Ứng dụng phương pháp phân tích Dupont để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và xây dựng Hà Nội (Trang 78)

Bảng 2.18. Sự thay đổi của ROA, ROE trong phân tích Dupont

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận ròng/DTT (1) % 4,25 2,49 1,08 DTT/TTS (2) Lần 0,79 1,53 2,23 TTS/VCSH (3) Lần 2,71 2,98 4,67 ROA (1)*(2) % 3,37 3,83 2,42 ROE (1)*(2)*(3) % 9,14 11,42 11,32 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua bảng 2.19 ta thấy ROA có sự biến động không nhiều qua các năm, trong giai đoạn 2011 – 2013 lợi nhuận ròng/DTT giảm từ 4,25% năm 2011 còn 1,08% năm 2013 giảm 4 lần. Còn DTT/TTS lại tăng từ 0,79 lần năm 2011 lên 2,23 lần năm 2013 tăng gấp gần 3 lần so với năm 2011. Kết hợp 2 chỉ tiêu này ta thấy ROA giảm từ 3,37% năm 2011 còn 2,42% năm 2013, nguyên nhân là do sự giảm của chỉ tiêu (1) lớn hơn sự

66

tăng lên của chỉ tiêu (2) làm cho ROA giảm, nhưng hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng nghĩa là trong giai đoạn này thì tài sản của doanh nghiệp vẫn hoạt động hiệu quả. Để tăng ROA công ty có thể tăng khả năng bán hàng để tăng doanh thu đồng thời cắt giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận ròng. Ngoài ra để ROA tăng thì có thể tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản bằng cách sử dụng tốt tài sản lưu động có sẵn của công ty nhằm tăng hiệu quả sử dụng tổng tài sản.

Còn ROE trong giai đoạn này thì lại tăng từ 9,14% năm 2011 lên 11,32% năm 2013 tăng 2,18% so với năm 2011, sự tăng lên này là do chỉ số TTS/VCSH tăng từ 2,71 lần lên 4,67 lần tăng 1,7 lần so với năm 2011. Để tăng ROE thì cũng như ROA là tăng ROS hoặc tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản, ngoài ra thì để tăng ROE còn có thể tăng hiệu suất sử dụng VCSH, để tăng hiệu suất này công ty có thể phát hành cổ phiếu trái phiếu để thu hút được nhà đầu tư làm cho ROE tăng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và xây dựng Hà Nội (Trang 78)