Đây là chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của DN thông qua khả năng trả nợ (hay khả năng thanh toán) dựa vào các chỉ tiêu trong bảng sau:
Bảng 2.7. Chỉ tiêu khả năng thanh toán giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu Công thức Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng TSLĐ Công ty 1,53 1,42 1,21 (0,11) (0,21) Nợ ngắn hạn TBN 0,09 0,08 0,11 (0,01) 0,03 Khả năng thanh toán nhanh Tổng TSLĐ – HTK Công ty 1,02 1,05 0,94 0,03 (0,11) Nợ ngắn hạn TBN 0,67 0,67 0,66 0 (0,01) Khả năng thanh toán tức thời Tiền và các khoản
tương đương tiền Công ty 0,04 0,08 0,37 0,04 0,31 Nợ ngắn hạn TBN 1,16 1,13 1,11 (0,03) (0,05)
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn các TSLĐ thành tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Công ty có mức thanh toán ngắn hạn năm 2011 là 1,53 lần có nghĩa là 1 đồng nợ của công ty được đảm bảo bằng 1,53 đồng TSLĐ. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 1,42 lần tức giảm 0,11 lần so với năm 2011, năm 2013 chỉ tiêu này vẫn giảm 0,21 lần so với năm 2012. Tuy hệ số này vẫn lớn hơn 1, tức là vẫn đảm bảo khả năng thanh toán hiện thời, chỉ tiêu này giảm là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của TSLĐ. So với mức trung bình ngành thì chỉ tiêu này vẫn cao hơn, việc công ty giữ mức nợ ngắn hạn ở mức cao sẽ làm tăng rủi ro tài chính, tuy nhiên hệ số này không ảnh hưởng khả năng sinh lời của công ty. Khả năng thanh toán ngắn hạn không phản ánh được chính xác khả năng thanh toán của công ty do HTK trong TSLĐ là chỉ tiêu có tính thanh khoản thấp. Vì vậy khả năng thanh toán ngắn hạn để phản ánh tổng quát khả năng thanh toán của công ty.
Khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này năm 2011 là 1,02 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,02 đồng TSLĐ đã loại trừ đi HTK, năm 2012 là 1,05 lần nhưng sang năm 2013 có sự giảm nhẹ còn 0,94 lần giảm 0,11 lần. Hệ số này lớn hơn 1 tức là tỷ trọng HTK tương đối lớn trong tổng vốn lưu động của công ty. Thể hiện HTK của công ty năm 2013 tăng 34,08% so với năm 2012. So với khả năng thanh toán của ngành thì khả năng thanh toán của công ty vẫn ở mức cao hơn. Điều này xuất phát từ việc công ty phải dự trữ HTK lớn, mặc dù như vậy nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn ở mức an toàn.
54
Khả năng thanh toán tức thời: Đây là chỉ tiêu liên quan đến vốn bằng tiền của Công ty, chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán ngay tại một thời điểm xác định. Dự vào bảng 2.10 có thể thấy đây là chỉ tiêu nhỏ nhất và nhỏ hơn 1, cụ thể năm 2011 là 0,04 lần điều này có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đáp ứng bằng 0,04 đồng dự trữ tiền mặt và các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, năm 2012 tăng gấp đôi là 0,08 lần, năm 2013 là 0,37 lần tăng 0,31 lần so với năm 2012. Do trong cơ cấu TSLĐ thì tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011, 2012 chiếm tỷ trọng quá nhỏ, sang năm 2013 thì khoản mục này tăng tương đối chiếm 30,45% tổng TSLĐ. So với trung bình ngành thì chỉ số của công ty thấp hơn rất nhiều điều này cho thấy lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty rất thấp như vậy sẽ mất nhiều thời gian để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.
Biểu đồ 2.6. Chỉ tiêu khả năng thanh toán giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: lần
(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 – 2013)
Nhận xét:
Tóm lại cả 3 khả năng thanh toán đều thấp so với trung bình ngành. Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh ở mức an toàn, còn khả năng thanh toán tức thời thấp hơn so với trung bình ngành nên không an toàn vì công ty có mức dự trữ tiền thấp cần cân đối lượng hàng tồn kho để bổ sung thêm các khoản đầu tư ngắn hạn. 1,53 1,02 0,04 1,42 1,05 0,08 1,21 0,94 0,37 0 0,5 1 1,5 2
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán tức thời