- Thu thập số liệu thứ cấp bằng cách kế thừa kết quả báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Phòng kinh tế, phòng thống kê Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 - Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA). Trong điều tra sử dụng phiếu điều tra và không dùng phiếu điều tra để thu thập thông tin về nông hộ sản xuất rau và các chuyên gia.
- Lập danh sách của các hộ sản xuất theo thứ tự α, β... sau đó viết thăm rồi rút ngẫu nhiên mỗi điểm 30 hộ, ghi địa chỉ vào phiếu điều tra rồi đến phỏng vấn trực tiếp về các biện pháp kỹ thuật sản suất, năng suất, sản lượng,.. theo biểu điều tra. (Có biểu điều tra chi tiết ở phần phụ lục).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. 3.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở trung tâm của miền Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Tây Bắc. Tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay có một vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá, có vị trí địa lý giáp với 05 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
Thành phố Vĩnh Yên là thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc được chia ra thành 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm, và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù). Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.
Khu vực các phường xã nằm trong toạ độ địa lý: từ 105032’54” đến 105o38’19” kinh độ Đông và từ 21015’19” đến 21020’19” vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên.
Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam.
Lợi thế của Thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai; là cầu nối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh).
Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc.
Trong những năm qua, vai trò quan trọng của Vĩnh Yên trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày càng được khẳng định. Tuy vậy, để trở thành một điểm “sáng” hơn nữa, Thành phố cần có những quyết sách mới để đô thị phát triển, một địa bàn chiến lược về kinh tế – xã hội – quốc phòng – an ninh, đảm bảo một thế trận mới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Khí hậu:
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đây là kiểu khí hậu khá thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp.
Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 240C, mùa hè 29-340C, mùa đông dưới 180C, có ngày dưới 100C. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, 7, 8, chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại một số nơi.
- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.402 giờ, số giờ nắng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 80,5% và chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau kèm theo sương muối, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Với kiểu khí hậu này, tại Thành phố Vĩnh Yên có thể phát triển được các loại rau có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, bên cạnh đó cũng có thể phát triển được một số loại rau có nguồn gốc ôn đới vào mùa đông.
Nhìn chung, thời tiết của Thành phố Vĩnh Yên với các đặc điểm khí hậu nóng, ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp tạo điều kiện cho sản xuất các loại rau giúp tăng về số lượng và chất lượng và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp với điều hiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao làm cho sâu bệnh hại phát triển, là mối lo lớn cho người sản xuất .
Bảng 3.1: Số liệu khí tượng qua các năm tại Thành Phố Vĩnh Yên
Năm Nhiệt độ TB (°C) Độ ẩm TB (%) Số giờ nắng TB (giờ) Lượng mưa TB (mm) 2005 24,1 82,0 1.407 1.484,2 2006 24,6 80,0 1.401 1.370,1 2007 24,5 78,0 1.545 1.166,6 2008 23,5 81,7 1.343 2.386,8 2009 24,7 80,0 1.558 1.405,9 2010 24,8 80,3 1.409 1.609,7 2011 23,3 80,6 1.178 1.962,8 2012 24,3 81,9 1.179 1.548,6 2013 23,7 77,6 1.153 1.403,9
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
* Thủy văn:
Thành phố Vĩnh Yên có nhiều hồ ao, trong đó Đầm Vạc rộng 144,52 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng. Thành phố Vĩnh Yên nằm ở lưu vực sông Cà Lồ và sông Phó Đáy, nhưng chỉ có một số con sông nhỏ chảy qua, mật độ sông ngòi thấp. Khả năng tiêu úng chậm đã gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng. Về mùa khô, mực nước ở các hồ ao xuống rất thấp, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.
Để khai thác nguồn nước từ các con sông và các hồ chứa nước thành phố đã cho xây dựng các con đập chắn nước, hệ thống trạm bơm và mương dẫn nước. Nước sử dụng cho nông nghiệp của thành phố Vĩnh Yên chủ yếu lấy nước từ hệ thống sông Phó Đáy, qua trạm bơm Liễn Sơn – huyện Lập Thạch chảy về thành phố. Tuy nhiên, nguồn nước này không đủ để sản xuất mà thành phố phải lấy nước ở Đầm Vạc – phường Đống Đa và Đầm Cói – phường Hội Hợp. Đối với các vùng trồng rau an toàn thì người dân sử dụng nước từ giếng khoan và nước từ hệ thống mương tưới tiêu. Nhờ có hệ thống sông ngòi nên đã giúp Vĩnh Phúc trở thành một trong số những nơi có diện tích trồng và cung cấp rau lớn nhất Việt Nam.
* Đặc điểm nguồn nước: Tài nguyên nước của Thành phố gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.
- Nước mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên là lưu vực sông Cà Lồ và Đầm Vạc. Đây là các thủy vực quan trọng cung cấp nước cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng là nơi thu nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và sinh hoạt.
Nguồn nước mặt chủ yếu được khai thác, sử dụng từ các sông, đầm, ao, hồ có trên địa bàn và nước mưa. Trữ lượng nước mặt của Thành phố khá dồi dào, chất lượng nước nhìn chung còn tốt, đang được khai thác cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở một số khu vực, nhất là khu đô thị, khu dân cư nông thôn đã bị nhiễm bẩn do chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 - Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, có thể khai thác lớn hơn khá nhiều mức công suất hiện nay (16.000 m3/ngày đêm), tuy nhiên để cung cấp cho sinh hoạt cần có trình độ công nghệ tiên tiến và mức kinh phí lớn do vậy không được khuyến khích khai thác quá lớn so mức hiện tại.
3.1.3. Đặc điểm đất đai và hệ thống sử dụng đất
Trên địa bàn tỉnh có 2 nhóm đất chính là: Đất phù sa và đất đồi núi. Hiện trạng sử dụng đất tính đến năm 2013: Tổng diện tích 123.861 ha; Đất nông nghiệp 86.517 ha chiếm 69,85%; Đất lâm nghiệp 32.574 ha chiếm 26,3%; Đất chưa sử dụng 2.159 ha chiếm 1,75%. Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất của Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 TT Chủng loại Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I Đất nông nghiệp 86.517 69,85 1 Đất sản xuất nông nghiệp 50.140 40,55 Đất trồng cây hàng năm 41.577 33,63 Đất trồng cây lâu năm 8.563 6,9 2 Đất lâm nghiệp có rừng 32.574 26,3 3 Đất nuôi trồng thủy sản 3.584 2,9 4 Đất nông nghiệp khác 83,13 0,06
II Đất phi nông nghiệp 35.109 28,4 III Đất chưa sử dụng 2.159 1,75 Tổng diện tích đất tự nhiên 123.861 100,0
( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2013)
Qua bảng 3.2 ta có thể thấy rằng ở Tỉnh Vĩnh Phúc số diện tích đất được sử dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là khá lớn, chiếm 69,85% tổng diện tích tự nhiên. Điều đó chứng tỏ rằng ở đây hoạt động sản xuất nông nghiệp khá phát triển, góp phần cải thiện đời sống của người dân.
Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn chưa cao do chưa có nhiều nông sản có tính hàng hóa, ruộng đất còn manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 việc phát triển các vùng rau an toàn sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Tỉnh.
Kết quả điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở TP. Vĩnh Yên năm 2013
Loại cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) %
1. Cây lương thực 3.061,3 79,9
- Lúa 2.526,1
- Ngô 535,2
2. Cây thực phẩm 574,2 15,1
- Rau 390,4
3. Cây công nghiệp hàng năm 179,3 4,7
4. Cây hàng năm khác 12,5 0,3
( Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên 2013)
Kết quả nghiên cứu của bảng 3.3 cho thấy: Tổng diện tích gieo trồng ở thành phố Vĩnh Yên năm 2013 có 3.827,3 ha trong đó.
Diện tích trồng cây lương thực có 3.061,3ha chiếm 79,9%, diện tích trồng lúa có 2.526,1ha chiếm 82,5% diện tích trồng cây lương thực. Diện tích trồng cây thực phẩm có 574,2ha, chiếm 15,1%, Diện tích trồng rau chiếm phần lớn trong diện tích trồng cây thực phẩm có 390,4ha chiếm 68% diện tích trồng cây thực phẩm.
Như vậy, tuy là địa bàn Thành phố nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Diện tích đất đai đã được khai thác phần lớn sử dụng.
3.1.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Dân số trung bình năm 2013 khoảng 1.020.597 người, trong đó dân số nam khoảng 504.048 người chiếm 49,39%, dân số nữ 516.549 người chiếm 50,61%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,7%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61%, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo chiếm 38,1%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 7,99%, làm việc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 ngoài nhà nước chiếm 86,91%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,10%.
Trên địa bàn tỉnh có 76 cơ sở đào tạo, trong đó có 4 trường Đại học, 6 trường cao đẳng, 11 trường trung cấp chuyên nghiệp và 55 cơ sở có tổ chức dạy nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tân dạy nghề); quy mô đào tạo hơn 37.000 học sinh, hàng năm có gần 15.000 học sinh tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế – xã hội.
Bảng 3.4: Mật độ dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số (Km2) ( Người) (Người/km2) TỔNG SỐ 1.238,62 1.020.597 824 1. Thành phố Vĩnh Yên 50,81 98.025 1.929 2. Thị xã Phúc Yên 120,13 94.598 787 3. Huyện Lập Thạch 173,1 120.487 696
4. Huyện Tam Dương 108,21 96.206 889
5. Huyện Tam Đảo 235,88 70.307 298
6. Huyện Bình Xuyên 148,47 110.940 747
7. Huyện Yên Lạc 107,67 147.822 1.373
8. Huyện Vĩnh Tường 144,02 192.417 1.336
9. Huyện Sông Lô 150,32 89.795 597
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Trong những năm gần đây dân số thành phố Vĩnh Yên tăng nhanh do xuất hiện khu công nghiệp Khai Quang – TP. Vĩnh Yên. Mặc dù dân số của thành phố tăng nhưng dân số làm nông nghiệp có xu hướng giảm. Lao động nông nghiệp ngày càng già hoá, lao động trẻ chủ yếu hướng đến các khu công nghiệp do đó khi vào vụ chính việc thiếu nhân lực là điều không tránh khỏi.
3.2. Hiện trạng sản xuất rau của Vĩnh Yên trong những năm gần đây
Để đánh giá được tình hình sản xuất rau tại Thành phố Vĩnh Yên trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu thập thông tin một số phương diện sau:
3.2.1. Diện tích trồng rau.
Bảng 3.5. Phân bố trồng rau ở thành phố Vĩnh Yên.
Đơn vị
Diện tích (ha) Trung
Bình (ha) Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011 Năm (%) 2013 Tổng số 307,2 332,25 329,3 330,6 334,2 326,71 100 Phường Tích Sơn 55,4 66,8 45,1 52,4 48,1 53,56 16,4 Phường Đống Đa 56 45,2 58 51,3 56,2 53,34 16,3
Phường Khai Quang 1,5 - - - - 1,5 0,5
Phường Hội Hợp 16 23,5 26 25,3 25,8 23,32 7,1
Phường Liên Bảo 4,5 5 3 3,5 3,2 3,84 1,2
Phường Đồng Tâm 32 43,5 48,7 49,4 50,3 44,78 13,7 Xã Thanh Trù 56,2 50,5 47,5 45,2 46,4 49,16 15,0 Xã Định Trung 85,6 97,75 101 103,5 104,2 98,41 30,1 Theo kết quả điều tra cho thấy: Tại Thành phố Vĩnh Yên có phường Ngô Quyền không có diện tích đất nông nghiệp nên không có diện tích trồng rau còn lại rau được trồng ở hầu khắp các xã, phường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Qua bảng 3.5 cho thấy:
Xã Định Trung là xã có diện tích trồng rau lớn và tăng lên rõ rệt nhất qua các năm. Năm 2005 tại xã có 85,6 ha diện tích đất trồng rau đến năm 2013 tăng lên 104,2 ha, trung bình diện tích trồng rau qua các năm là 98,41 ha chiếm 30,1% diện tích trồng rau toàn thành phố. Đây là nơi cung cấp rau sạch