CHÍNH SÁCH THUẾ KHÓA CỦA THỰC DÂN PHÁP

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 31)

Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)

2.2. CHÍNH SÁCH THUẾ KHÓA CỦA THỰC DÂN PHÁP

Chiếm được Việt Nam, một trong những việc đầu tiên của thực dân Pháp là thu thuế để chi tiêu, các món thu đều được ghi vào ngân sách. Ngân sách đầu tiên chúng lập ra là ngân sách Nam Kỳ. Ngay sau khi chiếm được mấy tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp dùng chế độ thuế má hà khắc để bóc lột nhân dân ta. Để thu thêm thuế ruộng, chúng đã tăng con số diện tích ruộng đất thêm 2/5, do đó thu thêm được 1.701.725 phơrăng. Năm 1880, xứ Nam Bộ đã nộp số thuế là 20 triệu phơrăng. Bảy năm sau con số đó đã tăng lên 35 triệu, kể cả các khoản thu địa phương.

Sau hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) thực dân Pháp đã lập ra một ngân sách chung cho cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ, gọi là ngân sách Trung - Bắc Kỳ (hay gọi là ngân sách bảo hộ) với nguồn thu được quy định là: tất cả các nguồn thu từ các loại thuế ở Bắc Kỳ, các khoản thu từ thuế gián thu và một nửa tổng thuế quan ở Trung Kỳ (còn tiền thuế trực thu ở Trung Kỳ và nửa tổng số thuế quan sẽ thuộc ngân khố triều đình Huế - theo thỏa thuận của hàng ước 1884). Tiếp sau đó, theo nghị định ngày 7/5/1893 của Toàn quyền Đông Dương, ngân sách hàng tỉnh Bắc Kỳ cũng ra đời.

Căn cứ vào nguồn thu được quy định, thực dân Pháp bắt tay vào tổ chức bóc lột Việt Nam. Nhưng do chưa thiết lập ách đô hộ trên đất nước ta nên chính sách thuế của thực dân Pháp chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Chủ yếu thực dân Pháp vẫn vận dụng các sắc thuế cũ của nhà Nguyễn (thuế thân, thuế ruộng đất, rượu, muối, thuốc phiện) và tập trung vào thuế thương chính (thuế quan và thuế nội thương) để tăng số thu.

Sang năm 1898, chính sách thuế má được điều chỉnh với việc thành lập ngân sách toàn Đông Dương và ngân sách hàng “xứ”. Trước kia ngân sách Nam Kỳ và ngân sách Trung Kỳ đều gồm mọi khoản thuế. Bây giờ, lập ra ngân sách Đông Dương, ngân sách này được góp phần bằng các loại thuế gián

thu chủ yếu là rượu, muối, thuốc phiện. Mỗi xứ có một ngân sách góp bằng thuế đinh và thuế điền (thuế trực thu) để chi tiêu công việc trong “xứ”. Số thu về thuế má cho ngân sách Đông Dương tăng lên không ngừng.

Sau đây là bảng thống kê về số thu của ngân sách Đông Dương:

Năm Số thu trong năm (triệu đồng) So sánh với năm 1889 (lần) Số thu tính theo giá đồng bạc năm 1930 (triệu đồng) So sánh với năm 1889 (lần) Số thu tính theo gạo (tấn) So sánh với năm 1889 (lần) 1889 19,7 1,0 26,2 1,0 340.000 1,0 1930 95,0 4,8 95,0 3,6 880.000 2,6 1935 50,5 2,5 50,5 1,9 1.188.000 3,5 1939 115,2 5,8 45,0 1,7 1.236.000 3,6 1949 219,0 10,6 815,5 3,2 1.565.000 4,6 [16, tr.233]

Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy về tiền, số thu có khi lên có có khi xuống thấp, nhưng tính theo gạo thì số thu luôn tăng lên (trong 55 năm số thu tăng gấp 4,6 lần). Như vậy, số thuế mà nhân dân ta phải nộp cho ngân sách Đông Dương tính theo gạo bằng 1/3 thu hoạch lúa gạo trong cả nước. Chưa nói đến số thu từ ngân sách khác cũng không phải nhỏ, chỉ tính ngân sách hàng tỉnh số thu đã bằng 67 hay 68% ngân sách Đông Dương.

Chính sách thuế má của thực dân Pháp là chính sách tăng thêm các thứ thuế cũ có sẵn ở Việt Nam từ thời phong kiến như thuế đinh, thuế điền, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, thực dân Pháp còn đặt rất nhiều thuế mới rồi tiến tới tăng thuế mới đặt ra. Hễ nhân dân Việt Nam tiêu thụ thứ hàng gì là thứ hàng ấy phải đánh thuế mặc dù trước kia triều đình Nguyễn không đánh hoặc chỉ đánh tương đối nhẹ thôi. Có những mặt hàng như xe đạp không

những nhân dân ta khi đi mua đã phải gián tiếp đóng thuế nhập cảng và vận chuyển rồi đến khi dùng phải đóng thuế tiêu thụ. Giấy tờ, văn tự, văn khế trước kia viết trên giấy tờ thường cũng được, nhưng thực dân Pháp khi sang nước ta phải mua giấy tín chỉ của Nhà nước để làm các thứ đó, và mua giấy tín chỉ tức là phải đóng thuế cho thực dân Pháp. Ở thành phố nhiều thứ thuế kỳ dị được đặt ra: thuế cư trú, thuế chó, thuế mái hiên… Trước kia ruộng đất bỏ hoang, chưa làm nhà ở các thành phố Bắc Bộ vẫn không phải nộp thuế nhưng từ năm 1942 trở đi tất cả các đất đó cũng đều nhất luật phải nộp thuế cả.

Đặc biệt hơn nữa là muốn thu được nhiều thuế, ngay từ năm 1861 vừa chân ướt chân ráo tới Nam Bộ thực dân Pháp đã cho mở đầy rẫy sòng bạc, thứ mà ngay cả các triều vua trước kia nói chung vẫn cấm đoán ngặt. Riêng năm đó chúng đã thu thuế của 10 sòng bạc công khai. Sau khi đánh chiếm miền Bắc, sòng bạc cũng theo gót chân Pháp lan ra. Hàng năm thực dân Pháp đã thu rất nhiều thuế từ sòng bạc.

Tóm lại, thực dân Pháp đặt thêm rất nhiều thứ thuế từ xưa chưa từng có ở Việt Nam. Thậm chí đến học sinh đi thi cũng phải nộp tiền cho chúng. Thí dụ năm 1933 mỗi học sinh thi bằng cao đẳng tiểu học phải nộp 3đ00 (trước 2đ00) và thi sơ học Pháp Việt mất 0đ50 (trước không mất). Tất cả những thứ thuế đó đè nặng lên nhân dân Việt Nam đến nỗi có những người Pháp cũng kêu lên ngay từ khi Pháp mới xâm chiếm Việt Nam. Một văn sĩ Pháp đã phát

biểu: “Người An Nam cứ trả tiền và trên chiếc lưng cao su cả họ, nhà nước

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)