Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, chất lượng nông sản là vấn đề lo ngại đối với người tiêu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 dùng. Đứng trước thách thức này đòi hỏi phải có những thay đổi trong
phương thức sản xuất đó là chuyển từ sản xuất rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn.
Theo Cục trồng trọt, diện tích trồng rau cả nước đến cuối năm 2012 đạt 823.728 ha, năng suất 17 tấn/ha, sản lượng khoảng 14 triệu tấn. Cho đến nay, cả nước có gần 16.800 ha sản xuất rau theo hướng an toàn, nông dân đã áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn nhưng chưa được chứng nhận.
Qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT đến hết tháng 12/2012:
- Số diện tích đã được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ- BNN ngày 15/ 10/ 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn là 6.310,9 ha.
- Số diện tích rau sản xuất theo hướng an toàn (nông dân đã áp dụng quy trình sản xuất an toàn nhưng chưa được chứng nhận) là 16.796,71 ha.
- Số diện tích đã được 20 tỉnh quy hoạch sản xuất rau an toàn là 7.996,035 ha. Cũng qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT và 12 tổ chức chứng nhận VietGAP đến hết tháng 9/2012 số diện tích rau được cấp Giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác (GlobalGAP, MetroGAP) là 491,19ha.
Trong năm 2012, Cục Trồng trọt thành lập 3 Đoàn kiểm tra điều kiện sản xuất rau đảm bảo an toàn thực phẩm tại 22 tỉnh, thành phố (An Giang, Sóc Trăng, Bình Định, Gia Lai, Ninh Thuận, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang).
Đoàn kiểm tra đã lấy 142 mẫu rau phân tích: dư lượng thuốc BVTV, nitrate, kim loại nặng (Pb, Cd). Hiện nay, Cục đang tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
Theo thông tin Báo Lâm Đồng, hiện nay tại Việt Nam có một số mô hình sản xuất rau an toàn tieu biểu:
+ Tiền Giang: Mô hình tiêu biểu gắn sản xuất với tiêu thụ rau an toàn có hiệu quả trên địa bàn tỉnh là HTX rau an toàn Gò Công (12,5 ha/42 hộ), chủng loại: cải xanh, cải ngọt, cải thìa, rau dền, mùng tơi, dưa leo. Hiệu quả mô hình trồng rau theo quy trình an toàn tại Hợp tác xã lợi nhuận cao hơn so với rau thường từ 1,2 – 1,7 lần.
Tổ chức hoạt động của HTX như sau:
- Ban chủ nhiệm chủ động tìm kiếm thị trường đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm cho các xã viên, ký hợp đồng tiêu thụ với xã viên theo giá sàn.
- Tổ chức họp định kỳ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kịp thời uốn nắn các vi phạm đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục lỗi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp hợp tác xã phát triển.
+ Bình Dương: Một số mô hình tiêu biểu gắn sản xuất với tiêu thụ trên địa bàn: 02 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn:
+ Tổ sản xuất RAT xã Tân Định,huyện Bến Cát: diện tích 7 ha (sản xuất 3 vụ); sản lượng: 378 tấn (dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp,....);
+ Tổ sản xuất RAT Thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên: diện tích: 5 ha (sản xuất 3 vụ); sản lượng: 234 tấn (hành lá, khổ qua, dưa leo,...);
Từ dự án “Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2010-2012” đã thành lập 02 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tại 02 địa điểm nêu trên. Tổ hợp tác được hoạt động dưới sự quản lý và điều hành sản xuất từ 02 tổ trưởng tổ hợp tác, có sự hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón và thuốc BVTV, ... của cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV Bình Dương. Định kỳ mỗi tháng 02 lần, Chi cục BVTV lấy mẫu rau từ 02 tổ rau phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trên rau bằng phương pháp phân tích nhanh (GT Testkit), khi mẫu rau có dư lượng (ở mức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 an toàn) Chi cục tiếp tục phân tích định lượng để phân tích rõ gốc thuốc nông dân sử dụng.
Khi 02 tổ rau sản xuất có sản phẩm, nhờ sự tác động và hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Chi cục BVTV làm đầu mối đã giúp cho sản phẩm của 02 tổ rau được đưa vào siêu thị Coop Mart Bình Dương (sản phẩm rau bắt đầu đưa vào siêu thị từ tháng 06/2011 đến nay), trung bình mỗi tháng 02 tổ rau cung cấp khoảng trên 3,8 tấn rau an toàn các loại. Hiệu quả kinh tế: sản phẩm đưa vào siêu thị có giá cao hơn giá tự do bên ngoài từ 20-30%.
+ Bình Phước: Một số mô hình tiêu biểu: Hiện nay chi cục đã xây dựng và hình thành được các tổ rau nhằm liên kết và hỗ trợ nhau trong sản xuất cụ thể: Tổ rau Tân Lập- xã Tân Lập huyện Đồng phú, Khu phố Xuân Đồng- P.Tân Thiện – Tx. Đồng Xoài, Ấp 5 xã Minh Thành -Chơn Thành, CLB rau an toàn Phú Đức -Bình Long các tổ rau sản xuất theo quy trình VietGAP. Riêng ở Đồng Xoài tổ rau có hợp đồng cung ứng cho Siêu thị Coopmart và bán cho các quầy rau do Chi cục hỗ trợ và ngoài ra, rau được bán ra cho thị trường tự do, các tổ sản xuất được tư vấn, hỗ trợ xây dựng về logo, bao bì sản phẩm hàng hóa của từng tổ sản xuất nhằm phân biệt với sản phẩm thông thường, đảm bảo truy nguyên nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Tổng diện tích canh tác được Chi cục đầu tư trực tiếp theo VietGAP 13,5 ha, diện tích rau theo an toàn 16 ha, những hộ này được xây dựng thành các tổ sản xuất, có quy chế phối hợp, tổ chức sản xuất và được địa phương giám sát. Ngoài ra các nông hộ sản xuất tự phát phát triển triển theo hướng rau an toàn với diện tích là 170ha.
+ Tp. Hồ Chí Minh: Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phước An (Địa
chỉ: 12/19D ấp 4, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh): Là mô hình thí điểm của Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, là tổ chức tích cực trong phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế rau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Hợp tác xã bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau từ năm 2009 với diện tích 7 ha, đến năm 2012 diện tích sản xuất rau an toàn tăng lên 17 ha, sản lượng đạt 298 tấn/tháng. Đến nay, tổng diện tích được chứng nhận VietGAP là 4,06 ha (13 hộ sản xuất và nhà sơ chế).
- Liên tổ sản xuất và kinh doanh rau an toàn Tân Trung (ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi): Là mô hình thí điểm của Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, là tổ chức tích cực trong phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế rau. Hiện nay, tổng diện tích sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP là 9,5 ha (50 hộ), trong đó diện tích được chứng nhận VietGAP là 1,3 ha.
- Hợp tác xã Ngã Ba Giòng (Địa chỉ: ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn): Hiện nay, tổng diện tích sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP là 15 ha, trong đó diện tích được chứng nhận VietGAP là 3,25 ha. Hình thức tiêu thụ chủ yếu thông qua các hợp đồng nguyên tắc, trung bình 04 tấn/ngày.
* Tình hình chung về tiêu thụ rau an toàn:
+ Về hình thức tiêu thụ
Sản xuất rau nói chung, rau an toàn nói riêng được tiêu thụ theo một số hình thức chính như sau:
- Người sản xuất sau khi thu hoạch, tự mang đi tiêu thụ tại các chợ. - Bán buôn cả ruộng: tư thương chủ động đến thu hoạch và mang đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối. Hình thức này người sản xuất bán cho tư thương thấp hơn giá bán lẻ tại chợ 20 - 30% .
- Bán buôn cho người thu gom: một số chủ đại lý trong vùng đứng ra thu gom sản phẩm sau thu hoạch để tiêu thụ ở đại phương và các tỉnh lân cận. Ngoài ra một số tỉnh còn có hình thức tiêu thụ như:
- Tiêu thụ rau thông qua ký kết hợp đồng: Các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ liên kết … ký hợp đồng thu mua rau để tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 - Tiêu thụ thông qua các mối tiêu thụ ổn định: bếp ăn công nghiệp, bếp ăn nhà trẻ, trường học ...
+ Về công tác quản lý rau an toàn tại chợđầu mối
Hiện nay theo báo cáo có 10/32 tỉnh có chợ đầu mối tiêu thụ rau, rau an toàn (Quảng Trị, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bạc Liêu).
Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh, thành (Hồ Chí Minh, Hà Nội,…) hàng năm phối hợp với Ban quản lý các chợ đầu mối tổ chức các đợt kiểm tra, lấy mẫu rau để kiểm tra chất luợng. Nếu phát hiện mẫu có dư lượng thuốc BVTV hoặc hàm lượng Nitrat vượt ngưỡng theo quy định sẽ ra văn bản thông báo để Ban quản lý chợ có biện pháp quản lý tốt hơn nguồn gốc rau.
Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng rau tại các chợ được triển khai nhưng chưa phổ biến, chưa được chú trọng trên cả nước, chủ yếu là các tư thương tự tìm nguồn hàng, thu mua ở các nơi khác về tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc sản xuất rau an toàn cũng mới bắt đầu bằng việc chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sản lượng rau được sản xuất từ các vùng này chưa tạo thành khối lượng hàng hoá lớn.
Theo kết quả giám sát mới nhất của Ủy ban KHCN & MT của Quốc hội thì số mẫu rau quả tươi có dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới sức khỏe con người chiếm 30 - 60%. Tại các điểm trồng rau, thuốc BVTV được nông dân sử dụng với khối lượng lớn, đôi khi cả những loại cấm sử dụng. Tháng 07/2004, Viện Vệ sinh Y tế công cộng đó kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu thuộc loại cấm sử dụng với rau củ bán trên thị trường TP. Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy có 98,95% số mẫu nhiễm hóa chất BVTV gốc clo hữu cơ DDT và 77,89% số mẫu nhiễm thuốc BVTV gốc lân hữu cơ Wolfatox.
Dư lượng thuốc trừ sâu không chỉ tồn dư trong nông sản thực phẩm mà chúng còn được tìm thấy trong đất và nước, mặc dù hàm lượng ở mức thấp dưới ngưỡng cho phép. Thực tế cho thấy nhiều loại thuốc BVTV đó cấm sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 dụng từ năm 1992 như DDT, Lindan, 666… nhưng qua phân tích vẫn phát hiện thấy còn tồn đọng trong môi trường.