Quá trình tổ chức bộ máy cai trị của Pháp Nhật

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 27 - 31)

Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)

2.1.2. Quá trình tổ chức bộ máy cai trị của Pháp Nhật

Từ năm 1897 công cuộc “bình định” quân sự của thực dan Pháp ở Việt Nam về căn bản đã hoàn thành. Thực dân Pháp bắt tay vào tổ chức khai thác thuộc địa Đông Dương (trong đó có Việt Nam). Để có cơ sở thực khi các chính sách kinh tế - tài chính, thực dân Pháp chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy cai trị và quản lý hành chính. Ngay từ năm 1884, trong điều ước Patơnốt, thực dân Pháp cùng triều đình Huế phân chia định giới 3 “xứ” Bắc, Trung, Nam. Chính sách “chia để trị” kiểu này đã gây cho chúng khó khăn trong việc chỉ đạo cai trị đối với một thuộc địa ở xa chính quốc. Bởi vậy để tạo sự thống nhất trong khâu chỉ đạo việc cai trị thuộc hai thể chế chính trị khác nhau do chúng áp đặt như thuộc địa, bảo hộ. Theo sắc lệnh 17/10/1887 chúng xóa tên nước Việt Nam để lập lại gọi là “Liên bang Đông Dương” mà đứng đầu là viên Toàn quyền Đông Dương dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ hải quân và thuộc địa Pháp. Đến năm 1899, Tổng thống Pháp ra lệnh sát nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương. Trong Liên bang Đông Dương, Nam Kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Lào, Campuchia là xứ bảo hộ của Pháp, vẫn còn giữ chính quyền phong kiến về hình thức. Với thủ đoạn này chúng nhằm xóa tên 3 nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia trên bản đồ thế giới.

Trên nguyên tắc “muốn chấn chỉnh và tổ chức bộ máy thống trị thì phải

dựa trên một nền hành chính bao trùm toàn lãnh thổ” [12, tr.12]. Vì vậy, với việc phân chia địa giới hành chính và tổ chức bộ máy cai trị, thực dân Pháp tiến hành ổn định trật tự xã hội, thiết lập bộ máy thu thuế và thực hiện phân vùng đánh thuế. Từ năm 1897, công cuộc “bình định” quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam về căn bản hoàn thành. Đã đến lúc thực dân Pháp có thể bắt tay tổ chức khai thác thuộc địa Đông Dương (trong đó có Việt Nam) một cách có quy mô. Ngày 23/3/1897 Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume gửi cho Bộ

trưởng bộ thuộc địa Pháp “Dự án chương trình hành động” còn gọi là

“Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất” trong đó đặc biệt chú trọng đến 3 điểm chính sau:

1. Tổ chức một chính phủ chung cho toàn Đông Dương và tổ chức bộ máy cai trị hành chính riêng cho từng “xứ” thuộc Liên bang Đông Dương.

2. Sửa đổi lại chế độ tài chính, thiết lập hệ thống thuế khóa mới sao cho phù hợp với yêu cầu của ngân sách, nhưng phải dựa trên cơ sở xã hội cụ thể và phải chú ý khai thác những phong tục tập quán của dân Đông Dương.

3. Chú ý xây dựng thiết bị lớn cho Đông Dương như xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, sông đào,… rất cần thiết cho công cuộc khai thác [32, tr.138].

Chương trình khai thác do Đume vạch ra và thực thi ở Đông Dương (chủ yếu ở Việt Nam) mục đích tối thượng là biến gấp Đông Dương thành một thuộc địa khai khẩn bậc nhất, đem lại siêu lợi nhuận cho đế quốc Pháp. Đồng thời nhằm tạo ra ở Việt Nam cơ chế tài chính mới, tương đối hiện đại và hoàn chỉnh đặc biệt là chính sách thuế.

Để thực hiện mục tiêu vạch ra thực dân Pháp chấn chỉnh, hoàn thiện lại bộ máy cai trị thuộc địa nhằm ổn định tình hình và đồng thời sử dụng nó làm công cụ vơ vét bóc lột.

Dựa trên bộ máy chính quyền chung được thiết lập sau khi hình thành Liên bang Đông Dương, thực dân Pháp đã kiện toàn bộ máy cai trị hành chính các cấp và phân chia khu vực hành chính cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

Đứng đầu Đông Dương là Hội đồng tối cao Đông Dương, đến năm 1911 đổi thành Hội đồng chính phủ Đông Dương. Hội đồng này có tính chất tư vấn, mọi việc đều do Toàn quyền Đông Dương quyết định. Giúp việc cho Toàn

quyền còn có thêm các hội đồng: Hội đồng phòng thủ Đông Dương, thành lập ngày 31/10/1902, Nha tổng giám đốc tài chính Đông Dương thành lập năn 1907, Hội đồng tư vấn học vấn chính Đông Dương thành lập ngày 21/12/1917. Đặc biệt đến năm 1928, Pháp lập ra Đại hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương với tư cách là cơ quan tư vấn các vấn đề kinh tế, tài chính trong toàn Liên bang.

Ở các cấp: Kỳ, tỉnh, thành phố, phủ (huyện, châu), tổng về cơ bản vẫn như cũ. Nam Kỳ là đất thuộc địa, Trung Kỳ, Bắc Kỳ là bảo hộ. Ở các cấp xã thôn thực dân Pháp mới chỉ dừng lại ở cửa ngõ làng xã, chưa thâm nhập được vào hoạt động nội bộ của làng xã. Nhằm khắc phục tình trạng trên và nhằm mục đích can thiệp trực tiếp vào làng xã, từ năm 1904 thực dân Pháp bắt đầu

quá trình “Cải lương hương chính’’ ở Nam Kỳ với ý đồ đưa tầng lớp tân học

lên cầm quyền, thay lớp cựu học trước kia.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng. Để khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, củng cố địa vị trên trường quốc tế.Chính phủ Pháp tìm mọi cách thúc đẩy sản xuất trong nước, mặt khác tăng cường đầu tư khai thác bóc lột thuộc địa. Khu vực được chú trọng nhất là Châu Phi và Đông Dương. Ở Đông Dương, thực dân Pháp

thực hiện “Chương trình khai thác thuộc địa lần hai” với nội dung chủ yếu là

đẩy mạnh khai thác kinh tế - tài chính trên cơ sở đầu tư vốn vào thuộc địa Đông Dương.

Thực hiện chủ trương trên, thực dân Pháp đã tiến hành một số cải cách nhằm đối phó lại những biến động xã hội đang diễn ra ở Việt Nam. Mục tiêu của cải cách này là mở rộng cơ sở xã thôn nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến nền tảng thống trị ở Đông Dương. Thực hiện mục tiêu đó, thực dân Pháp

tiếp tục thực hiện chính sách “Cải lương hương chính”. Trên thực tế thực dân

3 văn bản đối với Nam Kỳ (1904, 1927, 1944), 3 văn bản đối với Bắc Kỳ (1921, 1927, 1941), 1 văn bản đối với Trung Kỳ (1942).

Thi hành chính sách “Cải lương hương chính”, thực dân Pháp không

còn dừng lại ở cửa ngõ làng xã mà xâm nhập sâu vào nội bộ thôn xã. Với chính sách “Cải lương hương chính” dù các tổ chức đứng đầu làng xã có mang tên gọi khác nhau như: Hội đồng Kỳ mục, Hội đồng đại kỳ mục, Hội tề … nhiệm vụ cơ bản của nó vẫn là giữ gìn an ninh trật tự trong làng xã và thu thuế đến từng người dân.

Song song với việc cải cách hành chính, thực dân Pháp còn tăng cường biện pháp kinh tế nhằm khai thác triệt để thuộc Địa Đông Dương. Một mặt chính quyền thuộc địa tạo điều kiện khuyến khích tư bản Pháp đầu tư vốn vào thuộc địa đặc biệt là Việt Nam. Mặt khác để tăng nguồn thu từ thuộc địa, thực dân Pháp chú trọng điều chỉnh chính sách thuế thực thu đặc biệt là cải cách thuế thân, lập nhiều sắc thuế gián thu mới trên cơ sở sự tăng trưởng các ngành có thuế, bao quát mọi nguồn thu để làm giàu cho các loại ngân sách.

Đặc biệt là đại chiến thế giới thứ hai (1939 - 1945) nổ ra và việc phát xít Nhật vào Đông Dương (1940) đã làm thay đổi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam một cách sâu sắc. Riêng với cơ chế tài chính thuộc địa thì không có sự thay đổi. Trên thực tế, thực dân Pháp chỉ nhượng bộ cho Nhật một số quyền lợi về quân sự và kinh tế. Để bù đắp cho những chi phí quân sự ở chính quốc và ở Đông Dương, cộng với những khoản phải cung cấp cho quân đội Nhật, thực dân Pháp đã tăng cường bóc lột bằng thuế. Nhật và Pháp đã cấu kết với nhau áp bức bóc lột nhân dân ta, cũng từ đó nhân dân ta phải chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Đây chính là động lực để thúc đẩy nhân dân ta vùng nên đánh đổ Pháp - Nhật, làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm, của đế quốc Pháp ở nước ta, mở

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)