Mướn ruộng trả địa tô bằng sức lao động

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 58 - 59)

Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 1945)

2.3.2.4. Mướn ruộng trả địa tô bằng sức lao động

Ở miền núi Trung Kỳ và Bắc Kỳ, có nơi còn có hình thức bóc lột địa tô lao dịch. Người mướn ruộng trả địa tô cho chủ ruộng bằng những ngày công lao động không công để cày cấy và thu hoạch mùa màng cho địa chủ. Ngoài ra còn phải cắt nhau đến hầu hạ gia đình chủ ruộng.

Ngoài địa tô chính ra, người tá điền còn phải nộp địa tô phụ cũng rất khắc nghiệt: làm công không, biếu xén, và những hình thức khác, trung bình tô phụ mỗi năm có vùng mất khoảng 8 thùng thóc. Những tá điền không có trâu bò, phải nộp tô trâu mỗi con 20 thùng. Hàng năm nhiều nơi tá điền phải nộp tiền “đấu lĩnh” số ruộng mình cấy mỗi mẫu từ 0đ30 đến 1đ00. Thực tế hoa lợi mà người tá điền được hưởng rất thấp thậm chí không còn gì.

Dù là hình thức địa tô nào nói một cách tổng quát, nông dân tá điền vẫn phải nộp cho địa chủ khoảng 50% hoa lợi. Nếu tính thêm các phí tổn khác như tiền khất canh, tiền gặt, tiền lễ tết thì địa tô thực phải chiếm tới 60% hoa lợi hoặc hơn nữa. Theo sự tính toán của nhiều nhà nghiên cứu về nông thôn Việt Nam, tá điền sau khi nộp tô, trừ chi phí sản xuất, chỉ còn được 1đ20/mẫu lĩnh canh, có thể mua được 50kg gạo. Một gia đình bần nông có thể lĩnh canh

một năm 3 mẫu ta, thu nhập được 3đ60, tương đương với khoảng 100kg gạo, đủ ăn dè sẻn trong 2 tháng. Họ còn thiếu ăn khoảng 3 hoặc 5 tháng.

Chế độ bóc lột địa tô tàn nhẫn có tính chất phong kiến dưới sự thống trị của Pháp ngày càng nặng nề thêm. Tình trạng ấy đẻ ra kết quả xấu cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nông dân lĩnh canh không hứng thú với sản xuất vì họ không sản xuất cho mình mà cho người khác. Do đó họ không muốn chăm bón ruộng đất, năng suất không được nâng cao, và thường bị giảm xút. Với phần hoa lợi mỏng manh còn lại, đời sống của người nông dân khổ cực khôn lường. Chẳng những họ không dành dụm được để mở rộng sản xuất, mà ngay để nuôi gia đình họ, duy trì sức lao động của họ cũng không thể làm được. Chế độ địa tô là một viên đá tảng cột chặt vào chân người nông dân, kéo lùi họ lại. Nó là mọt cản trở lớn cho sự phát triển sức sản xuất nông nghiệp nước ta.

Tô, thuế là một trong những phương thức bóc lột tàn bạo nhất và cũng đem lại nhiều của cải nhất cho thực dân Pháp và phát xít Nhật. Nó là gánh nặng là một trong những nhân tố làm cho nông dân bần cùng và nghèo đói. Chính điều này khiến mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng trở nên gay gắt.

Một phần của tài liệu Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945) (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)