu đục quả 9 11

5 Comite 73EC III cải xanh, bí xanh Rệp, bọ nhảy 4 9

6 Sherpa 25EC II Đậu cô ve, cải xanh, bí xanh

Sâu đục quả, rệp,

bọ nhảy 8 14

7 Padan 50EC II Đậu cô ve, bí xanh Sâu cắn thân, lá,

sâu đục quả 6 2

II Thuốc trừ bệnh

8 Valicidin IV Đậu cô ve, bí xanh Thối nhũn, lở cổ rễ 4 6

9 Penicillin Đậu cô ve, bí xanh Thối nhũn 2 3

10 Streptomycin Đậu cô ve, bí xanh Thối nhũn 5 2

11 Zineb Bul 80WP IV Bí xanh Đốm lá, thối quả 5 6

12 Score 250EC III Đậu cô ve, bí xanh Phấn trắng, đốm

là, thối quả, 4 5 13 Rhidomil IV Đậu cô ve, bí xanh Giả sương mai,

đốm lá, nấm 3 7

Tổng số 108

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 Như vậy, chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trên 3 đối tượng rau đề tài tiến hành theo dõi lên tới 13loại, bao gồm các nhóm thuốc sau:

- Nhóm thuốc trừ sâu hoá học : Pegasus, Sherpa, Sumicidin, Comite, Polytrin.

- Nhóm thuốc trừ sâu sinh học : Defin, BT.

- Nhóm thuốc trừ bệnh : Valicidin, Penicillin, Streptomycin, Zineb Bul 80WP, Score 250EC, Rhidomil.

Mức độ sử dụng các loại thuốc BVTV theo dõi được trên 3 loại rau ở 30 nông hộ sản xuất rau là 108 lần phun, trung bình 3,6 lần phun/lứa rau. Điều này cho thấy thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau trên địa bàn còn ở mức khá cao. Trong đó:

* Thuốc trừ sâu:

- Nhóm thuốc sinh học :

Số lần phun theo dõi được với 2 loại thuốc BT và Defin là 37 lần, chiếm 34,2% tổng số lần phun. Số hộ sử dụng các loại thuốc sinh học trong sản xuất là 18 hộ, chiếm 60% số hộ điều tra. Như vậy, các loại thuốc trừ sâu sinh học đã được sử dụng tại các nông hộ sản xuất rau đề tài điều tra.Nguyên nhân thuốc sinh học được sử dụng nhiều là do cho năng suất rau cao đồng thời phù hợp với quy trình trồng RAT nên mức giá bán rau ra thị trường cao hơn so với rau thông thường. Qua điều tra, khảo sát cho thấy đã có sự tiến bộ trong ý thức sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ sản xuất rau trên địa bàn điều tra.

- Nhóm thuốc hoá học:

Qua điều tra, có 5 loại thuốc BVTV nguồn gốc hoá học được sử dụng, với 42 lần phun, chiếm 38,8% tổng số lần phun, điều đó chứng tỏ rằng bên cạnh việc sử dụng thuốc sinh học tại các nông hộ, vẫn còn tồn tại một số hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học trong sản xuất rau. Đây là vấn đề cần được quan tâm và đáng chú ý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Bảng 3.19. Số loại thuốc bảo vệ thực vật và số lần phun trên một sốđối tượng cây trồng (năm 2013) tại xã Định Trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tính theo tỷ lệ %) Loại rau Số loại thuốc sử dụng Số lần phun/lứa 1-2 loại ≥ 3 loại 1-2 lần 3-4 lần 5-6 lần ≥ 7 lần Đậu cô ve 15,7 84,2 8,7 72,3 16 3,5 Cải xanh 49,3 50,7 9,8 80,7 8,7 0 Bí xanh 18,6 83,6 0 43,5 51,1 7,1

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2013

Qua bảng 3.19 cho thấy: Tỷ lệ hộ sử dụng từ 3 loại thuốc BVTV trở lên trên một loại rau thu được ở các hộ sản xuất đậu cô ve là 84,2%, rau cải xanh là 50,7% và ở bí xanh là 83,6%.

Số lần phun thuốc/ lứa thể hiện sự khác nhau trong cách thức và mức độ sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ. Tỷ lệ hộ có số lần phun thuốc từ 3-4 lần cũng chiếm 43,5 – 72,3% (ở bí xanh và đậu côve) và đến 80,7% (ở cải xanh).

Như vậy, với những cây trồng có thời gian sinh trưởng dài hơn như bí xanh và đậu cô ve thì số lần sử dụng thuốc BVTV cũng tăng lên, số lần phun ≥7 ở đậu cô ve là 3,5%, còn ở bí xanh là 7,1%.

Qua khảo sát điều tra cho thấy : Tại các điểm điều tra, số chủng loại sâu bệnh hại rau phát triển khá nhiều. Bên cạnh việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh cso nguồn gốc hóa học, người dân đã biết cánh sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất rau để đảm bảo chất lượng và sức khỏe con người. Tuy vậy, tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau còn khá phổ biến. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của người dân còn chưa tốt, vẫn còn tồn tại ở một số nông hộ. Với tình hình này cần có sự quan tâm và tập huấn về cách sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 thuốc BVTV và chăm sóc rau hơn nữa tới người dân.

* Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của người dân trên rau:

Hiện nay, theo điều tra khảo sát tại các vùng sản xuất rau vẫn còn có các nông hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Để đánh giá được cách thức sử dụng của người dân đối với thuốc BVTV chúng tôi tiến hành điều tra và kết quả được trình bảy trong bảng 3.19.

Bảng 3.20. Kết quảđiều tra nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trên rau tại 3 điểm nghiên cứu ở TP Vĩnh Yên năm 2013

STT Chỉ tiêu Tiêu chí đánh giá S(hố hộ) ộ T(%) ỷ lệ

1 Lý do phun thuốc

Kiểm tra thấy sâu bệnh 84 46,6

Theo người xung quanh 37 20,5

Theo hướng dẫn của CBKT 59 32,9

2 Cách chọn thuốc

Tự chọn 78 42,9

Theo người xung quanh 35 19,4

Theo hướng dẫn của CBKT 57 31,6

Do người bán gợi ý 10 6,10

3 Đọkhi dùng c kỹ hướng dẫn trước Có 162 90,0

Không 18 10,0

4 Thời gian phun thuốc

Buổi sáng 85 47,2

Buổi chiều 92 51,1

Thời gian khác 3 1.7

5 Nồng độ phun

Theo hướng dẫn trên bao bì 169 93,8 Tăng nồng độ gấp 1,5-2 lần 11 6,2 Tăng nồng độ >2 lần 0 0.0 6 Hphun ỗn hợp thuốc bảo vệ/1 lần Không hỗn hợp 91 50,5 Hỗn hợp 2-3 loại 77 42,7 Hỗn hợp >3 loại 12 6,8

7 Vthuị trí ốc BVTV để vỏ bao bì, chai

Thu gom để tập trung 46 25,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bãi rác 69 38,3

Vứt tự do trên đồng ruộng 65 36,1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 Qua bảng 3.20 cho thấy:

-Số hộ nông dân tự nhận diện được sâu bệnh hại và xác định được thời điểm phun là khá nhiều chiếm 46,6% tổng số hộ điều tra, có 59/180 hộ là theo hướng dẫn của CBKT, chủ yếu tập trung ở các vùng sản xuất RAT có sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, còn lại một số hộ phun theo người xung quanh (37/180 hộ), khi thấy hộ bên phun thuốc, họ cũng phun theo, không kiểm tra tình hình bệnh hại trên rau.

- Cách chọn thuốc: Chọn thuốc theo hướng dẫn của CBKT chiếm 31,6% chủ yếu thuộc các hộ trong vùng trồng RAT, nông dân tự chọn thuốc kinh nghiệm của bản thân (chiếm 42,9% số hộ). Vẫn còn một số hộ ít kinh nghiệm trong việc chọn thuốc nên vẫn có đến 19,4% số hộ điều tra chọn theo người xung quanh và 6,1% do người bán hàng gợi ý.

- Về vấn đề đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, theo kết quả điều tra cho thấy có 90% số hộ được phỏng vấn cho biết có đọc hướng dẫn trước khi dùng, còn lại 10% không đọc hướng dẫn sử dụng. Điều đó chứng tỏ các nông hộ phần lớn đã quan tâm đến liều lượng phun, cách sử dụng thuốc do nhà sản xuất đưa ra.

- Thời gian phun thuốc : Hầu hết các hộ được phỏng vấn đều trả lời tiến hành phun vào buổi sáng hoặc buổi chiều (51,1%), đây là thời điểm phun thuốc thích hợp nhất, 47,2% phun buổi sang. Có 3/180 hộ cho biết họ phun thuốc vào thời điểm khác đó là lúc 10-11h lí do là công việc bận, cả sáng và chiều nên phải chọn vào lúc 10-11h ít việc tranh thủ để phun.

- Về nồng độ phun: Có 93,8% số hộ trả lời pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì, chỉ có 6,2% số hộ trả lời pha thuốc tăng nồng độ lên 1,5-2 lần, còn không có hộ nào tăng nồng độ lên quá 2 lần. Như vậy, đa số nông hộ đã biết sử dụng thuốc theo đúng nồng độ do nhà sản xuất quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 BVTV phần lớn các nông hộ đã biết cách để đảm bảo vệ sinh môi trường đó là vứt bao bì vào bãi rác chiếm 38,3%. Tuy vậy vẫn có khá nhiều hộ nông dân do thói quen nên vứt bao bì ngay tại ruộng chiếm 36,1% tổng số hộ điều tra. Số nông hộ sau khi sử dụng thuốc thu gom bao bì tập trung chiếm rất ít chỉ có 25,6%. Theo thông tin được biết từ các nông hộ, việc vứt bao bì ngay tại đồng ruộng là để cảnh báo cho mọi người xung quanh, tránh trường hợp lấy ăn bị ngộ độc. Tuy nhiên vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh, đặc biệt là sức khỏe của con người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 83)