Xuất một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất RAT tại thành phố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 116)

thành nên những điểm sản xuất rau theo quy mô trạng trại, bước đầu hình thành hợp tác xã sản xuất rau như HTX Định Trung, HTX Thanh Trù… tuy nhiên đó là những trại trại có diện tích nhỏ. Nguyên nhân tại các khu vực sản xuất RAT chưa hình thành nên các khu trang trại sản xuất với diện tích lớn một cách đồng loạt chủ yếu là dolà do:

+ Độ tập trung đất chưa cao.

+ Người sản xuất còn ít vốn hoặc chưa biết cách sử dụng vốn nên chưa tăng được diện tích sản xuất rau, vấn đề góp đất sản xuất giữa các nông hộ chưa được quan tâm.

+ Nguồn nhân công trẻ thấp, sản xuất rau chủ yếu là nhân công chủ yếu là ông bà, bố mẹ, còn lại ở độ tuổi thanh niên chủ yếu đi làm ở công ty – đây là trở ngại cho việc hình thành kinh tế trang trại.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất RAT ở thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất RAT tại thành phố Vĩnh Yên phố Vĩnh Yên

Từ những thực trạng về sản xuất và tiêu thụ RAT của thành phố, để góp phần phát triển thêm về diện tích cũng như thị trường tiêu thụ RAT, chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 107

- Giải pháp về kỹ thuật:

+ Hoàn thiện quy trình sản xuất RAT cụ thể cho từng loại rau.

+ Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao đến rộng rãi đến nông dân, đặc biệt là tập huấn kỹ cho nông dân trong việc bảo quản, sử dụng các sản phẩm được theo nguyên tắc 4 đúng: đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian, và hướng tới sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ.

+ Xây dựng, hướng dẫn phát triển rộng vùng chuyên canh RAT.

+ Cung cấp và khuyến khích bà con áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, mở rộng áp dụng chương trình IPM trên rau.

+ Tăng cường lịch giám sát đồng ruộng theo định kỳ, thường xuyên thu thập mẫu, phân tích nhanh, kiểm tra kết quả nhằm có hướng điều chỉnh kịp thời trong sản xuất.

- Về cơ chế chính sách

+ Khuyến khích các hộ nông dân sản xuất rau theo hướng an toàn bằng cách mở rộng thị trường buôn bán và tìm địa điểm tiêu thụ rau cho người sản xuất.

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: giao thông, hệ thống tưới tiêu...

+ Phải có hệ thống thanh tra, giám sát để đảm bảo sản phẩm làm ra an toàn, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

+ Có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ban đầu ( hỗ trợ xây dựng tăng diện tích nhà lưới, hệ thống điện...) một cách cơ bản giúp nông dân giảm bớt phần khó khăn.

+ Có chế độ ưu đãi, hỗ trợ các chương trình sản xuất, ứng dụng những sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào phòng trừ bệnh.

+ Đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm liên kết giữa nhà kinh doanh với nông dân ngày càng chặt chẽ và bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 108 + Nhà nước cần có các chính sánh hỗ trợ về vốn cho sản xuất RAT

- Về phát triển thị trường

+ Mở rộng kênh phân phối trực tiếp từ người trồng rau tới những người tiêu dùng tập thể và gia đình.

+ Phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT qua các tiểu thương bán lẻ, mở rộng các điểm bán RAT.

+ Củng cố mạng lưới bán RAT qua siêu thị, cửa hàng hoặc quầy hàng chuyên kinh doanh rau quả.

+ Giải pháp then chốt để mở rộng sản xuất và tiêu thụ RAT là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu rau an toàn. Thương hiệu RAT có thể là thương hiệu của nhà sản xuất (người trồng rau) hoặc của nhà phân phối (siêu thị, cửa hàng...)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 109

KT LUN, ĐỀ NGH

Kết luận

Qua quá trình điều tra về thực trạng sản xuất RAT tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tình hình sản xuất rau trên địa bàn Vĩnh Yên trong những năm gần đây có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng. Chủng loại rau khá đa dạng, đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng trong địa bàn và một số vùng lân cận.

2. Tình hình sử dụng phân bón đối với RAT

- Phân hóa học: Phần lớn các hộ sản xuất rau trong vùng điều tra vẫn sử dụng nhiều phân hóa học, nguyên nhân chính là do phân hóc học giá thành rẻ hơn so với phân khác.

- Phân vi sinh: Cùng với việc sử dụng phân hóa học hiện nay các nông hộ sản xuất rau dùng phân vi sinh. Nhưng liều lượng sử dụng phân trên 1 ha là khác nhau.

- Phân chuồng tươi: Nhìn chung tình hình sử dụng phân chuồng tươi tại các hộ khá thấp.

- Tình hình sử dụng phân hữu cơ: Kiến thức về sử dụng phân hữu cơ đặc biệt là các hộ sản xuất rau an toàn đã được nâng lên rất nhiều trong thời gian qua nhờ kiến thức được tập huấn từ chương trình, dự án phát triển rau an toàn. Tuy nhiên liều lượng sử dụng chưa hợp lý.

- Việc sử dụng phân đạm trong sản xuất rau ở mức cao, kể cả những hộ sản xuất rau an toàn. Mức bón phân chưa cân đối giữa đạm, phân lân và phân kali.

3. Tình hình sử dụng nguồn nước

- Các nông hộ sản xuất rau tại địa điểm tiến hành điều tra đã khoan giếng để lấy nước tưới rau, tuy nhiên vẫn còn một số hộ sử dụng nước ao, hồ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 110 để tưới. Thời điểm tưới phần đa các nông hộ đều tưới cả khi vừa gieo đến khi rau sắp thu hoạch. Phương pháp tưới rãnh được sử dụng phổ biến nhất.

4. Giống và cơ sở vật chất

- Giống rau được mua ở các công ty, cửa hàng vật tư. Không có hộ nào tự để giống.

- Diện tích nhà lưới, nhà kính trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên , tuy nhiên chỉ tập trung ở một số địa phương chuyên canh rau, còn một số nơi chưa được hỗ trợ, đầu tư.

- Hệ thống kênh mương được xây dựng khá nhiều, tuy nhiên cón một số diện tích đã xuống cấp. Số giếng khoan được tăng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất.

5. Thành phố Vĩnh Yên đã có quy trình sản xuất RAT cho một số loại rau. 6. Kết quả sản xuất 3 loại rau an toàn, đậu cô ve và cà chua có năng suất thấp hơn so với rau ở ngoài sản xuất, riêng cây bắp cải năng suất theo quy trình rau an toàn cho năng suất cao hơn so với năng suất của dân. Do chưa có phân biệt về giá bán giữa rau an toàn và rau do dân sản xuất nên giá trị sản xuất của rau an toàn (đậu cô ve, cà chua) thấp hơn so với giá trị sản lượng của dân.

7. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm rau an toàn gặp rất nhiều khó khăn, thị trường bấp bênh, không ổn định. Giữa sản phẩm rau sản xuất theo quy trình rau an toàn và rau sản xuất thông thường chưa có sự phân biệt rõ rệt, người tiêu dùng không thể phân biệt được thế nào là rau an toàn, cơ sở duy nhất để lựa chọn rau an toàn trên thị trường chính là sự tin tưởng vào địa chỉ và nguồn gốc của sản phẩm rau. Chính hoạt động của các chương trình, dự án phát triển sản xuất rau an toàn là nhân tố tạo ra uy tín cho những nông hộ sản xuất rau an toàn, giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm của nông hộ thuận lợi hơn.

8. Tình hình sản xuất RAT tại Thành phố Vĩnh Yên trong mấy năm gần đây đã có xu hướng tăng lên, tuy nhiên vẫn cần có nhiều chính sách về thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 111 trường, hỗ trợ hơn nữa để có đầu ra cho các cơ sở sản xuất rau thuận lợi hơn.

9. Tại thành phố Vĩnh Yên, tổ chức sản xuất RAT bước đầu đã hình thành nên mô hình sản xuất trang trại, hợp tác xã tuy nhiên diện tích vẫn còn nhỏ lẻ.

Đề nghị

1. Tăng cường thông tin tuyên truyền, huấn luyện đào tạo nông dân hiểu và nâng cao nhận thức trách nhiệm cho người sản xuất và người tiêu dùng và kiến thức sâu hơn nữa về sử dụng phân bón, thuốc BVTV.

2. Mở rộng thêm diện tích nhà kính, nhà lưới. Nâng cao cơ sở vật chất, hệ thống thủy lợi.

3. Cần có các cơ chế, chính sách mở rộng thị trường để tiêu thụ rau, nhằn tạo thương hiện RAT riêng.

4. Cần có tổ chức cấp giấy xác nhận (chứng chỉ) về rau an toàn, đồng thời có hệ thống liên hoàn từ khâu sản xuất cho tới điểm tiêu thụ.

5. Khuyến khích, tăng cường chỉ đạo các nông hộ sản xuất RAT theo hướng trang trại.

6. Đề nghị cho tiếp tục chỉ đạo sản xuất các loại rau còn lại ở thành Phố Vĩnh Yên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Hồ Hữu An (2005), “Báo cáo tổng quan chung về công nghệ sản xuất rau an toàn và các thiết bị phục vụ công nghệ’’

2. Hoàng Bằng An (2008) trong "Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội",

3. Nguyễn Văn Bộ (2001), “Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các nguồn phân bón”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 6.

4.Phạm Văn Cận – Chi cục BVTV Hòa Bình, “Sản xuất rau an toàn ở thị xã Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình”.

5. Nguyễn Hồng Chính, “Đánh giá thực trạng sản xuất và đề xuất một số giải pháp góp phần sản xuất rau an toàn tại Đông Anh – Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp – ĐH Nông nghiệp.

6. Đường Hồng Dật (2002), “Sổ tay người trồng rau”- tập 1,2, Nhà xuất bản Hà Nội.

7. Nguyễn Hoàng Dương, "Nghiên cứu phát triển sản xuất dưa chuột an toàn tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp – Đại học Nông Nghiệp.

8. Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2005), “Tập san y học dự phòng Tây Nguyên”.

9. Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2005), theo “Báo cáo giám sát thực trạng vệ sinh thực phẩm khu vực Tây Nguyên”, của Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên 10. Nguyễn Tuấn Đạt và cộng tác viên (2001), “Bước đầu điều tra tình hình ô

nhiễm mầm bệnh giun sán đường ruột ở môi trường ngoại cảnh TP. Buôn Ma Thuột 1998-1999”, Tập san khoa học Đại học Tây Nguyên tháng 3/2001..

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 113

hàng hóa tại Thành phố Vinh – Nghệ An”, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp – Đại học Nông nghiệp.

12. Trần Văn Hai (1999), “Điều tra thực trạng canh tác, sử dụng nông dược và biện pháp phòng trừ sâu hại trên cải xanh vụ hè thu 1998 tại Cần Thơ”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học 1997-1999, Đại học Cần Thơ.

13.Nguyễn Công Hoan (2007), “Diễn đàn dinh dưỡng và sức khoẻ”

www.AVSN online.net, Viện dinh dưỡng quốc gia.

14. Trương Hồng (2007), “Khảo nghiệm một số giống rau và hoa xứ lạnh tại TP. Buôn Ma thuột”, báo cáo khoa học, Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

15. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), “Đất Việt Nam”, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

16. Phạm Văn Lầm (2005), “Kỹ thuật bảo vệ thực vật”, nhà xuất bản lao động Hà Nội.

17.Dương Thị Quỳnh Liên, ““Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp – Đại học Nông nghiệp.

18.Trương Đức Lực (2006) , "Phát triển công nghiệp chế biến rau quảở Việt Nam trong quá trình hội nhập"

19.Lê Thị Kim Oanh, “Tình hình sử dụng thuốc sâu ở vùng trồng rau họ thập tự ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận”, Tạp chí bảo vệ thực vật số1/2002

20.Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013.

21. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2007, “Báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến năm 2010”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 114 22. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, “Kỹ thuật trồng rau sạch”, NXB Nông

nghiệp, 2001.

23. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau”, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội

24.Trần Khắc Thi (2003), “Kỹ thuật trồng rau sạch – RAT& chế biến rau xuất khẩu”, Nhà xuất bản lao động Hà Nội

25.Trần Khắc Thi và cộng sự (2007), “Rau an toàn và cơ sở khoa học, kỹ thuật canh tác”, Nhà xuất bản lao động Hà Nội.

26.Trần Khắc Thi (2003) và cộng sự “Kỹ thuật trồng và công nghệ bảo quản, chế biến một số loại rau, hoa xuất khẩu”, Nhà xuất bản lao động Hà Nội.

27.Bùi Thị Gia (2001), “Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội”.

28. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài (2005), “Trồng rau vụ đông xuân trong vườn nhà”, Nhà xuất bản lao động.

29. “Trồng cây rau ở Việt Nam”, Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng, NXB Văn hóa dân tộc, 2004.

30. Cục thống kê Hà Nội, niên giám thống kê 2005-2007 do phòng thống kê phát hành.

31. Phạm Thị Thuỳ (2006), “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt”, nhà xuất bản Nông nghiệp.

32. Nguồn từ Trung tâm Thông tin thương mại toàn cầu, Inc. 06/2014

33. Trương Quốc Tùng, Hội khoa học- kỹ thuật Bảo vệ thực vật, Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc, tháng 03/2007

34. Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên- 2003, “Tìm hiểu dư lượng HCBVTV trong môi trường đất tại Đăk Lăk”, Tạp chí y học dự phòng Tây Nguyên, 2003.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 115 35. Trần Thị Thuý Vân, “Hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố

Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 2005. 36. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,’’Quy hoạch vùng sản xuất tau an toàn

tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2013 và tầm nhìn 2020” 37.http://agro.gov.vn/images/2010/07/Bao%20cao%20luong%20thuc%20tha ng%203%20nam%202010.pdf 38. http://iasvn.org/homepage/Mot-so-nhan-dinh-ve-san-xuat-va-tieu-thu-rau- an-toan-3110.html 39.http://fsiu.mard.gov.vn/data/trongtrot.htm Tài liệu nước ngoài

40. Spsito and Praga (1984), ‘‘Survey on the content of Cd, Cu, Pb, Zn in edible herbs in Korea’’, Agricultural Insitute of Korea.

41. Nowakovski T.Z. (1960) “The effect of different nitrogenous fertilizers applied as solids or solution on the yield and nitrate- content of established grass and newly sown ryegrass”, J Agron. Sci.56

42. Grunes D.L.,W.H. Allway (1985), Nutritional quality of relation to fertilizer technology and use in “ Fertilizer technology and use”, Publishshed by soil science sociely of America, Inc Madison, wisconsin,USA.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 116

PH LC 1

Một số loại thuốc Bảo vệ thực vật nông dân thường sử dụng trong sản xuất rau.

Thuốc trừ sâu Thời gian cách ly (ngày)

I Nhóm thuốc nguồn gốc sinh học, thảo mộc

1 Abatimec 1.8EC 3

2 Afatin 1.8 EC 3

3 BTH107 bào tử/mg dạng bột hoà nước 3

4 Crymax 35WP 3 5 Delfin WG (32BUI) 3 6 Kuraba WP 3 7 Tập kỳ 1.8EC 3 8 Vertimex 1.8 EC 5 II Nhóm cúc tổng hợp

1 Antaphos 50EC; 100EC 7

2 Karate 2.5EC 7

3 Sherpa 25EC 10

4 Sumi- alpha 5EC 7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)