Mướn ruộng có tạm ứng vốn của chủ

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 57 - 58)

Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)

2.3.2.3. Mướn ruộng có tạm ứng vốn của chủ

Cách này chủ yếu áp dụng trong các đồn điền trồng lúa của Pháp ở trung du Bắc Kỳ. Bóc lột địa tô là một chính sách bóc lột đi liền với chính sách cướp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp. Để thực hiện mục đích thu lợi nhận cao nhất thực dân Pháp rất cần đất đai và nhân công. Hai điều kiện này chúng tước đoạt ruộng đất của nhân dân ta đẩy họ vào con đường bần cùng phá sản hàng loạt. Thực dân Pháp đã xây lên các đồn điền chủ yếu là trồng lúa, để bóc lột người nông dân dễ dàng nhất chúng giữ nguyên phương thức canh tác và lối bóc lột của địa chủ phong kiến là phát canh ruộng đất cho tá điền, và ngồi hưởng địa tô. Cụ thể là bọn chủ đồn điền cho mỗi hộ nông dân mướn ruộng phải nộp cho chủ ruộng khoảng 1/3 hoa lợi vào vụ tháng 10. Vụ khô chủ yếu là ngô, khoai, sắn thuộc về người mướn. Ngoài ra, mỗi vụ người mướn phải trả lại cho chủ một số tiền vốn đã vay khi mới nhận ruộng. Nếu không trả được phải khất lại thì khi có điều kiện trả, người mướn phải trả thêm lãi theo thể thức thông thường, tức 30 đến 50% số vốn. Đây là hình thức địa tô và nợ lãi phối hợp do đám điền chủ Pháp “sáng tạo” ra ở Việt Nam. Với cách này, người mướn ruộng vừa là tá điền vừa là con nợ, dù cố gắng đến đâu cũng không bao giờ có thể thoát khỏi kiểu bóc lột độc ác ấy.

Như vậy, ta thấy sự bóc lột của thực dân Pháp trong các thời đồn điền trồng lúa không khác gì bóc lột của địa chủ phong kiến Việt Nam. Chúng dựa trên cơ sở chiếm được ruộng đất của nông dân, bọn địa chủ đồn điền ngồi không mà hưởng chiếm hữu lao động thặng dư và sản phẩm thặng dư của người nông dân làm ra để thỏa mãn nhu cầu có tính chất ăn bám của chúng.

“Việc duy trì chế độ bóc lột địa tô trong các đồn điền của thực dân Pháp, kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất nông nghiệp nước ta, buộc người dân vào ruộng đất mà chúng đã tước đoạt” [22, tr.15]. Với việc duy trì chế độ bóc lột địa tô chủ đồn điền trở thành một địa chủ mới, và người nông dân mất ruộng đất trở thành tá điền cho địa chủ mới.

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)