Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)
2.4.2. Tác động của chế độ tô, thuế nông nghiệp đối với xã hội nông thôn Việt Nam
thôn Việt Nam
Chính sách tô, thuế nông nghiệp của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam Phân hóa sâu sắc.
Chính sách ruộng đất, nâng đỡ địa chủ, cùng với việc dung túng quan lại cường hào địa phương trong quá trình thi hành chính sách tô, thuế. Đã làm giàu thêm cho giai cấp địa chủ, quan lại cường hào.
Chế độ sưu cao thuế nặng của thực dân và địa chủ phong kiến đã làm cho giai cấp nông dân bị phân hóa sâu sắc. Gánh nặng thuế má và địa tô làm cho đời sống nông dân đói khổ, bị phá sản ngày càng nhiều. Theo Qua Ninh
ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, số dân vô sản ngày càng đông” [28, tr.42]. Trong hoàn cảnh đó, một bộ phận nông dân phải ra thành phố vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, nhà máy xí nghiệp làm thuê và trở thành công nhân. Số nông dân bị bần cùng hóa ngày càng đông nhưng nền công nghiệp yếu ớt què quặt ở thuộc địa, không thể thu dùng hết được. Vì thế số người kiếm được việc làm trong các đồn điền hầm mỏ, xí nghiệp…chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số những người thất nghiệp ở nông thôn. Hơn nữa nhiều người nông dân bỏ làng ra đi, nhưng vì không chịu nổi cuộc sống quá bi thảm ở đồn điền hầm mỏ lại tìm cách quay trở về quê, đành sống vất vưởng với vài thước đất ruộng công hoặc đi lang thang kiếm ăn bằng cách thức cày thuê, làm mướn.
Nói đến đời sống người nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc, các nhà nghiên cứu lịch sử đều cho rằng nguyên nhân đẩy người nông dân đến đường cùng là gánh nặng tô, thuế quá nặng nề. Tính chất bóc lột dã man của tô, thuế không chỉ được phản ánh trong chính sử mà còn được phản ánh trong các tác phẩm văn học, thơ ca, hò vè và trong báo chí đương thời, với một số tác phẩm
tiêu biểu “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” của Ngô
Tất Tố và các bài “Á tế á ca”, “Bài vè về thuế lạm thu”, “Vè về thuế nặng”…
Trong “Hải ngoại huyết thư” của Phan Bội Châu đã tố cáo.
“Mỗi năm, mỗi thuế, mỗi phần, mỗi tăng Người chịu thuế nai lưng cố đóng
Của lâu ngày hết sống trơ trơ Kìa như thuế chợ, thuế đò
Thuế đinh, thuế thổ, thuế chồ mà đi
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt” [21, tr.46]
Trên thực tế, cùng với chính sách: đầu tư vốn để thu lợi nhuận cao, cho vay nặng lãi, bóc lột nhân công rẻ mạt, thì chính sách cướp đoạt công khai về
thuế và bóc lột địa tô kết hợp với chính sách dung túng quan lại cường hào địa phương trong quá trình thực thi chính sách thuế của người dân Pháp là chính sách cơ bản đẩy người dân Việt Nam đến cảnh khốn cùng. Hậu quả của chế độ tô, thuế tác động trước hết và sâu sắc nhất là giai cấp nông dân, giai cấp chính trong xã hội Việt Nam.
Trong nông thôn nước ta, ngoài thuế ngoại phụ (phụ thu) như: thuế ngoại phụ của thuế thân (từ 15% đến 31% của thuế chính ngạch), phụ thu của thuế ruộng đất từ 8 - 10% tùy từng địa phương, người nông dân còn phải nộp nhiều khoản thu khác như: tiền tổng phu (trả công cho phu đi phát việc quan), tiền tổng sư (tiền trả cho thầy giáo hàng tháng), tiền thuế bất thường (chính là bổ thêm vào thuế chính ngạch khi gặp thiên tai)… Những khoản thuế ngoại phụ này cùng với sắc thuế chính ngạch vốn đã là một gánh nặng đối với người nông dân. Song thực tế, bọn quan lại cường hào còn tha hồ lợi dụng thuế và ngoại phụ để lạm bổ nhiều hơn nữa. Sự hà thu lạm bổ thể hiện rõ nhất ở thuế thân và thuế ruộng
Với thuế thân, hàng năm cứ đến mùa khi trên “bài chỉ” về, bọn chức dịch làng xã họp nhau tự ý bổ bán. Lợi dụng sự phân chia nội tịch, ngoại tịch đinh, chúng tự ý phân bổ thuế mà không cho dân đinh biết mình ở hạng nào, bắt dân ngoại tịch nộp như dân nội tịch để hưởng khoản chênh lệch thuế từ các hạng dân đinh. Rồi lợi dụng quy định Nhà nước, khai tử chậm để thu những khoản thuế thân của những người dân đinh đã chết.
Với thuế ruộng, theo quy định của Nhà nước ruộng đất được phân chia theo đẳng hạng tốt, xấu với các mức thuế khác nhau. Nhưng để dễ bề bớt xén có tiền ăn tiêu bọn quan lại cường hào đều sử dụng phương pháp “gia đẳng” tức là thay đổi đẳng hạng ruộng đất. Lợi dụng quyền hành được giao bọn chức dịch làng xã đã tự ý phân bổ đẳng hạng ruộng đất, thường là nâng hạng, niêm yết ra đình bắt dân phải theo. Chính vì chính sách “gia đẳng” vô lý này
mà “Dân làng Đông Vệ (Thái Bình) cách 10 năm nay còn chia ruộng làm 3 hạng mà nay chỉ còn có một hạng nhất” [4]. Bên cạnh đó người dân còn phải một tệ nạn là thuế “khống thụ” tức là phải nộp số thuế do trên bổ vượt trội so với số ruộng đất thực sự có của làng. Để thu được thuế “khống thụ” chức dịch làng xã tự ý bổ thuế bắt dân phải đóng. Nơi nào số “khống thụ” nhiêu quá, không che lấp nổi, hoặc địa phương phản ứng gay gắt thì chính quyền thi hành chính sách “gia đẳng” để thu được số thuế cần thiết. Chính vì vậy, mỗi mẫu ruộng hạng nhất, thuế chính ngạch chỉ có 1đ50, nhưng cộng thêm ngoại
phụ và lạm thu có khi lên tới 2đ50 đến 3đ00. Thậm chí có nơi như “Làng
Nghĩa Dũng (Thái Bình), kể cả thuế khống phụ mỗi mẫu phải đóng 4đ00 đến 4đ50” [4].
Nói tóm lại, cùng với chính sách thuế của Nhà nước, nạn cường hào ra sức đục khoét, lợi dụng thuế để nhũng nhiễu dân quê, phụ thu lạm bổ càng làm cho thuế nặng thêm. Và tất cả trở thành nỗi ám ảnh, đe dọa người nông dân trong suốt những mùa sưu thuế. Để có tiền nộp thuế, người nông dân bị dồn vào con đường địa tô.
Dưới thời phong kiến, tình trạng ruộng đất ở nước ta rất manh mún. Lối làm ăn cá thể buộc người nông dân phải chia nhỏ ruộng để có điều kiện cày cấy theo khả năng cụ thể của từng gia đình. Ruộng đất bị chia vụn luôn là một trở ngại lớn cho sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung ruộng đất vào tay địa chủ phong kiến.
Sang thời Pháp thuộc, Nhà nước cho phép quá trình tập trung ruộng đất tiếp tục diễn ra với quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn. Sự cấu kết giữa thực dân và địa chủ phong kiến trong việc cướp đoạt ruộng đất đã làm cho người nông dân ngày càng bị mất dần ruộng đất. Trong điều kiện ruộng ít, để sản xuất và tồn tại đối với người nông dân đã là một điều khó khăn. Thêm vào đó gánh nặng thuế má chồng chất lên thuế là ngoại phụ, phụ thu lạm bổ đẩy
người nông dân vào tình cảnh khổ cực. Lối thoát duy nhất của nông dân Việt Nam tình thế ấy khỏi bị tiêu diệt, chỉ có thể là con đường cày mướn tức là phải chui cổ vào cái tròng nô lệ của bọn địa chủ phong kiến với chế độ địa tô.
Chế độ địa tô thời Pháp thuộc khá nặng nề, thường sau mỗi vụ mùa tá điền phải nộp cho địa chủ trung bình từ 50 đến 75% hoa lợi, chưa tính đến những khoản chi phí khác mà tá điền phải chịu trong quá trình sản xuất. Kết quả là sau mỗi vụ thu hoạch, phần hoa lợi của tá điền không còn bao nhiêu:
Tính tất cả món thuế ruộng, thuế trâu, nợ thóc giống, thóc ăn… gốc lãi trả hết thì sau 6, 7 tháng trời nhọc nhằn vất vả từ tháng 4 đến tháng 10 - bọn tá điền chỉ còn giữ lại được từ 10 đến 20% số hoa lợi của mình đã cùng vợ con lao khổ mới kiếm được… Nhiều khi chủ bắt tá điền gặt tất cả về sân ấp, đập phơi được bao nhiêu chủ gạt lấy thuế và nợ. Nếu thừa ra mới cho tá điền đem về. Chẳng may nếu chỉ vừa đủ, ắt tá điền phải trở thành tay trắng, coi như làm ruộng hộ chủ… [42].
Nhìn chung, số hoa lợi còn lại nhiều nhất cũng chỉ một gia đình tá điền duy trì tạm thời phần nhu cầu của họ mà thôi. Khi gặp cảnh khốn quẫn, họ không còn cách nào khác là đi vay để có ăn, để sản xuất, để nộp tô nộp thuế. Chế độ vay nợ lãi vô cùng dã man. Bọn chủ nợ dùng tất cả mọi thủ đoạn trắng trợn, hoặc lừa bịp để chiếm lấy khoản tiền lớn nhất thông qua việc cho vay tiền hoặc vay thóc. Vay thường với hình thức trả lãi theo ngày, theo tháng, theo năm với lãi suất thường là 20%/1 tháng, 240%/năm hoặc 10%/ngày. Với hình thức cho vay như vậy dẫn đến tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con. Có nhiều gia đình, qua nhiều năm số tiền lãi đã trả gấp nhiều lần số gốc mà nợ gốc còn nguyên. Hoặc có người đời cha trả nợ không hết để lại đời con trả. Những món nợ truyền đời này đã dẫn đến hậu quả là nông dân bị phá sản, ruộng đất bị cầm cố hoặc bán rẻ, nhà cửa không còn. Đến mùa tô, thuế họ phải gán nợ
hoặc bán vợ đợ con mà phải gán ruộng cho nhà giàu lấy tiền nộp tô, nộp thuế, từ bỏ quyền sở hữu cuối cùng những mảnh đất nhỏ bé do cha ông để lại, biến mình thành vô sản. Miêu tả cảnh khốn cùng này bà Viôlốt đã viết:
Người ta thấy những người dân quê khốn cùng ấy, đầy những quần áo tả tơi và những ổ sâu quảng trên người, họ đã chạy chọt khắp nơi, lùa trâu, vác cày, mang mâm đồng, vũ vại, quần áo thậm chí cả đến những cây đèn ở bàn thờ tổ tiên của họ đi bán. Đó là cả một đống tài sản do những hy sinh của nhiều thế hệ để lại mà họ đã gắn chặt vào nó với tất cả tâm tư của họ. Họ bán những ấy rất rẻ cho những nhà cho vay độc ác. Trong đó có cả những người da trắng. Một con trâu đáng giá 20đ00 đến 30đ00 chỉ bán được 6đ00. Và tất cả những thứ đó đem bán đi để nộp thứ thuế đang giết họ. Bây giờ có nhiều làng hầu như không còn gì hết. Những túp lều rách tả tơi trên những nền nhà. Giống má, trâu bò đi hết. Dân quê không còn là những con người nữa. Họ chỉ còn có cách chết hoặc vùng dạy nữa thôi [22, tr.21].
Gánh nặng thuế má, địa tô đẩy người nông dân luôn bị dồn ép trong cái vòng luẩn quản.
Thuế nặng → đói nghèo → nợ lãi → lãi suất → làm thuê → thuế nặng… Cái vòng luẩn quẩn đó đã xô người nông dân vào cảnh khốn cùng.
Theo công bố của Nhà nước thuộc địa, “Thu nhập quốc dân của 3 nước
Đông Dương là 1.014 triệu đồng. Trữ số thu nhập của người Âu bình quân thu nhập của mỗi người dân Đông Dương chỉ được 36đ00/1năm. Trong khi đó bình quân thu nhập của mỗi tên thực dân là 44.000đ gấp 110
lần” [25, tr.201]
Trong bài nghiên cứu của mình, Lốtdơ cựu Công sứ pháp ở Nam Định đã nêu lên thực trạng đời sống của người nông dân tỉnh như sau:
900.000 dân Nam Định đều là những người thiếu ăn, sống bằng thu nhập hàng năm của không đầy một mẫu ruộng và sản phẩm lao động thủ công hoặc tiền công làm thuê rẻ mạt. Mức sống đại đa số đám quần chúng ấy mỗi tháng và mỗi gia đình 5 người không vượt quá 5đ00 (50 phơ răng). Trong nhiều trường hợp còn thấy ơn số tiền ấy nữa. Sau vụ gặt hai tháng, một bộ phân dân cư không thể có đủ ăn mỗi ngày một bữa nữa… [12, tr.194].
Để có tiền nộp tô, nộp thuế, người nông dân đã phải bỏ phần lớn chi phí tối thiểu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và họ bị đẩy vào cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, nhà cửa tối tăm tạm bợ. Trong tác phẩm “Vấn đề dân cày”, hai đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã nhận xét:
Hàng năm thợ cày ăn đói đến 7 - 8 tháng, bần nông 5 - 6 tháng, và một số trung nông thiếu 3 - 4 tháng. Trong những ngày ấy họ phải cầm hơi mỗi ngày một bữa. Có khi hai ngày mới được một bữa cơm, còn thì ăn cháo, ăn ngô, ăn khoai, cùng lắm là rau má, củ chuối, củ mài, gọi là có cái nhét cho đầy ruột [10, tr.30].
Trong khi lúa gạo để phục vụ đời sống nông dân chưa đủ, thực dân Pháp đã ra sức vơ vét đem xuất khẩu làm cho lượng gạo lưu thông trên thị trường rất ít. Hậu quả là khi mất mùa hoặc khi thực dân tăng cường vơ vét thì nạn đói xảy ra ngay lập tức và trên thực tế nạn đói nhiều lần xảy ra (1916, 1919, 1929…) cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng của người nông dân lao động cùng khổ.
Ăn không đủ, mặc lành là điều họ không dám mơ tưởng đến. Trong các làng quê người ta thường gặp những cảnh tượng khi đi làm người đàn ông chỉ mặc chiếc quần đùi ngắn ngủi, cũ kỹ, có khi chỉ đóng khố. Đàn bà chỉ có cái yếm không đủ che ngực. Trẻ em không bao giờ, hoặc hiếm khi được manh áo
mới. Quần áo của chúng đều lấy quần áo cũ của cha mẹ may lại. Cảnh trời rét, nông dân phải quàng manh chiếu rách, bao tải, áo tả tơi không có gì lạ mắt.
Tình trạng mặc như vậy, nhà ở cũng không kém phần tồi tệ. Ở các miền thôn quê vùng đồng bằng cũng như miền núi, phần đông người dân ở trong những căn lều lụp xụp, dột nát, ẩm thấp, chật chội, không đủ sức chống chọi
với mưa bão, lụt lội. Trong nhà cảnh nghèo càng lộ rõ: “Một chiếc giường tre
hoặc chõng tre, hoặc một tấm phản mỏng dùng để tiếp khách. Chăn màn không có chỉ có vài chiếc chiếu rách vừa dùng để trải giường, vừa làm chăn khi mùa lạnh giá. Vài chiếc nồi đất để nấu ăn và vài chiếc bát sành sứ xấu xí, sứt mẻ” [37, tr.63]. Đó là cảnh của người nông dân bình thường còn đối với đại đa số người dân bị phá sản phải đi làm thuê làm mướn thì chỗ ở của họ thường là nhà bếp, chuồng trâu, kho lúa của chủ. Đây là những nơi chật chội, bẩn thỉu, thiếu ánh sáng, mất vệ sinh và luôn tạm bợ đối với họ.
Do tình trạng ăn mặc, ở dưới mức tối thiểu cộng thêm sự ngu dốt thiếu hiểu biết nên tình trạng bệnh tật rất phổ biến ở nông thôn nhất là các loại bệnh truyền nhiễm như: dịch tả, đau mắt hột, thương hàn, lao phổi… Do đói nghèo và bệnh tật phát sinh nhiều nên tỷ lệ người chết ở nước ta thời kỳ này rất cao chủ yếu do thiếu ăn. Đây cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của dân số nông thôn Việt Nam.
Một hậu quả nữa do đói nghèo, gánh nặng tô, thuế nặng nề người nông dân đã phải chịu cảnh không được học hành. Thời Pháp thuộc, do thuế phụ thu lạm bổ, phu phen tạp dịch thường xuyên làm cho mức sống vật chất ở thôn quê thấp kém. Những gia đình khá giả ngày càng bị sa sút, không thể nuôi thầy đồ để dạy cho con em mình nữa. Còn những gia đình nghèo đói, bị bần cùng hóa thì luôn phải lo chống đói, không dám mơ tưởng đến học hành. Cuộc sống càng nghèo khổ thì số người thất học ngày càng nhiều. Trong khi đó Nhà nước lại thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề thống trị bóc lột.
Chúng không muốn cho dân học vì sợ dân giác ngộ, đấu tranh chống bất
công. Quan điểm người Pháp được đại tá Bécna phát biểu “Về phương diện
tinh thần, người Pháp đang tổ chức một nền giáo dục mới thay thế nền giáo dục An Nam mà họ đã bỏ đi. Họ chỉ xây dựng một ít trường đại học để tào tạo ra những con vẹt, những người vang bản thiếu đạo đức và thiếu cả kiến thức phổ thông” [12, tr.203].
Như vậy, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp còn rất thấp kém lạc hậu.