Tác động của chế độ tô, thuế đối với kinh tế nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 59 - 63)

Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)

2.4.1. Tác động của chế độ tô, thuế đối với kinh tế nông nghiệp Việt Nam

Dưới thời Pháp thuộc, chế độ tô, thuế nông nghiệp đã tác động sâu sắc đến kinh tế nông nghiệp nước ta được biểu hiện ở khía cạnh sau:

Về mặt tích cực: hệ thống tô, thuế nông nghiệp thực dân Pháp xác lập ở Việt Nam là một hệ thống chính sách mang tính pháp quy rõ rệt. Với mục đích bóc lột triệt để nông dân, thực dân Pháp đã du nhập (ngoài ý muốn) vào

Việt Nam một cơ chế tài chính hiện đại mang tính khoa học và tổ chức cao của Nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Cho đến giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế Việt Nam nói chung là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính tự cung tự cấp. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chủ yếu. Mối quan hệ đất đai - nông nghiệp - địa chủ phong kiến là mối quan hệ cơ bản trong xã hội. Chính vì thế tô, thuế chỉ nhằm vào ruộng đất và những người nông dân cày cấy ruộng đất ấy. Do vậy hai sắc thuế quan trọng nhất của Nhà nước phong kiến là thuế đinh (thuế thân) và thuế điền (thuế ruộng đất), thuế gián thu không được Nhà nước chú ý lắm vì không phải là nguồn thu lớn cho ngân quỹ quốc gia. Tô, thuế chủ yếu thu bằng hiện vật. Thực trạng đó phản ánh sự nghèo nàn, hạn hẹp của một nền kinh tế đậm tính chất thuần nông.

Từ cuối thế kỷ XIX, cùng với công cuộc xâm lược Việt Nam của thực

dân Pháp, đặc biệt là “Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất” nền

kinh tế nước ta bắt đầu có sự biến đổi căn bản. Để phục vụ cho việc xâm lược và đô hộ thực dân Pháp đã thiết lập một hệ thống tô, thuế tạo hành lang pháp lý thực hiện ý đồ vơ vét bóc lột của mình.Trong thực tế, thuế thân, thuế ruộng đất và ba mặt hàng (muối, rượu, thuốc phiện) do Nhà nước độc quyền quản lý và mua bán đã đem lại nguồn thu cơ bản cho ngân sách hàng xứ và ngân sách Đông Dương. Một phần số tiền thuế đó lại được thực dân Pháp quay lại đầu tư cho nông nghiệp. Thực dân Pháp đã dùng tiền thuế để đầu tư cho thủy lợi, mở rộng diện tích canh tác. Đặc biệt là sau năm 1919 trở đi, cùng với việc đầu tư vốn ồ ạt vào thị trường Đông Dương, các ngành kinh tế Việt Nam phát triển mạnh. Nông nghiệp là ngành được thực dân Pháp chú trọng nhất trong thời kỳ này. Với vốn đầu tư lớn, thực dân ra sức cướp đoạt ruộng đất để lập

đồn điền. “Riêng Bắc Kỳ vào những năm 20 đã có 15 đồn điền, mỗi cái rộng

tư bản thực dân. Các đồn điền hầu hết được sử dụng để trồng lúa và các cây công nghiệp như: chè, cao su, cà phê, dứa, hồ tiêu… Đây là loại cây có giá trị xuất khẩu. Trước nhu cầu của thị trường thế giới, thực dân Pháp đã tập trung đầu tư vốn cho các loại cây trồng này. Cũng từ đó các công ty cao su và các nhà máy xay sát, chế biến gạo lúa ra đời mở rộng hoạt động. Số lượng xuất khẩu gạo và cao su ngày một nhiều. Tính riêng năm 1928, sản lượng gạo xuất khẩu lên tới 1.700.000 tấn, Việt Nam trở thành nơi cung cấp gạo thứ hai thế giới sau Malaixia. Năm 1929, số nhựa cao su xuất khẩu là 10.000 tấn.

Địa tô hiện vật thay bằng tô tiền điều đó hợp với xu thế lịch sử có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Như vậy so với thời Nguyễn kinh tế nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển hơn. Nông nghiệp không còn là một nền sản xuất độc canh trồng lúa mà chuyển dần sang nền nông nghiệp đa canh sản xuất hàng hóa xuất hiện nhiều cây trồng mới như thuốc lá, thầu dầu, đặc biệt là cao su, cà phê. Nền sản xuất nông nghiệp được mở rộng, sản phẩm nông nghiệp được trao đổi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên về cơ bản nông nghiệp nước ta còn là một nền nông nghiệp lạc hậu.

Về tiêu cực: chính sách tô, thuế nông nghiệp của thực dân Pháp nhằm mục đích bóc lột triệt để người nông dân Việt Nam. Vì vậy nó đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Chính sách tô, thuế nông nghiệp của thực dân Pháp chính là sự kết hợp của hai phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa và phong kiến có sẵn “bóc lột địa tô”. Sự du nhập của phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa, về khách quan mà xét nó đã dẫn đến sự phát triển nhất định của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên sự xâm nhập của quan hệ tư bản chủ nghĩa vào nước ta không đáng kể và không phải là một dấu hiệu tiến bộ. Là vì trong gần một thế kỷ nó không đánh đổ được nền tảng của quan hệ phong kiến mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. Chính sự cấu

kết của tư bản chủ nghĩa và phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp nước ta, làm cho sản xuất của nông dân dần dần phụ thuộc vào sự kinh doanh của bọn đế quốc. Vì vậy để bóc lột được nhiều nhất, thực dân Pháp triệt để khai thác hình thức bóc lột phong kiến. Qua chính sách bóc lột của thực dân Pháp ta thấy rõ điều này. Đặc biệt là chính sách thuế là một chính sách bóc lột thường xuyên mang lại nguồn cao nhất cho thực dân Pháp, lại mang nặng tính chất phong kiến. Qua hình thức bóc lột phong kiến có tác dụng củng cố và mở rộng chế độ sở hữu của địa chủ.

Tô cao, tức nặng và sưu thuế chồng chất làm cho người nông dân không đủ nuôi sống mình và cũng không có điều kiện để cải tiến công việc đồng

áng. Ruộng đất manh mún có nơi như “Tỉnh Bắc Ninh, bình quân 1 ha chia

làm 14 mảnh, một mảnh chỉ có 0,068 ha. Cả tỉnh có 10 vạn ha mà chia ra tới 1,5 triệu mảnh” [40, tr.23]. Công cụ sản xuất cũ kỹ lạc hậu như hàng ngàn năm trước: phần lớn làm bằng tre bằng gỗ, ít cái làm bằng kim khí, công cụ sản xuất vừa nặng nề vừa mất nhiều sức. Người ta dùng trâu bò kéo cày, không có tiền thuê trâu bò, người ta kéo thay con vật. Việc gieo mạ, cấy lúa, bỏ phân, tát nước… cũng lạc hậu không kém. Ách áp bức của thực dân phong kiến đã kìm hãm sức sản xuất của hàng triệu nông dân. Năng suất lao động và năng suất cây trồng trên những mảnh ruộng tư, những mảnh ruộng công hoặc ruộng lĩnh canh của nông dân rất thấp, trung bình chỉ 12 tạ/ha

Theo nguồn Niên giám thống kê Đông Dương các năm 1920, 1930, 1940 ta có bảng thống kê sau:

1920 1930 1940

Chỉ tiêu các khoản thu

Số lượng Số lượng % so với 1920 Số lượng % so với 1930

Thuế ruộng đất đánh vào người bản xứ (triệu đồng) 3.519 5.004 142 6.254 125 Diện tích canh tác ở Bắc Kỳ (ha) 1.150.000 1.200.000 104 1.478.000 123 Sản lượng lúa Bắc Kỳ (tấn) 1.825.000 1.600.000 87 1.882.000 117 [12, tr.179]

Qua bảng thống kê ta thấy: thuế ruộng đất đánh vào người bản xứ năm 1930 tăng 42% so với năm 1920, năm tăng 25% so với 1930 và tăng 78% so với 1920. Trong khi đó diện tích canh tác năm 1930 tăng 28% so với 1920. Còn sản lượng lúa ở Bắc Kỳ từ năm 1920 đến 1940 hầu như không tăng. Rõ ràng việc đánh thuế nặng đã hạn chế sản xuất nông nghiệp phát triển cả về mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Như vậy, chế độ tô, thuế nặng nề là một cản trở lớn cho sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta, làm cho nông nghiệp nước ta đi nhanh hơn nữa vào tình trạng hoàn toàn bế tắc.

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)