Những nghiên cứu về sản xuất RAT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

1.3.3.1. Trên thế giới

Trên thế giới, nông sản an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng được quan tâm từ rất sớm, đặc biệt tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, ..., Đài Loan, Singapo, Thái Lan, cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu xác định tiêu chuẩn rau an toàn, quy trình công nghệ và các giải pháp kỹ thuật về quản lý, giám định chất lượng, tổ chức sản xuất và thiết lập thị trường tiêu thụ rau an toàn đã được tiến hành tương đối đồng bộ, thường tập trung theo những hướng sau :

- Chọn tạo giống chống chịu đồng thời với nhiều loại sâu bệnh.

- Nghiên cứu phát triển các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, các biện pháp đấu tranh sinh học ở mức độ phân tử.

- Nghiên cứu các loại phân bón hữu cơ, phân sinh học cùng các biện pháp canh tác hữu cơ.

Tại Đài Loan, đã có khoảng 8 trạm xét nghiệm nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả bằng phương pháp sinh học đặt ở hầu hết các vùng sản xuất, kinh doanh rau, quả của nước này. Tại mỗi chợ đầu mối rau, quả ở các thành phố lớn như Đài Bắc, Đài Trung hay Kaohsiung đều có một trạm xét nghiệm sinh học nhanh. Do giá thành xét nghiệm thấp, thời gian xét nghiệm ngắn nên có đến 1% số sản phẩm lưu thông trong ngày ở các chợ đầu mối này được xét nghiệm để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm của những người cung cấp lớn cũng được xét nghiệm ít nhất là ba tháng một lần.

Tại Hàn Quốc, mặc dù mới phổ biến biện pháp xét nghiệm sinh học để xác định dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả nhưng đến nay liên đoàn các hợp tác xã nông nghiệp toàn quốc đã thành lập được khoảng 100 trạm xét

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 nghiệm phân bố trên khắp các vùng trong nước. Nhìn chung, ban đầu nông dân tỏ ra nghi ngờ kết quả xét nghiệm của phương pháp xét nghiệm sinh học nhanh và không cho lấy mẫu từ các sản phẩm của mình.

Nhưng đến khi các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành rộng rãi các xét nghiệm này thì nông dân lại hiểu rõ sự cần thiết của nó. Họ bắt đầu mang mẫu đến các trạm xét nghiệm địa phương trước khi thu hoạch một cách tự nguyện và họ nhận thấy rằng người tiêu dùng thích mua loại sản phẩm đã qua xét nghiệm sinh học hơn. Dẫn theo Trần Việt Đức trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu một số hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa tại Thành phố Vinh – Nghệ An”, Theo Joseph Ekman (2007), thời gian gần đây, việc đề xuất và áp dụng quy trình nông nghiệp an toàn, còn gọi là quy trình nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) đã được triển khai tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, đã và đang mang lại hiệu quả to lớn trong sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng.

Quy trình GAP là một quy trình hướng dẫn, kiểm soát và ngăn chặn những mối nguy có thể xảy ra trong tất cả các khâu sản xuất nông sản, từ khâu đầu tiên sửa soạn vườn trại, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cho đến khâu sau thu hoạch, bao bì và cuối cùng là khâu bầy bán ở chợ. Ngày nay, trong bối cảnh thị trường toàn cầu hoá, GAP trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với thị trường xuất nhập khẩu. Mặc dầu có nhiều quy trình GAP có tên gọi khác nhau nhưng các quy trình vẫn có các điểm chung được thế giới công nhận đối với việc xuất khẩu nông sản.

1.3.3.2. Tại Việt Nam

Rau an toàn là yêu cầu cấp bách và sự quan tâm của người tiêu dùng, của cả cộng đồng; đối với người sản xuất vừa là trách nhiệm trước xã hội, vừa là đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm do mình sản xuất ra tăng sức cạnh tranh trong thị trường, vừa đảm bảo tốt môi trường sản xuất và duy trì sản xuất nông nghiệp bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Đề cập đến sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, cần kể đến sự quan tâm của các cấp các ngành thuộc cơ quan và các tổ chức nước ngoài đã quyết tâm triển khai và phát động các chương trình rau an toàn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996, sau đó đã phát triển ra rất nhiều địa phương trên cả nước.

Về lĩnh vực kỹ thuật cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu đưa ra các yêu cầu của rau an toàn; qui định trồng rau an toàn; kỹ thuật trồng rau an toàn một số loại rau như cà chua, cà tím, ớ ngọt, đậu bắp, xu hào, cải củ, súp lơ, đậu vàng - đậu cô ve, đậu Hà Lan, rau gia vị; sản xuất rau an toàn theo tiờu chuẩn thực hành nụng nghiệp tốt.

Theo tác giả Trần Khắc Thi: Sản phẩm rau được coi là sạch (an toàn) phải đáp ứng các yêu cầu:

+ Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất, thu đúng độ chín, có bao nì vệ sinh sạch sẽ, không có triệu trứng bệnh

+ Sạch, an toàn về chất lượng: sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrat, kim loại nặng và lượng vi sinh vật có hại không vượt ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế Thế giới.

Theo tác giả Lê Thị Kim Oanh: RAT là rau không bị dập nát, hư hỏng, không có đất bụi bao quanh, dư lượng chất hoá học, độc hại, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo tiêu chuẩn RAT và được trồng trên đất không bị nhiễm kim loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổng hợp, hạn chế việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép.

Theo Quyết định số 67 - 1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/4/1998 về sản xuất rau an toàn của Bộ NN&PTNT “rau an toàn“ được khái niệm như sau: những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn.

Theo Trần Khắc Thi và cộng sự (2003). Đây là công trình nghiên cứu công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực, xác định giống và kỹ thuật thâm canh một số loại rau.

Đề tài cũng đưa ra một số quy trình công nghệ sau thu hoạch với một số sản phẩm rau và hoa cho xuất khẩu, đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm rau, phát triển vùng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về công tác quy hoạch ngành hàng rau, quy hoạch lãnh thổ, tổ chức ngành hàng và các can thiệp của hệ thống chính sách phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.

Bùi Thị Gia (2001) đã tập trung nghiên cứu một số lý luận về phát triển rau, nghiên cứu thực trạng phát triển rau và đề xuất một số biện pháp phát triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, đề tài mới tập trung nghiên cứu vào các biện pháp phát triển rau nên cần có những nghiên cứu tiếp theo trên cả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Tác giả Trương Đức Lực (2006), đã khái quát một số lý luận về phát triển công nghiệp chế biến rau quả trong điều kiện hội nhập, trong đó tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp rau quả, phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam, đề xuất một số biện pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả trước những yêu cầu hội nhập hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến rau quả nên cần có những nghiên cứu tổng thể hơn bao gồm từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta.

Tác giả Hoàng Bằng An (2008), đã khái quát một số lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở các đô thị lớn, nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 thụ rau xanh ở Hà Nội và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ rau nhằm đáp ứng nhu cầu rau xanh ở thủ đô Hà Nội đến năm 2010. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu mới tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thủ độ Hà Nội nên cần có những nghiên cứu tiếp theo ở góc độ nhìn rộng hơn, trên khía cạnh tổ chức và quản lý sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn một tỉnh.

Theo Ngô Thị Thuận và Trần Công Thắng (2003), đã đưa ra một bức tranh chung về ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tiếp thị trong nước tới xuất khẩu, kế hoạch và triển vọng. Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại như: năng lực sản xuất, sản lượng rau thấp so với các nước khác trong khu vực, sự phát triển sản xuất rau trong thời gian qua phần nào mang tính tự phát của người dân, năng suất rau trồng của Việt Nam còn thấp; cơ cấu chi phí và giá cả cao; chất lượng thấp; tính đa dạng của sản phẩm rau còn ít... Từ đó nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về chính sách như: ưu tiên đầu tư nghiên cứu về rau quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ tín dụng, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, cải cách doanh nghiệp, phát triển công nghệ và thông tin, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một báo cáo ngành hàng rất công phu của Việt Nam, đề cập ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tới tiêu dùng. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trong điều kiện hội nhập WTO thì chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều.

Tóm lại, các đề tài trên là các công trình khoa học đã nghiên cứu và được công bố, chúng thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác của loại chủ đề nghiên cứu về ngành hàng rau.

Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trong cách nhìn rộng hơn, trong những bối cảnh mới của nền kinh tế mở, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh tranh ngày càng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 quyết liệt về sản phẩm nông nghiệp trong đó có sản phẩm rau thì chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều.

Hơn nữa yêu cầu của tổ chức và quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, theo yêu cầu về nâng cao chất lượng sản phẩm, những nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng rau, tìm các biện pháp gia tăng giá trị của chuỗi sản phẩm rau, gia tăng liên kết giữa các khâu sản xuất chế biến tiêu thụ rau, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phân tích hiệu quả kinh tế của ngành hàng rau, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, tìm các biện pháp quản lý nhà nước có tầm chiến lược lâu dài để phát triển ngành hàng rau an toàn một cách nhanh và bền vững cũng chưa được đề cập đến nhiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển rau an toàn tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)