Mướn ruộng

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 56)

Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)

2.3.2.2. Mướn ruộng

Mướn ruộng là phương thức phát canh phổ biến hơn cả. Thường người ta cho thuê ruộng khi chủ đất có ruộng cách quá xa nơi mình ở và khó khăn trong việc trông coi. Người chủ đất cung cấp ruộng, và thông thường thì nộp thuế. Người tá điền thuê ruộng thì phải có vốn trang bị nông cụ và trâu bò, tiền ứng trước.

Có hai cách mướn: cách thứ nhất, người mướn trả ngay món tiền thuê khi nhận ruộng. Giá thuê không đồng đều giữa các địa phương, về đại thể bằng 50 đến 60% hoa lợi mà người mướn có thể thu sau khi thu hoạch. Cách thứ hai, người mướn ruộng trả địa tô cho chủ ruộng hoạch bằng tiền hoặc bằng hiện vật tương đương 1/3 đến 4/6 hoa lợi. Hình thức này khá phổ biến ở Nam Kỳ.

Thời gian cho thuê ruộng đất nói chung từ 1 đến 3 hoặc 5 năm, nhiều khi là vô thời hạn do thỏa thuận ngầm cho thuê tiếp tục. Cho thuê dài hạn như vậy có các lợi là rất bảo đảm và đôi khi có thể xây dựng công trình tưới nước nhỏ.

Cho thuê đất thì trả bằng hiện vật hoặc trả bằng tiền. Khoản tô trả bằng hiện vật tính theo một hecta, nói chung xê dịch trong phạm vi sau đây: ruộng hai vụ trả 500 đến 600 kg thóc, ruộng 1 vụ trả từ 200 đến 350kg thóc. Trường hợp ruộng một vụ có thể trồng một loại khô, thì người tá điền thuê ruộng phải thêm một khoản tô phụ vài đồng bạc (từ 8 đến 10đ00) một ha). Nếu trả bằng tiền, thì mức tô ở Nghệ An là: Ruộng hai vụ trả 30 đến 40 đồng một hécta, ruộng một vụ có khả năng làm thêm cây trồng khô thì trả 15 đến 30đ00, ruộng một vụ không trồng được thêm cây trồng khô thì trả 12 đến 25đ00. Ở tỉnh Bình Định, nơi cho thuê ruộng đất rất hiếm, việc thuê ruộng đất tốt xê dịch từ 50 đến 60đ00 một hécta.

Đối với những tỉnh Nam Bộ, mức tô tiền thay đổi và có thể lên tới một nửa giá trị thu hoạch. Ở Nam Bộ, do quan hệ kinh tế tư bản thân nhập khá sâu vào nông thôn cho nên địa tô tiền rất thịnh hành và làm cho nông dân bị phân hóa sâu sắc. Bọn địa chủ thường ở thành phố kinh doanh cả về thương nghiệp hoặc công nghiệp. Một đặc điểm nữa là do ruộng đất tập trung rất cao, trung bình mỗi tên địa chủ có hàng trăm mẫu, nên chế độ quá điền rất thịnh hành. Bọn quá điền lĩnh ruộng đất của địa chủ với giá nhất định, đem lại phát canh cho tá điền để ngồi giữa hưởng lợi. Trong trường hợp này tá điền bị bóc lột làm 2 nấc. Bọn địa chủ cứ nhìn trên bản đồ mà thu tô qua tay bọn trung gian.

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)