Phúc
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có sản lượng rau hàng năm khá lớn trong cả nước. Theo cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc cho biết diện tích trồng rau các loại tính đến năm 2012 là 390,4 ha, chiếm 68% diện tích trồng cây thực phẩm trong toàn tỉnh.
Vĩnh Yên là thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Trên địa bàn thành phố đã được xây dựng các khu công nghiệp, tập trung khá đông dân cư, không chỉ có số nhân khẩu thường trú mà còn bao gồm một bộ phận khá lớn lực lượng lao động từ các vùng khác đến sinh sống và làm việc. Cơ sở hạ tầng đang được nâng cao, đời sống người dân đang từng bước được cải thiện, chính vì vậy người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Tuy là địa bàn Thành phố nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (40,2%, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm), Có 7/9 xã sản xuất rau các loại.
Trước đây, hình thức sản xuất rau ở các địa phương trực thuộc thành phố chủ yếu theo phương thức truyền thống, người sản xuất chỉ quan tâm đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 số lượng sản phẩm và lợi nhuận thu được rất ít quan tâm đến chất lượng rau khi bán ra thị trường, khi đời sống người dân được cải thiện, nâng cao hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là dư lượng thuốc BVTV có trong rau đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, các cơ quan chức năng trong tỉnh, thành phố đã quy hoạch mô hình sản xuất RAT với diện tích 500 – 2000m²/ hộ, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng và người sản xuất đồng thời hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thành phố hỗ trợ về giống, vật tư và đầu ra cho sản phẩm.
Bảng 1.6. Diện tích vùng nghiên cứu quy hoạch
phát triển sản xuất rau an toàn tại thành phố Vĩnh Yên từ 2014 - 2020
STT Xã (phường, TT) Tổng diện tích (ha) Đối tượng sử dụng đất DT chuyên canh (ha) Đất hiện trạng trồng rau (ha) Đất trồng cây khác (ha) TỔNG CỘNG TOÀN TỈNH 4.290,1 3.176,3 1.113,8 579 Thành phố Vĩnh Yên 336,8 322,2 14,6 40,0 1 Phường Hội Hợp 79,1 79,1 0,0 18,0 2 Xã Định Trung 27,3 20,8 6,5 0,0 3 Phường Tích Sơn 17,3 17,3 0,0 0,0 4 Xã Thanh Trù 13,8 7,7 6,1 0,0 5 Phường Đống Đa 74,6 74,6 0,0 0,0 6 Phường Đồng Tâm 124,8 122,8 2,0 22,0
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh phúc – Quy hoạch RAT 2014-2020)
Tổng diện tích vùng nghiên cứu quy hoạch phát triển sản xuất RAT tại thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2014 -2020 là 4.290,1 ha trong đó diện tích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 trồng rau là 3.176,3 ha chiếm 74,03% tổng diện tích toàn tỉnh. Diện tích chuyên canh là 40 ha chiếm 6,9% tổng diện tích chuyên canh toàn tỉnh.
Bảng 1.7. Diện tích vùng nghiên cứu quy hoạch
phát triển sản xuất rau an toàn tại Tỉnh Vĩnh Phúc từ 2014 - 2020
STT Xã (phường, TT) Tổng diện tích (ha) Đối tượng sử dụng đất DT chuyên canh (ha) Đất hiện trạng trồng rau (ha) Đất trồng cây khác (ha) TỔNG CỘNG TOÀN TỈNH 4.290,1 3.176,3 1.113,8 579 1 Thành phố Vĩnh Yên 336,8 322,2 14,6 40,0
2 Huyện Tam Đảo 300,76 264,86 35,9 40
3 Huyện Tam Dương 1.305,2 580,7 724,5 125,0
4 Huyện Vĩnh Tường 601,0 455,5 145,5 239,0 5 TX Phúc Yên 466,0 464,0 2,0 70,0 6 Yên Lạc 394,7 386,5 8,2 21,0 7 Huyện Bình Xuyên 580,9 553,6 27,3 44,0 8 H.Sông Lô 104,8 49,2 55,6 0,0 9 H. Lập Thạch 197,2 89,1 108,1 0,0
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh phúc – Quy hoạch RAT 2014-2020)
Những năm gần đây các cơ sở sản xuất rau của 6/9 xã phường trong thành phố đã cung cấp RAT cho toàn tỉnh Vĩnh Phúc và các khu vực lân cận. Tuy vậy, khu vực thành phố Vĩnh Yên có rất ít cửa hàng kinh doanh rau an toàn. Việc tiêu thụ rau được bán hầu hết tại các chợ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Để thúc đẩy việc tiêu thụ RAT phát triển thông qua các chương trình dự án về RAT của tỉnh, trong những năm qua đã hỗ trợ và chỉ đạo một số cơ sở, cá nhân hình thành được 06 cửa hàng RAT. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 rau an toàn và rau không an toàn là khó, người tiêu dùng chưa tin tưởng vào chất lượng RAT được bày bán tại các cửa hàng. Vì vậy, đại đa số các cửa hàng RAT đã được xây dựng trong thời gian qua không thể duy trì, tồn tại và phát triển được.
Các cơ sở kinh doanh rau an toàn được xây dựng, cung cấp cho cộng đồng người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở này tồn tại và phát triển bền vững thì công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh RAT có một vài trò và ý nghĩa rất quan trọng.
Năm 2011 tham gia cùng Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc giám sát rau ở các xã sản xuất rau trong khu vực thành phố. Lấy 18 mẫu rau các loại trong đó có 8 mẫu đạt tiêu chuẩn là Su hào 1; Bắp cải 2; Súp lơ 2; Su su 1; Cải Đông dư 1; Cải thảo 1 và 10 mẫu có hàm lượng NO3 vượt mức quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Năm 2012 kiểm tra 152 mẫu trên 26 vùng của 9 huyện, thị bao gồm các loại rau su hào, cải các loại, cà ghém, cà chua, cà rốt, mùi tàu, hành tây, hành lá rau ngót, bí đỏ, ớt, đậu côve, susu, dưa chuột, khoai tây, kết quả có 14 mẫu (chiếm 9,2%) có hàm lượng NO3 vượt quá mức cho phép, các chỉ tiêu khác 100% đều đạt.
Nhìn chung thành phố Vĩnh Yên đã hình thành các vùng sản xuất RAT, sản phẩm đã được cung ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho người nông dân đã được quan tâm và triển khai, người nông dân bước đầu đã có khái niệm và hiểu biết cơ bản về sản xuất rau an toàn. Sản xuất rau đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số đối tượng cây trồng khác như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và qua đó, khả năng duy trì và phát triển sản xuất rau trong thời gian tới có tính khả thi cao. Đã có sự quan tâm về các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất rau rau an toàn .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Tuy vậy, công tác đầu tư phát triển sản xuất rau còn chưa đồng bộ từ khâu quy hoạch tới các điều kiện hạ tầng mang tính đặc thù cho sản xuất rau an toàn, đối tượng rau được sản xuất trên địa bàn tương đối phong phú nhưng chưa nhiều các sản phẩm cao cấp và thương hiệu nổi bật, chất lượng rau an toàn chưa thường xuyên được đảm bảo. Rau an toàn và rau thông thường còn lẫn lộn, chưa có sự phân biệt rõ ràng. Cần chú trọng hơn nữa trong quản lý chất lượng và phát triển mở rộng diện tích sản xuất và thị trường để RAT của thành phố Vĩnh Yên có thương hiệu riêng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU