Cấy rẽ (lĩnh canh)

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 54)

Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)

2.3.2.1. Cấy rẽ (lĩnh canh)

Đó là hình thức nông dân mướn ruộng của địa chủ, tự mình cày cấy sau khi thu hoạch phải nộp cho địa chủ một phần sản phẩm dưới dạng hiện vật hoặc quy ra tiền gọi là địa tô.

Người chủ đất giao cho tá điền và người tá điền phải chịu thuế, chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí: thóc giống, phân bón, lao động phải bảo đảm trông coi ruộng và phải có nông cụ, trâu bò cần thiết để khai thác.

Địa tô mà người nông dân nộp cho địa chủ theo một tỷ lệ nhất định, căn cứ vào kết quả thu hoạch thực tế chia đôi hoặc chia ba, tuỳ theo mỗi nơi, chứ không phải một số tiền hay hiện vật nhất định. Trong trường hợp độc canh, người tá điền phải cung cấp một nửa số thu hoạch cho địa chủ, thông thường địa chủ đích thân tham gia vào việc chia này: tỷ lệ chia xê dịch có thể 1/3 hay 6/10 tuỳ theo đất tốt hay xấu. Trong trường hợp đa canh, thường thường người tá điền được hưởng toàn các vụ trồng khô, thường địa chủ thu nhận 1/2 vào tháng mười, có nơi chủ lấy hoàn toàn sản lượng vào của vụ mùa, người lĩnh canh lấy vụ chiêm, hoặc chủ lấy vụ người làm lĩnh canh lấy vụ màu.

Hình thức này khá phổ biến ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. P.Gourou, tác giả cuốn

“Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ” nhận xét “Đó là những điều kiện rất nghiệt ngã còn nghiệt ngã hơn cả Châu Âu nhiều, vì Bắc Kỳ chủ ruộng chỉ giao đất, còn mọi phí tổn sản xuất là của người cấy rẽ” [30, tr.376]

Với mức tô chia đôi hoặc chia ba như vậy người tá điền phải nộp cho địa chủ từ 50% đến 75% hoa lợi chưa tính đến khoản chi phí khác mà người tá điền phải chịu trong quá trình sản xuất. Kết quả sau mỗi vụ thu hoạch, phần hoa lợi của tá điền không còn bao nhiêu, không bù lại số nhân công phải đưa ra làm ruộng. Ca-Sta-Nhôn (Castagnol) có đưa ra một trường hợp lĩnh canh ở Nghệ An như sau:

Một hécta ruộng (hai vụ) thu hoạch được 2.450 cân thóc. Người làm rẽ sau khi nộp tô xong còn 1.225 cân trị giá năm 1929 là 67đ00. Trong số này, phải tiêu tốn 8đ00 giống má, 15đ00 phí tổn dụng cụ và trâu bò, cộng tất cả 23đ00, chỉ còn 44đ00. Thế mà tính theo mức sống năm đó, nếu thu hoạch được 100đ00 gia đình tá điền ấy vẫn số rất nghèo khổ. Con số 44đ00 còn lại ấy có được để nguyên đâu. Còn thuế má, còn đóng góp, còn nợ lãi đủ mọi thứ chi tiêu chẹn hầu chẹn họng [17, tr.121].

Ở các tỉnh nhiều ruộng đất công như (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên…), nạn bóc lột địa tô cũng không kém phần trọng phần lớn ruộng đất công đều lọt vào địa chủ, cường hào. Một tình trạng trái ngược diễn ra:

“Người tá điền phải lĩnh canh phần ruộng của mình! Trong nhiều trường hợp họ phải đóng thuế ruộng đất công nữa” [17, tr.122].

Như vậy người tá điền lĩnh canh ruộng đất của địa chủ được hưởng số hoa lợi rất thấp. Số sản phẩm họ làm ra bị xâm phạm nghiêm trọng và trong một số trường hợp họ không còn gì.

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)