phố Vĩnh Yên
Nước là một nguyên tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây rau nói riêng.
Nước đóng vai trò quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng rau. Trong rau có đến 75-85% là nước, vì vậy khi thiếu nước nó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây rau, thừa nước làm giảm hàm lượng đường, muối làm rau nhạt... Nước còn là yếu tố cơ bản để quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây, đến trạng thái chất nguyên sinh.
Cây hấp thụ các chất chủ yếu theo nguồn nước tưới, các kim loại nặng, các nguồn gây bệnh tồn tại trong nước sẽ được cây rau hấp thụ và khi con người sử dụng rau, các kim loại nặng đó sẽ đi vào cơ thể và gây bệnh. Do đó, nguồn nước tưới còn phải đảm bảo mức độ an toàn cho sản phẩm thu hoạch.
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn điều tra 180 hộ trên địa bàn có diện tích trồng rau lớn trong thành phố Vĩnh Yên đó là các xã Định Trung , xã Thanh Trù và phường Tích Sơn kết quả thu được như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81
Bảng 3.21. Thực trạng sử dụng nước và kỹ thuật tưới rau.
STT Chỉ tiêu Tiêu chí đánh giá Số hộđiều tra Tỷ lệ (%)
1 Nguồn nước
tưới
Giếng khoan 89 49,4
Tự nhiên ao, hồ, sông 75 41,6 Nước thải công nghiệp, sinh hoạt 16 9
2 Thời điểm tưới Giai đoạn đầu 13 7,2 Giai đoạn sau 0 0,0 Cả hai 167 92,8 3 Thời gian tưới Tưới sáng 58 32,2 Tưới chiều 122 67,8 4 Cách tưới Tưới rãnh 91 50,5 Tưới gốc 67 37,2 Tưới phun 13 7,2 Kết hợp 3 5,1
Nguồn : Kết quảđiều tra nông hộ, 2013
Qua kết quả điều tra chúng tôi có nhận xét sau:
- Về nguồn nước tưới : Phần lớn các hộ đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng nước tưới, có 49,4% hộ sử dụng nước giếng khoan. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 41,6% các hộ sử dụng nguồn nước tự nhiên ao, hồ, chỉ có 9% số hộ dùng nước thải công nghiệp, sinh hoạt làm nước tưới cho rau.
Theo thông tin phong vấn từ các hộ cho biết do chi phí khoan giếng khá đắt, chỉ có ở một số số có điều kiện hơn về kinh tế, mặt khác ở khu vực sản xuât rau có hệ thống sông, suối, ao khá tiện nên tận dụng để sử dụng luôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 đầu khi mới gieo và giai đoạn sau khi rau đã phát triển, đến lúc thu hoạch) chiếm 92,8%, chỉ có 7,2% số hộ tưới cho rau ở giai đoạn đầu. Có 13/180 hộ điều tra chỉ tưới giai đoạn đầu lí do là khu vực trồng không tiện nước tưới, diện tích trồng rau nhỏ và bận công việc.
- Thời gian tưới: có 58 hộ chiếm 32,2% số hộ điều tra trả lời tưới sáng, không có hộ nào tưới trưa, còn lại 122 hộ tưới vào buổi chiều, đây là thời điểm thích hợp để tưới nước cho rau phát triển.
- Cách tưới : 50,5% hộ trả lời tưới rãnh, 37,2% hộ tưới gốc và có 7,2% hộ tưới phun, 5,1% hộ có kết hợp vừa tưới rãnh, vừa tưới gốc cho cây. Như vậy đa số các hộ đều chọn phương pháp tưới rãnh, đây là phương pháp tưới phổ biến, tiết kiệm được công lao động nhưng phải có nguồn nước dồi dào. Tưới gốc, phương pháp tưới được áp dụng cũng rất nhiều, tưới bằng cách này sẽ tiết kiệm nước, xong phải bỏ công lao động tương đối nhiều. Tưới phun, thường các hộ sử dụng vòi cao su phun lên cây, tưới bằng cách này sẽ không đảm bảo cho cây, làm đất thường bị dí, chắc, tốn công xới xáo, phương pháp này được ít nông hộ lựa chọn.
Vậy các nông hộ sản xuất rau tại địa điểm tiến hành điều tra đã khoan giếng để lấy nước tưới rau, tuy nhiên vẫn còn một số hộ sử dụng nước ao, hồ để tưới. Thời điểm tưới phần đa các nông hộ đều tưới cả khi vừa gieo đến khi rau sắp thu hoạch. Phương pháp tưới rãnh được sử dụng phổ biến nhất vì có nhiều thuận lợi hơn cho người sản xuất. Cần có các biện pháp hỗ trợ cho các nông hộ để tăng số diện tích rau được tưới bằng nước giếng khoan để có thể ngăn chặn các nguồn bệnh từ nguồn nước tưới.