QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ THỐNG TRỊ CỦA PHÁP NHẬT 1 Quá trình thực dân Pháp tiến hành công cuộc xâm lược, bình

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 26 - 27)

Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)

2.1. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ THỐNG TRỊ CỦA PHÁP NHẬT 1 Quá trình thực dân Pháp tiến hành công cuộc xâm lược, bình

2.1.1. Quá trình thực dân Pháp tiến hành công cuộc xâm lược, bình định toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Ngày 1/9/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta, tiếp đó thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định. Bọn phong kiến nhà Nguyễn đã phản bội quyền lợi nhân dân, quyền lợi tổ quốc ký hàng ước 5/6/1862 cắt đứt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho giặc. Kể từ sau Hiệp ước năm 1862, thực dân Pháp chính thức thống trị 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, tại đây bộ máy chính quyền mang nặng tính chất cường quyền độc tài đã manh nha hình thành. Đứng đầu Nam Kỳ là một viên chức Pháp, mang chức danh Thống đốc. Từ năm 1862 đến 1867, cùng với việc thôn tính nốt 3 tỉnh miền Tây, bộ máy chính quyền ở Nam kỳ cũng được củng cố và chia thành 6 cấp, từ trung ương đến xã.

Đến năm 1873, thực dân Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất mở đầu cho công cuộc xâm lược Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Triều đình Nguyễn phải ký với Pháp Điều ước năm 1874, cắt thêm đất dâng cho Pháp và công nhận thêm nhiều đặc quyền đặc lợi của chúng ở Việt Nam. Đặc biệt với Hiệp ước Hácmăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884) thực dân Pháp đã buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của chúng trên toàn bộ nước Việt Nam. Do vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta, nên phải đến năm 1897 khi tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt, thì giai đoạn “bình định” bằng quân sự của Pháp mới kết thúc. Thực dân Pháp, mới thực sự thiết lập ách đô hộ trên đất nước ta và bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác có quy mô, có tổ chức, có hệ thống ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)