Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)
2.3.1.1. Thuế ruộng đất
Trước năm 1897, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ thực dân Pháp vẫn áp dụng cách thức thu thuế của nhà Nguyễn. Ruộng đất đánh theo đẳng hạng và xếp theo độ phì truyền thống mà không theo năng suất. Điều này dẫn đến nhiều điều vô lý bất công, tạo điều kiện cho chính quyền làng xã tùy tiện thay đổi đẳng hạng mỗi khi thấy cần thiết, như khi cần đền bù số thuế do Nhà nước ấn định hoặc có cần chi tiêu trong làng xã.
Từ năm 1897, Nghị định ngày 2/6 của Toàn quyền Đông Dương đã quy định thuế đất áp dụng cho cả người Âu, người Á kiều và người dân bản xứ như sau:
Biểu thuế áp dụng đối với người bản xứ (An Nam) Ruộng đất của người bản xứ được chia làm hai loại:
Loại 1: Là ruộng chỉ dùng trồng lúa.
Loại 2: Là đất trồng các loại cây trồng khác, nhà ở, đất hoang, ao hồ Ruộng trồng lúa được chia làm ba hạng theo độ màu mỡ của đất, với các mức thuế sau:
Ruộng hạng 1: 1đ50/1mẫu/1năm Ruộng hạng 2: 1đ10/1mẫu/1năm.
Ruộng hạng 3: 0đ80/1mẫu/1năm.
Đất trồng các loại cây khác: đất nhà ở, đất hoang, ao hồ được chia làm 4 hạng:
Hạng 1: 2đ00/1mẫu/1năm, là đất trồng các loại cây thuốc lá, trầu cau, dừa mía.
Hạng 2: 0đ50/1mẫu/1năm, là đất trồng các loại cây: dâu tằm, bông, chè, đay bản xứ, gai, thầu dầu.
Hạng 3: 3đ30/1mẫu/1năm là đất trồng các loại cây: ngô, vừng, khoai, đỗ, cói, rau các loại, cây ăn quả.
Hạng 4: 0đ10/1mẫu/1 năm là các loại đất bỏ hoang, đầm hồ [12, tr.142].
Nhà nước miễn thuế cho khu vực dùng làm nghĩa địa, đền, đình, nhà thờ, chùa chiền và công trình tôn giáo khác. Đồng thời tạm miễn thuế cho vùng trồng cà phê và các loại cây được đưa từ nước ngoài về.
Trong khi chưa tìm ra phương thức quản lý hữu hiệu, Nhà nước thực dân vẫn duy trì phương thức quản lý của triều Nguyễn, tự mỗi làng lập một sổ điền, trong đó kê khai số ruộng đất, đẳng hạng của từng hộ gia đình. Chức dịch làng xã căn cứ vào sổ điền báo cáo ruộng đất của địa phương mình lên quan Công sứ. Công sứ báo cáo lên quan Thống sứ. Thống sứ sẽ “bài chỉ” về từng làng xã trước khi nộp sưu thuế (trước tháng 6 dương lịch hàng năm). Nhà nước không trực tiếp thu mà giao cho chính quyền làng xã, theo hình thức khoán thu. Dân đinh sẽ phải nộp thuế ruộng đất cùng với thuế thân, toàn bộ một lần vào tháng 6 hàng năm.
Từ cuối thế kỷ XIX, người Âu (chủ yếu là người Pháp) và người Á kiều kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đã xuất hiện tương đối nhiều. Để chứng tỏ sự công bằng đối với dân bản địa, đồng thời cũng là tăng thu ngân sách, chính quyền thực dân cũng ban hành biểu thuế ruộng đất này đối với
người Âu và người Á kiều. Biểu thuế này được thực hiện đối với đất đai thuộc quyền sở hữu của người Âu và người Á kiều nằm trong các khu vực đô thị hoặc những vùng đai ở khu vực nông nghiệp được Nhà nước cấp nhượng, hàng năm phải đóng thuế ruộng đất. Biểu thuế nhà nước ổn định như sau:
Tất cả những bất động sản thuộc quyền sở hữu của người Âu và người Á kiều về phương diện thuế chia làm hai loại:
Loại thứ nhất: gồm những ruộng đất sở hữu, ở trung tâm thành phố (Hà Nội, Hải Phòng…) và thị trấn của các tỉnh, được chia làm 4 hạng và với các mức thuế như sau:
Hạng 1: Đất có công trình xây dựng cao tầng 25đ00/ha/1năm. Hạng 2: Đất xây dựng công trình một tầng 15đ00/1ha/năm.
Hạng 3: Đất có công trình xây dựng bằng gỗ hoặc nhà tranh 8đ00/ha/năm.
Loại thứ 2: Gồm những ruộng đất sở hữu nằm ở khu vực nông thôn (nhượng đất nông nghiệp đồn điền). Loại đất này sẽ thu một loại danh sách đặc biệt dưới sự giám sát chặt chẽ chỉ khi Thống sứ Bắc Kỳ, với các mức thuế như sau:
Nghị định 2/6/1897 chia đất nhượng cho người Pháp thành hai loại đánh thuế: Ruộng trồng lúa và các loại cây khác.
- Ruộng trồng lúa được chia làm 3 hạng: Hạng nhất: 1đ50/1mẫu/1năm. Hạng nhì: 1đ10/1mẫu/1năm. Hạng ba: 0đ80/1mẫu/1năm.
- Các loại đất khác được chia làm 4 hạng:
Hạng 1: 2đ00/1mẫu/1năm gồm các loại đất trồng: thuốc lá, trầu, cau, dừa, mía.
Hạng 2: 0đ50/1mẫu/1năm áp dụng cho các loại đất trồng chè, dâu tằm, bông, đay bản xứ, gai, thầu dầu.
Hạng 3: 0đ30/1mẫu/1năm áp dụng cho các loại đất trồng ngô, vừng, khoai lang, đậu, rau các loại và đất ở.
Hạng 4: 0đ10/1mẫu/1năm gồm các loại đất hang đầm lầy, hồ ao, ruộng muối [37, tr.66 – 67].
Đối với đất trồng cà phê, điều 5 nghị định này quy định: Đất trồng cà phê và các loại cây mới nhập vào trồng sẽ được miễn thuế cho đến khi có quyết định mới.
Năm 1913, Thống xứ Bắc Kỳ đã ban hành một chế độ đánh thuế chi tiết hơn đối với ruộng đất đồn điền. Ở các tỉnh nhiều đồn điền của người Pháp như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang… thuế ruộng đất đánh theo hạng và theo năng xuất của vụ thu, gồm các mức sau:
Hạng 1: 2đ00/ha/năm đối với các loại trồng lúa, có năng suất tối thiểu 2400kg/ha/năm và đều trồng các loại thuốc lá, trầu, cau, mía.
Hạng 2: 1đ50/ha/năm đối với ruộng trồng lúa có năng suất trung bình 1000kg/ha/năm, những đất trồng các loại cây đặc biệt được miễn thuế.
Hạng 3: 0đ80/ha/năm đối với các loại ruộng trồng lúa, có năng suất trung bình 800 đến 1000kg/ha/năm.
Hạng 4: 0đ30/ha/năm đối với các loại ao, đầm, hồ, những phần đất tự nhiên làm bãi chăn thả gia súc, đất sình lầy… [36, tr.169]
Đất trồng cà phê được miễn thuế trong 6 năm đầu và chè được miễn thuế 4 năm đầu. Sau hạn đó, đất trồng cà phê chịu 0đ60/ha/năm, chè 0đ40/ha/năm. Đất trồng các loại cây mới được đưa vào thuộc địa vẫn được miễn thuế.
Nếu so sánh mức thuế trên đối với thuế ruộng đất và điều kiện canh tác của người bản xứ thì ruộng trong các đồn điền được hưởng chính sách thuế đặc biệt ưu đãi. Song trên thực tế các điền chủ yếu vẫn luôn tìm cách chốn
thuế. Còn chính quyền bảo hộ luôn tỏ ra và “rộng lượng” qua việc liên tục giảm nhẹ mức thuế, thậm chí còn tạo điều kiện cho việc trốn thuế. Năm 1901, De Lanesan Bộ trưởng hải quân đã nói trong một bức thư gửi nhân viên của
phòng Thương mại Hải Phòng ngày 18/6/1901 “Tôi luôn luôn cho rằng nghĩa
vụ về thuế khóa của người Âu ở các thuộc địa của chúng ta phải nhẹ ở mức có thể bù đắp lại những hy sinh về vật chất và tinh thần mà họ bắt buộc phải chịu khi xa Tổ quốc”. [12, tr.48].
Để hỗ trợ cho việc thực hiện chế độ thuế mới năm 1897, chính quyền thực dân đã đưa ra biện pháp thống nhất đơn vị đo lường và thực hiện “chính sách đạc điền” trên toàn Đông Dương. Biện pháp này nhằm khắc phục tình trạng ẩn lậu ruộng đất. Đơn vị đo lường mới được áp đặt là đơn vị đo lường
quốc tế (m2, ha). Đồng thời chính quyền ban hành nghị định, quy định 1 mẫu
= 3600m2 và quy định 1 thước An Nam = 0,4m làm cơ sở cho việc tiến hành
đo đạc.
Trước kia triều Nguyễn thường căn cứ vào sổ điền ở các làng xã để ấn định số thuế phải thu, rồi giao cho xã tự do bổ bán. Nhà nước không có biện pháp kiểm tra nên tình trạng ẩn lậu ruộng đất rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này, thực dân Pháp đã tiến hành đo đạc ruộng đất theo hệ thống đo lường mới. Công việc này tiến hành tương đối thành công ở Nam Kỳ và căn bản hoàn thành vào cuối thế kỷ XIX. Ở Bắc Kỳ và Trung kỳ việc đo đạc chậm chạp hơn, phải đến năm 1930 mới căn bản hoàn thành. Tình trạng ẩn lậu ruộng đất vẫn còn. Để đối phó với tình trạng này, các viên Công sứ khi duyệt diện tích đóng thuế thưởng ấn định một cách độc đoán diện tích đóng thuế cho từng xã. Điều đó dẫn đến tình trạng phổ biến là các xã phải nộp thuế
ruộng đất vượt hơn diện tích có thật. Ví dụ: “Làng Thanh Vân (Vĩnh Yên)
thực có 501 mẫu phải nộp 637 mẫu, làng Quỳnh Đôi (Nghệ An) thực có 618 mẫu phải nộp cho 910 mẫu…” [11, tr.39].
Để mang lại cho chính quyền bảo hộ một nguồn vốn lớn để bù vào những chi phí ngày càng nặng. Năm 1921, Toàn quyền Đông Dương đã đưa ra một thay đổi sửa đổi thuế ruộng đất với nghị định này quy định lại thuế đất nông nghiệp như sau:
Đất ruộng lúa: Được chia làm 5 hạng theo độ mầu mỡ của đất: Hạng 1: 1đ80/1mẫu/1năm
Hạng 2: 1đ50/1mẫu/1năm. Hạng 3: 1đ20/1mẫu/1năm. Hạng 4: 1đ00/1mẫu/1năm. Hạng 5: 0đ80/1mẫu/1năm.
Đối với các loại đất khác: Không có sự thay đổi về hạng đất, chỉ có sự điều chỉnh về giá thuế.
Hạng 1: 2đ/1mẫu/1năm. Hạng 2: 0đ80/1mẫu/1năm. Hạng 3: 0đ30/1mẫu/1năm Hạng 4: 0đ10/1mẫu/1năm
Cuối năm 1925 với nghị định 12/11/1925, thuế đất có sự thay đổi và quy định rõ ràng mức thuế đất áp dụng với người bản xứ, người Á, ngoại kiều và mức thuế áp dụng đói với người Âu. Định suất các biểu thuế tăng hơn chủ đích của nhà cầm quyền một mặt tăng thuế ruộng đất, mặt khác cộng thêm vào đó cả phần bách phân phụ thu thay cho thuế chợ và thuế đò cũng được Nhà nước bãi bỏ từ năm 1926.
Biểu thuế ruộng đất áp dụng đối với người bản xứ người Á kiều như sau: Đất ruộng lúa: có 3 hạng
Hạng 2: 1đ50/1mẫu/1năm. Hạng 3: 1đ00/1mẫu/1năm. Đất trồng các loại cây khác:
Hạng 1: 2đ30/1mẫu/1năm cho các loại đất trồng thuốc lá, cau, dừa, mía đường.
Hạng 2: 1đ00/1mẫu/1năm cho các loại đất trồng bông, đay bản xứ, gai, thầu dầu.
Hạng 3: 0đ50/1mẫu/1năm cho đất trồng ngô, vừng, lạc, khoai lang, rau, các loại cây ăn quả, đất ở.
Hạng 4: 0đ17/1mẫu/1năm cho đất hoang, ao, đầm, ruộng.
Hạng 5: 0đ02/1mẫu/1năm cho đất không trồng trọt hoặc không có khả năng phục hồi rừng thường xuyên.
Miễn thuế cho các loại đất dành cho nghĩa trang, chùa, nhà thờ, các công trình tôn giáo khác.
Đất trồng cà phê được miễn thuế 6 năm đầu, chè 4 năm đầu, sau thời hạn trên đóng thuế hạng 3 (0đ50) [33, tr.179].
Bên cạnh đó chính quyền bảo hộ có đặt ra một loại thuế phụ thu 4/1000 trên thuế ruộng đất chính ngạch của bản xứ, người Á kiều ở khu vực nông thôn. Thuế này gọi là thuế phần trăm (%) lợi nhuận cho phòng canh nông. Đến năm 1940, thuế phụ thu này tăng lên 6/1000 về sau tăng lên từ 8 - 10% tùy từng tỉnh. Thuế ngoại phụ này do Công sứ quyết định, tỷ lệ thu hàng năm dựa trên nhu cầu chi tiêu cần thiết của ngân sách hàng tỉnh.
Biểu thuế áp dụng đối với người Âu được chính quyền quy định: tất cả trong ruộng đất thuộc quyền sở hữu của người Âu được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt với biểu thuế sau:
Ruộng trồng lúa:
Hạng 1: 3đ00/1ha/năm cho ruộng thu hoạch từ 2500kg đến 4000kg/1ha. Hạng 2: 2đ50/1ha/năm cho ruộng thu hoạch trung bình từ 1000kg đến 2500kg/ha.
Hạng 3: 2đ00/1ha/năm cho ruộng thu hoạch trung bình dưới 1000kg/năm Nhà nước căn cứ vào sản lượng trung bình vụ hàng năm để xếp hạng ruộng.
Các loại đất khác:
Hạng 1: 5đ/1ha/năm cho đất trồng trầu, cau… Hạng 2: 3đ/1ha/năm cho đất trồng thuốc lá, mía.
Hạng 3: 1đ40/1ha/năm cho đất trồng bông, gai, thầu dầu.
Hạng 4: 0đ80/1ha/năm cho đất trồng ngô, vừng, đỗ, rau, khoai lang, cây ăn quả.
Hạng 5: 0đ20/1ha/năm cho đất bỏ hoang, bỏ trống, chăn thả gia súc. Hạng 6: 0đ05/1ha/năm cho đất không thể trồng trọt.
Đối với đất trồng cây cà phê được miễn thuế 6 năm đầu, chè 4 năm đầu, sau đó đóng thuế theo đất hạng 4 (0đ8) [33, tr.180].
Về cơ bản cách đánh thuế này được áp dụng cho tới năm 1945.
Như vậy, sau năm 1897 thuế ruộng đất về mặt thể thức vẫn được duy trì như thời Nguyễn nhưng tăng vọt cả mức thuế và diện tích ruộng đất đóng thuế. Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp (thống nhất đơn vị đo lường, đạc điền) để nắm quyền quản lý đất đai. Như vậy, tất cả các vùng thuế điền đều tăng, nhiều hay ít tùy theo vùng đó dài hay ngắn. Kết quả có tỉnh thuế điền tăng 1/12, có tỉnh tăng 1/3.
Thuế ruộng đất thời Nguyễn đánh theo đẳng hạng được xếp theo độ phì truyền thống mà không theo năng suất. Điều đó dẫn tới sự vô lý, bất công, vì có nhiều ruộng do nhiều nguyên nhân, có sự thay đổi năng suất nhưng vẫn đóng thuế theo đẳng hạng cũ. Thời thuộc Pháp, chỉ riêng Nam Kỳ xếp theo
đẳng hạng ruộng cày cấy dựa vào năng suất, còn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vẫn giữ nguyên cách sắp xếp cũ. Sự tắc trách đó của thực dân Pháp đã thả lỏng cho chính quyền làng xã tùy tiện thay đổi đẳng hạng mỗi khi cần thiết, như khi cần phải bù thuế dư do Nhà nước ấn định, hoặc cần số tiền khi tiêu trong xã. Có nhiều xã cuối cùng chỉ còn ruộng nhất đẳng. Thí dụ, làng Đông Cự (Thái Bình) vào năm 1937, tất cả ruộng đều là nhất đẳng. Đất trồng trọt dưới thời Nguyễn được chia làm 12 hạng. Đến thời Pháp, xếp lại thành 4 hạng (Ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ) hoặc 6 hạng (ở Trung Kỳ). Ngoài ra cả ruộng và đất thời thuộc Pháp còn có ngoại hạng với mức thuế cao hơn hẳn.
Thuế ruộng đất thời Nguyễn chủ yếu thu bằng hiện vật cộng thêm mỗi mẫu 3 tiền gọi là tiền thập vật, thời Pháp thu hoàn toàn bằng tiền mới là đồng bạc trắng (tức bạc Mễ - tây - cơ) rồi sau đó là đồng bạc Đông Dương. Vì vậy, dân phải thiệt rất nhiều khi đổi tiền kẽm sang tiền bạc trắng, qua tay bọn lái bạc Hoa Kiều. Đến khi đồng bạc Đông Dương đã được phổ biến, người nông dân vẫn cứ chịu thiệt, vì giá bạc bấp bênh. Cùng với việc bỏ thuế hiện vật, Pháp bỏ các kho thóc tỉnh, bỏ luôn cả kho thóc cứu thế. Năm 1897, ngay sau bãi bỏ các kho thóc này, hàng ngàn dân Quảng Bình, Quảng trị bị bão và chết đói vì không kịp cứu trợ.
Giá thuế ruộng đất thời Nguyễn nhìn chung không quá cao so với thu nhập của nông dân. Ở Bắc Kỳ, nơi có mức thuế ruộng cao nhất cũng chỉ là 7,3/quan/mẫu nhất đẳng, tương đương với 0đ87. Ở Nam Kỳ, nơi có giá thuế thấp nhất là khoảng 0đ45. Thời Pháp thuộc, giá thuế ruộng tăng vọt. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, thuế ruộng nhất đẳng lúc đầu mỗi mẫu là 1đ50 sau tăng lên 2đ00 vào những năm 1930. Như vậy, thuế điền tăng gấp hai lần ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ở Nam Kỳ, giá thuế mỗi ha ruộng đất thuộc loại có năng suất cao, coi là ruộng nhất đẳng cũng chỉ nộp 2đ00. Ngoài thuế chính ngạch nông dân phải nộp thêm thuế phụ thu.
Tóm lại , thời thuộc Pháp thuế ruộng đã tăng vọt lên, những thay đổi chi tiết không đem lại sự công bằng nào, trái lại đó chỉ là những biện pháp nhằm thu được nhiều nhất loại thuế này. Đồng thời sự tùy tiện trong cách phân bổ và thu thuế đã làm nẩy sinh không biết bao nhiêu tệ nạn cho người nông dân.
2.3.1.2. Thuế thân
Về thuế thân dưới triều Nguyễn mỗi người dân Việt Nam từ 18 đến 60 tuổi phải đóng một số thuế thân trị giá bằng 0đ14.
Từ khi Pháp sang, thuế thân tăng vọt. Ở Nam Kỳ, năm 1874 Duyprê (Dupré) đã cho tiến hành việc khai báo dân số để đánh thuế thân đến từng cá nhân không phân không biệt nội đinh và ngoại đinh mỗi người phải đóng 1đ00, riêng ở Sài Gòn mỗi suất tăng gấp đôi. Sau năm 1897, ở Nam Kỳ thuế