Tăng cường công tác quản trị khoản phải thu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và xây dựng Hà Nội (Trang 85)

Để mở rộng thị phần, thu hút được nhiều khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, công ty cần thực hiện chính sách tín dụng thương mại. Có nghĩa là Công ty đã sử dụng biện pháp bán chịu cho khách hàng. Nhưng bên cạnh đó, việc bán chịu khiến cho Công ty phải ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu vốn, tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính...gây hao hụt đáng kể cho tài chính của Công ty. Đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị tồn đọng và chiếm dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động từ đó góp phần sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thì Công ty cần phải có những biện pháp hữu hiệu để làm tốt hơn nữa công tác thanh toán và thu hồi nợ.

Công ty nên cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn với tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn lãi suất ngân hàng của công ty với cùng thời hạn thanh toán. Đồng thời với những đối tượng khách hàng khác nhau thì áp dụng những mức chiết khấu khác nhau. Đối với những khách hàng có uy tín và có quan hệ lâu năm với công ty sẽ có mức chiết khấu thấp hơn những đối tượng khác và ngược lại.

 Công ty nên có các điều khoản ưu đãi với các khách hàng thanh toán sớm. Cụ thể là Công ty nên đặt ra tỷ lệ chiết khấu thanh toán và thời hạn hưởng chiết khấu thanh toán đối với từng nhóm khách hàng:

 Đối với khách hàng lớn thì công ty có thể cấp tín dụng thương mại ở mức độ ổn định, có thể thỏa thuận để giảm bớt khối lượng tín dụng đồng thời có những biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm.

 Đối với khách hàng mới, Công ty cần thẩm định uy tín tín dụng của công ty trên cơ sở kinh nghiệm của các ngân hàng, các Công ty đã từng có giao dịch là từ phía cơ quan Nhà nước. Khi thực hiện chính sách bán chịu thì tùy tình

hình cụ thể mà Công ty có thể thương lượng nhằm giảm bớt tiền trả chậm cũng như thời gian trả chậm sao cho ở mức có thể chấp nhận được.

 Đối với khách hàng thanh toán chậm thì công ty xem xét cụ thể cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả.

 Cần kiểm soát chặt chẽ trong khâu ký kết hợp đồng, tìm hiểu kỹ lưỡng về khả năng thanh toán của khách hàng, quy định rõ về các điều khoản phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán, phạt vi phạm hợp đồng nếu thực hiện sai, cam kết để có thể ràng buộc khách hàng với trách nhiệm thanh toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và xây dựng Hà Nội (Trang 85)