Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)
2.4.3. Phản ứng của nông dân đối với chế độ tô, thuế nông nghiệp
Gánh nặng thuế má, địa tô đã dồn đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Nông dân không còn con đường nào khác hoặc là chết, hoặc phải vùng dậy đấu tranh. Chính điều này cắt nghĩa các phong trào đấu tranh nổ ra dưới thời thuộc Pháp hầu hết đều xuất phát từ nguyên nhân chính là thuế má, địa tô nặng nề, mục tiêu đấu tranh là đòi ruộng đất và các phong trào đấu tranh là đòi ruộng đất và các phong trào đấu tranh chống tô, thuế thường là phong trào nông dân.
Suốt hơn 80 năm, cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp đã thực hiện các chính sách khai thác thuộc địa (lần thứ nhất, lần thứ hai) nhằm vơ vét, bóc lột của cải, tài nguyên của nước ta để làm giàu cho chính quốc. Các chính sách bóc lột kinh tế làm phá sản hàng loạt nông dân Việt Nam. Người nông dân điêu đứng bởi sưu cao thuế nặng, phụ thu lạm bổ, phu phen tạp dịch, địa tô, nợ lãi chồng chất dẫn tới nông dân bị mất đất phá sản bỏ làng mạc đi kiếm sống. Bước vào những năm đầu thế kỷ, khi các cuộc đấu tranh vũ trang của văn thân và nông dân lần lượt bị thất bại, thì nhiều phong trào quần chúng nổ ra dưới ảnh hưởng của những cuộc vận động Duy Tân do những phần tử trí thức phong kiến ngả theo khuynh hướng dân chủ tư sản khối xướng. Mà tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân của Phan Chu Trinh và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Các cuộc vận động giải phóng dân tộc lúc này dần dần có tính chất toàn quốc. Vì thế phong trào của nông dân cũng mang tính toàn quốc. Có nghĩa là bắt đầu có sự liên kết đấu tranh giữa các địa phương trong cả nước.
Dưới ảnh hưởng của xu hướng dân của tư sản, các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào chống đi phu, chống nộp thuế… bùng nên sôi nổi từ Bắc chí Nam, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Trong các phong trào đó phong trào chống thuế, chống tham quan ô lại từ miền Trung đã nhanh chóng lan rộng ra Bắc Kỳ và vào Nam Kỳ là phong trào quần chúng rộng rãi nhất, lôi cuốn được hàng chục vạn nông dân tham gia.
Trong các năm 1907 - 1908, nông dân cả nước phải chịu hai tại họa lớn nhất là đi phu và nộp thuế. Nhà nước trưng dụng dân phu bất kể lúc đang mùa màng hay vụ nông nhàn. Việc trưng dụng tùy tiện này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Thôn quê không có người cày cấy, gặt hái, sản xuất bị đình đến, thu nhập của nông dân bị giảm sút, đói kém. Thu nhập đã thấp không đủ ăn, người nông dân còn phải chịu nhưũng khoản thuế má, phụ thu
lạm bổ vô cùng nặng nề. Chính vì thế chịu ảnh hưởng các cuộc vận động Duy tân, nông dân đã vùng dậy chống đi phu chống thuế. Phong trào nổ ra đầu tiên ở Nam - Ngãi sau đó lan rộng ra các địa phương khác trong cả nước. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, biểu tình của quần chúng được coi là hình thức đấu tranh chủ yếu. Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội nhưng phong trào chống sưu thuế đã tác động sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân lao động.
Trong những năm 1908 - 1910, nhân dân các tỉnh thành ở Bắc Kỳ liên tiếp gửi đơn cho chính quyền, đòi giảm thuế, tố cáo việc chức dịch làng xã lợi dụng việc phân chia hai hạng dân đinh (nội tịch và ngoại tịch) để lạm dụng thu thuế, yêu cầu chính quyền xóa bỏ việc phân chia hai hạng dân đinh và áp dụng một mức thuế chung, hợp lý cho hai hạng dân đinh này. Mặc dù chính quyền bảo hộ chưa đáp ứng được yêu cầu của quần chúng, chưa sửa đổi lại chế độ thuế song chính quyền cũng phải nhân nhượng bằng cách mở rộng diện được miễn thuế thân (1914).
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với chủ trương cải cách thuế thân theo hướng đồng hất các hạng dân đinh người bản xứ, áp dụng một thứ thuế chung, chính quyền bảo hộ có sửa đổi thuế hộ, áp dụng đối với các gia đình, thuộc các dân tộc thiểu số vùng cao. Việc này đã làm cho các hộ dân thiểu số phản ứng bằng cách không nộp thuế, bỏ trốn vào rừng. Trước tình hình đó, chính quyền buộc phải giảm thuế cho các hộ gia đình dân tộc Mán.
Sau đó phong trào đấu tranh đòi giảm thuế dưới hình thức đệ đơn tập thể
đã nổ ra ở các tỉnh thuộc địa phận Bắc Kỳ. “Để xoa dịu quần chúng chính
quyền đã phải chấp thuận giảm thuế ruộng đất và thuế môn bài cho một loạt người Âu và người bản xứ ở các tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Yên” [12, tr.213]. Sau phong trào này
chính quyền bảo hộ đã thay đổi biểu thuế ruộng đất và thực hiện biểu thuế mới từ năm 1926.
Từ năm 1930 trở đi, phong trào đấu tranh của nông dân chuyển sang một giai đoạn mới dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Các phong trào lúc này ngoài mục tiêu chống thuế còn kết hợp đấu tranh đòi các quyền lợi kinh tế và chính trị. Trong đó mục tiêu chống chế độ thuế má nặng nề và nạn phụ thu lạm bổ vẫn là mục tiêu quan trọng.
Cuối năm 1929, một nạn đói lớn xảy ra ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Miền thôn quê vốn tiêu điều càng xơ xác, kiệt quệ. Các chính sách bóc lột kinh tế, cùng với việc tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, cộng với chính sách đàn áp về chính trị sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của thực dân Pháp đã làm cho lòng căm phẫn của quần chúng dâng cao. Giữa lúc đó Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời đứng ra tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Đầu tháng 3 năm 1930 nông dân ở các tỉnh Hà Nam, Thái Bình đã đấu tranh đòi bỏ sưu, giảm thuế chia lúa của địa chủ cho nông dân. Đặc biệt ở Thái Bình, dưới sự lãnh đạo của tỉnh hội Việt Nam cách mạng thanh niên Thái Bình, nhân dân các làng Nam Huân, Vũ Lăng (Kiến Xương) đã đấu tranh chống nạn phù thu (từ 5 xu xuống 1 xu) mới chịu nộp thuế. Sang năm 1930, từ phong trào đấu tranh đòi địa chủ cho nông dân vay thóc, đổi hạt ở các huyện Kiến Xương, Thư Trì,
phủ Thái Ninh phong trào chuyển sang cao trào đấu tranh “bắt đế quốc Pháp
phải giảm thuế, miễn sưu” [3] trong ngày kỷ niệm Quốc tế lao động 1/5 với sự tham gia của đông đảo nông dân các huyện Thư Trì, Vũ Tiên, Duyên Hà, thị xã Thái Bình nhằm phối hợp với phong trào Vinh - Bến Thủy. Thực dân Pháp đàn áp phong trào đấu tranh ở các tỉnh một cách dã man. Tuy bị đàn áp phong trào đấu tranh chống thuế đòi quyền lợi kinh tế ở Thái Bình, Nghệ An vẫn tiếp tục lan ra và phát triển đến đỉnh cao bằng cao trào Xô Viết Nghệ
“giảm sưu thuế”, cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã cổ vũ và kích lệ phong trào cách mạng trong cả nước. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 đã giành được một số thắng lợi nhất định. Nhưng do kẻ thù ra sức khủng bố phong trào nông dân bị cô lập và dần dần tan rã.
Đến cuối năm 1935, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lại tiếp tục diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trong cả nước. Sang năm 1936, cùng với phong trào Đông Dương Đại nội, nhiều ủy ban hành động của nông dân khắp 3 xứ Bắc - Trung - Nam được thành lập. Các ủy ban này đã tổ chức sinh hoạt công khai, vạch trần tội ác của bọn thống trị, vạch trần những bất công trong xã hội đã nêu các yêu sách đòi giảm sưu thuế cho nông dân. Tiếp đó trong phong trào dân chủ 1936-1939, các cuộc đấu tranh chống thuế tiếp tục diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu là đấu tranh trực tiếp và đấu tranh trên diễn đàn báo chí.
Mở đầu là năm 1937, nông dân cùng các giai tầng khác trong cả nước biến các buổi đón Đại sứ Gôđa (Gordad) thành những cuộc mít tinh lớn với
các khẩu hiệu đòi quyền “tự do dân chủ” giảm sưu thuế. Nông dân tham gia
tích cực vào việc đón Gôđa bằng các tập dân nguyện, yêu cầu bãi bỏ những thứ bất công đòi giảm thuế. Người ta ước tính trong năm này cả nước có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân đòi chia lại ruộng công, đòi giảm thuế, đòi giảm tô tức đòi cứu đói cho nhân dân. Tiếp nối năm 1937 từ ngày 1/1/1938 cả nước có 125 cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra với khẩu hiệu đòi tự do, cơm áo, dân sinh, dân chủ, giảm sưu thuế. Về nguyên nhân của các cuộc đấu tranh
này của nông dân. Báo “Dân chúng” viết “Nguyên nhân chính của các cuộc
xung đột ấy là: ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, nông dân không có đất cày, địa chủ bóc lột địa tô nặng, nợ cao lời, sưu thuế chồng chất nặng nề thêm bão lụt, mất mùa, sinh hoạt đắt đỏ, địa chủ không cho vay ăn mà còn khiêu khích” [7].
Sang năm 1939, phong trào đấu tranh của nông dân tiếp tục nổ ra trên phạm vi cả nước với mục tiêu và phương pháp thích hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, chủ yếu là đấu tranh đòi ruộng đất, đòi sưu thuế. Cùng với cuộc đấu tranh trực diện của nông dân, báo chí thời kỳ này góp phần không nhỏ cùng nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác chống chính sách thuế và phụ thu lạm bổ đòi các quyền lợi kinh tế. Về thời hạn nộp
thuế, các báo đã đề xuất “nên chia thuế ra làm nhiều kỳ, ít nhất hai kỳ trong
một năm để người dân lao chạy đỡ vất vả hơn” [9]. Về cải cách chế độ thuế
khóa báo “Bạn dân” đã đề nghị “Giá chính phủ bỏ hẳn thuế thân, lập thuế lợi
tức thì tốt hơn nhiều vì thuế thân là nguồn gốc của bao nhiêu nỗi thống khổ của dân chúng” [6].
Trước phong trào của quần chúng, thực dân Pháp phải lần lượt đưa ra các dự án cải cách thuế thân ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ theo hướng thay thuế thân bằng thuế hoa lợi (thuế lợi tức) và tăng thuế điền thổ.
Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 cùng với các mục tiêu kinh tế - chính trị khác. Đảng ta luôn kết hợp xóa bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo. Chính vì vậy Đảng ta đã tập hợp một lực lượng đông đảo và to lớn, đó là giai cấp nông dân (95% dân số) tham gia vào cách mạng làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Có thể nói rằng trong suốt những năm thống trị của thực dân pháp, cùng với nhân dân cả nước, nông dân không ngừng đấu tranh chống lại chế độ tô thuế nặng nề. Tùy từng thời kỳ có các hình thức đấu tranh khác nhau, song đều nhằm mục tiêu bỏ sưu, giảm thuế, xóa bỏ địa tô, bãi bỏ những sắc thuế vô lý, đòi cải cách thuế thân, đòi trừ bỏ nạn phụ thu lạm bổ gây bao cảnh khổ cực thương tâm cho dân nghèo. Điều đáng lưu ý là từ các phong trào đấu tranh đơn độc, lẻ tẻ với mục tiêu kinh tế trước mắt, các phong trào đấu tranh đã dần có sự liên kết giữa các địa phương và trở thành phong trào mang tính toàn
quốc. Đặc biệt là từ năm 1930 trở đi dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương các phong trào đấu tranh đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu.
* Tiểu kết chương 2
Như vậy để bóc lột nhân dân lao động nước ta, chủ yếu là nông dân, thực dân Pháp đã áp đặt một chính sách thuế nông nghiệp vô cùng nặng nề đối với người nông dân. Chúng đã duy trì tất cả các loại thuế có từ thời phong kiến mà chủ yếu là thuế đinh và thuế điền. Bên cạnh đó thực dân Pháp còn bóc lột nông dân theo cách bóc lột của địa tô phong kiến. Chúng ta đã biết trong các đồn điền trồng lúa của điền chủ Pháp, cách bóc lột nông dân không những y hệt mà còn độc ác hơn cách bóc lột của địa chủ Việt Nam, các điền chủ Pháp kết hợp bóc lột địa tô với nợ lãi. Như vậy, thực dân Pháp sang Việt Nam đã có thích nghi với chế độ phong kiến, bằng cách sử dụng phương thức bóc lột phong kiến vốn có, triệt tiêu khả năng tích lũy ở nông thôn, tiếp tay cho giai cấp phong kiến để kìm hãm sản xuất nông nghiệp. Đó chính là cơ sở kinh tế của sự cấu kết giữa thực dân và phong kiến để thống trị và bóc lột nhân dân Việt Nam.
Cùng với chính sách thuế do Nhà nước ban hành, địa tô người nông dân phải nộp cho địa chủ thì tệ nạn phụ thu lạm bổ của bọn quan lại phong kiến địa phương đã làm cho tô, thuế vốn đã nặng càng nặng nề hơn nhiều. Chính sách thuế má, địa tô cộng với nạn phụ thu lạm bổ đã bóc lột tối đa người nông dân, làm cho thành phần lao động chính trong xã hội mất đi khả năng tái sản xuất.
Tóm lại, cùng với chính sách bóc lột kinh tế khác, chính sách thuế má, địa tô đã góp phần đẩy người nông dân đến mức đường cùng. Nông dân Việt Nam không còn con đường nào khác là phải nổi dậy đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến tự giải phóng mình.
KẾT LUẬN
Thực dân Pháp xâm lược nước ta với mục tiêu rất rõ ràng “Dùng bạo lực
để cướp chính quyền dân tộc ta, để biến nước ta thành thị trường độc chiếm, một nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ mạt, một nơi đầu tư nhằm thu được lợi nhuận thuộc địa” [22, tr.62]. Như vậy, mục đích kinh tế căn bản của chúng là kiếm cho thật nhiều lợi nhuận. Muốn có nhiều lợi nhuận thì phải dựa vào bóc lột lao động thuộc địa. Trong đó tô, thuế là một nguồn thu lớn.
Chế độ tô, thuế nông nghiệp của thực dân Pháp xác lập ở Việt Nam, đặc biệt là chính sách thuế nông nghiệp là một hệ thống chính sách mang tính pháp quy rõ rệt. Với mục đích bóc lột triệt để thuộc địa thực dân Pháp du nhập (ngoài ý muốn) vào Việt Nam một cơ chế tài chính hiện đại, mang tính khoa học và tổ chức cao của Nhà nước tư bản chủ nghĩa. Xét về phương diện kinh tế - tài chính so với thời phong kiến đây được coi như là một bước tiến trong cơ chế quản lý kinh tế - tài chính ở Việt Nam. Chính sách thuế đã phản ánh sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ 1858 – 1945. Đồng thời nó cung cấp những bài học kinh nghiệm tạo nên những tiền đề cần thiết để sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công thì Đảng và Nhà nước ta có điều kiện xây dựng một cơ chế tài chính mới, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tuy nhiên, những chuyển biến trong chế độ tô, thuế nông nghiệp đều xuất phát từ nhu cầu và phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của chính quyền thực dân. Người nông dân không phải là đối tượng được hưởng lợi ích từ những chuyển biến tích cực từ tô, thuế nông nghiệp đem lại mà họ là nạn nhân của những chuyển biến đó.
Chế độ địa tô, thuế nông nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc là sự kết hợp giữa bóc lột phong kiến với bóc lột tư bản chủ nghĩa, tức là kết hợp bóc lột địa tô (bằng hiện vật) với bóc lột thuế (bằng tiền). Ngoài ra, cùng với hệ
thống thuế do thực dân ban hành, địa tô nộp cho địa chủ, người nông dân còn phải đóng nhiều khoản phụ thu lạm bổ cho chính quyền địa phương. Do đó xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc tồn tại hai phương thức bóc lột phong kiến và thực dân. Chính sự cấu kết giữa thực dân và phong kiến trong việc bóc lột