Bảng 3.5. Phân bố trồng rau ở thành phố Vĩnh Yên.
Đơn vị
Diện tích (ha) Trung
Bình (ha) Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011 Năm (%) 2013 Tổng số 307,2 332,25 329,3 330,6 334,2 326,71 100 Phường Tích Sơn 55,4 66,8 45,1 52,4 48,1 53,56 16,4 Phường Đống Đa 56 45,2 58 51,3 56,2 53,34 16,3
Phường Khai Quang 1,5 - - - - 1,5 0,5
Phường Hội Hợp 16 23,5 26 25,3 25,8 23,32 7,1
Phường Liên Bảo 4,5 5 3 3,5 3,2 3,84 1,2
Phường Đồng Tâm 32 43,5 48,7 49,4 50,3 44,78 13,7 Xã Thanh Trù 56,2 50,5 47,5 45,2 46,4 49,16 15,0 Xã Định Trung 85,6 97,75 101 103,5 104,2 98,41 30,1 Theo kết quả điều tra cho thấy: Tại Thành phố Vĩnh Yên có phường Ngô Quyền không có diện tích đất nông nghiệp nên không có diện tích trồng rau còn lại rau được trồng ở hầu khắp các xã, phường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Qua bảng 3.5 cho thấy:
Xã Định Trung là xã có diện tích trồng rau lớn và tăng lên rõ rệt nhất qua các năm. Năm 2005 tại xã có 85,6 ha diện tích đất trồng rau đến năm 2013 tăng lên 104,2 ha, trung bình diện tích trồng rau qua các năm là 98,41 ha chiếm 30,1% diện tích trồng rau toàn thành phố. Đây là nơi cung cấp rau sạch lớn nhất cho thành phố Vĩnh Yên và các vùng lân cận.
Có sự phát triển như vậy là do ở địa bàn xã có diện tích canh tác rộng, hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc tưới tiêu, điều kiện giao thông khá thuận lợi cho việc vận chuyển đồng thời trồng rau mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa, trung bình mỗi sào cho thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng/vụ, giá trị canh tác đạt khoảng 100 triệu đồng/ha nên bà con mở rộng diện tích, đa dạng các loại cây trồng, tiến tới xây dựng vùng sản xuất cây hàng hóa tập trung, phục vụ mục tiêu phát triển mô hình nông nghiệp đô thị theo quy hoạch của thành phố.
Bên cạnh xã Định Trung còn có các xã, phường khác trong địa bàn thành phố có diện tích trồng rau khá lớn: Phường Tích Sơn có diện tích trồng rau qua các năm trung bình là 53,56 ha, phường Đống Đa là 53,34 ha sau đó là các xã Thanh Trù (49,16 ha) , phường Đồng Tâm (44,78ha) , Phường Hội Hợp (23,32ha).
Phường Liên Bảo là phường có diện tích trồng rau khá thấp trung bình qua các năm là 3,84 ha chiếm 1,2% trong tổng số diện tích trồng rau toàn thành phố. Đây là khu vực trồng rau chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của phường.
Trong các xã, phường thuộc Thành phố Vĩnh Yên, Phường Khai Quang là có diện tích trồng rau thấp nhất. Năm 2005 có diện tích trồng rau là 1,5 ha chiếm 0,5% diện tích trồng rau toàn thành phố, sau đó từ năm 2007 đến 2013 tại phường không có diện tích trồng rau. Có sự biến đổi như vậy là do xây dựng khu công nghiệp Khai Quang tại địa bàn phường trên diện tích đất nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 nghiệp nên không có đất phát triển rau. Sự xuất hiện khu công nghiệp giúp giải quyết việc làm cho người dân tuy nhiên cũng gây ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là nguồn nhân lực khi vào vụ sản xuất.
Thành phố Vĩnh Yên có khá nhiều diện tích trồng rau, ở đây rau được trồng khá đa dạng. Kết quả điều tra chủng loại rau ở thành phố Vĩnh Yên được trình bày ở bảng 3.6
Bảng 3.6. Chủng loại rau được trồng phổ biến.
STT Loại rau Diện tích
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1 Rau cải các loại 197,3 210,5 4 153,2
2 Rau muống 92,4 261,13 2 412,8 3 Cải bắp 5,9 157,38 92,9 4 Su hào 6,2 182,13 112,9 5 Hành tỏi 4,2 109,04 45,8 6 Bầu, bí, mướp 7,3 153,06 111,7 7 Cây ớt 3,1 102,1 31,7 8 Cà chua 1,5 301,1 45,2 9 Đậu côve 1,2 137,5 16,5 10 Các loại rau khác 25,1 154,12 386,8
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy:
Tại thành phố Vĩnh Yên có chủng loại rau khá đa dạng nhưng có 8 loại rau là phổ biến trong đó rau cải các loại có diện tích trồng lớn nhất 197,3 ha chiếm 57,08% diện tích sản xuất rau và 55,4% sản lượng rau, rau muống có 92,4 ha chiếm 26,7% diện tích trồng rau, còn lại là các loại rau khác chỉ chiếm 7,1% diện tích và 5,1% sản lượng rau toàn thành phố.
Để nắm được tình hình phát triển về sản xuất rau và sản xuất rau an toàn tại Thành phố Vĩnh Yên năm 2013, chúng tôi tiến hành điều tra về diện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 tích, năng suất, sản lượng rau trên các xã, phường thuộc thành phố. Kết quả thể hiện tại bảng 3.7.
- Về diện tích: Trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên hiên có 7/9 xã tham gia sản xuất rau. Tổng diện tích gieo trồng là 334,2 ha, trong đó trong đó xã Định Trung là xã có diện tích sản xuất lớn nhất, 104.2ha chiếm 31,3% tổng diện tích toàn thành phố và 29,8% tổng sản lượng. Sau đó là phường Đống Đa có diện tích là 56,2 ha chiếm 16,8% tổng diện tích và 16,9% tổng sản lượng, phường Đồng Tâm (15,1% tổng diện tích và 15,8% tổng sản lượng), phường Tích Sơn (14,3% tổng diện tích và 15,1% tổng sản lượng), Xã Thanh Trù (13,9% tổng diện tích và 14,1% tổng sản lượng), phường Hội Hợp (7,7% tổng diện tích và 7,4% tổng sản lượng), Phường Liên Bảo có diện tích sản xuất và sản lượng thấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Bảng 3.7. Diện tích năng suất và sản lượng rau của một sốđịa phương trên địa bàn Vĩnh Yên năm 2013
Nguồn : Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc STT Địa phương Diện tích Năng suất Sản lượng Tổng (ha) Cơ cấu (%) RAT (ha) T.bình (tạ/ha) RAT TB(tạ/ha) Tổng Cơ cấu (%) RAT (tấn) (tấn) Toàn T.P 334,2 100 279 208,8 211,1 6978,1 100 5889,6 1 Phường Tích Sơn 48,1 14,3 45 225,4 216,4 1084,2 15,1 983,8 2 Phường Đống Đa 56,2 16,8 52 210,4 217,25 1192,0 16,9 1239,7 3 Phường Hội Hợp 25,8 7,7 - 198,6 - 512,4 7,4 - 4 Phường Liên Bảo 3,2 0,9 - 200 - 64,0 0,9 - 5 Phường Đồng Tâm 50,3 15,1 46 223,6 210,6 1122,2 15,8 968,8 6 Xã Thanh Trù 46,4 13,9 38 195,3 201,5 999,5 14,1 859,3 7 Xã Định Trung 104,2 31,3 98 203,3 214,1 2118,4 29,8 2198,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Trong 7 địa phương sản xuất RAT của Vĩnh Yên, có 6 địa phương sản xuất rau an toàn. Tổng diện tích rau an toàn của thành phố năm 2013 có 279 ha, chiếm 83,9% tổng diện tích trồng rau. Trong đó xã Định Trung có diện tích lớn nhất là 98 ha, chiếm 35,1% tổng diện tích rau an toàn của toàn thành phố, tiếp đó là phường Đống Đa (52 ha, chiếm 18,6%), sau đó là phường Tích Sơn (45 ha chiếm 16,1% tổng diện tích trồng RAT), Đồng Tâm (46 ha chiếm 16,5% tổng diện tích trồng RAT), và xã Thanh Trù (38 ha chiếm 13,6 tổng diện tích trồng RAT), Phường Hội Hợp và Phường Liên Bảo không có diện tích trồng RAT là do đây là 2 phường có diện tích sản xuất rau khá thấp, chủ yếu sản xuất theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ , đây là trở ngại cho việc phát triển RAT trên địa bàn phường.
- Về năng suất:
Qua bảng 3.7 cho thấy, năng suất rau trung bình của các địa phương trồng RAT của toàn thành phố năm 2013 đạt 211,1 tạ/ha. Năng suất trung bình của rau an toàn cao hơn so với năng suất trung bình rau sản suất thông thường là 2,3 tạ/ha.
Các địa phương có chênh lệch năng suất rau thông thường khá rõ rệt: đứng đầu là phường Tích sơn (225,4 tạ/ha), phường Đồng Tâm (223,6 tạ/ha), phường Đống Đa (210,4 tạ/ha), ),xã Định Trung năng suất rau trung bình 203,3 (tạ/ha). cuối cùng là xã Thanh Trù (195,3) tạ/ha. Năng suất rau của từng địa phương đã có một phần phản ánh trình độ canh tác của mỗi địa phương.
Như vậy, giữa các vùng khác nhau có trình độ thâm canh, tập quán canh tác khác nhau, để có thể phát triển được và nâng cao năng suất thì cần có những biện pháp kỹ thuật cụ thể để áp dụng cho từng điều kiện địa phương cụ thể. - Về sản lượng:
Hiện nay, thành phố Vĩnh Yên có khu công nghiệp, thu hút nhiều nguồn lao động, chính vì vậy nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng đều tăng lên, đặc biệt là rau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Năm 2013 sản lượng rau cung cấp cho địa bàn là 6978,1 tấn, trong khi đó lượng rau an toàn cung cấp đạt 5889,6 tấn, chiếm 84,7% tổng sản lượng rau cung cấp cho thành phố. Trong đó, xã Định Trung có sản lượng cao nhất: 2198,2 tấn chiếm 35,3%, phường Đống Đa 1239,7 tấn chiếm 19,8%; còn lại các phường Đồng Tâm, xã Thanh Trù và phường Tích Sơn, với sản lượng lần lượt: 968,8 tấn chiếm 15,5%, 859,3 chiếm 13,7% , 983,8 tấn chiếm 15,7 %.
Nhìn chung, trong năm 2013, diện tích, năng suất, sản lượng rau nói chung và RAT nói riêng tại các xã phường thuộc thành phố Vĩnh Yên có tăng lên. Tuy nhiên cần phát triển hơn và chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tạo thương hiệu riêng cho RAT thành phố Vĩnh Yên.