Tồn tại trong Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hồng Bàng (Trang 49)

Với định hướng phục vụ các khách hàng mục tiêu là những khách hàng lớn, cơ cấu nhân sự tại các chi nhánh MSB hết sức gọn nhẹ,đặc biệt là phòng Tín dụng. Tại các chi nhánh lớn quản lý dư nợ từ 800 tỷ đến 1.200 tỷ chỉ có số cán bộ tín dụng từ 10 đến 15 người, trong khi ở các ngân hàng chuyên bán lẻ như Ngân hàng TMCP Á Châu(ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín(SCB) lượng cán bộ tín dụng quản lý mức dư nợ như trên từ 30 đến 50 cán bộ tín dụng, với các chi nhánh MSB quản lý từ 300 tỷ đến 700 tỷ chỉ có từ 5 đến 7 cán bộ tín dụng trong khi tại các ngân hàng chuyên bán lẻ lượng cán bộ tín dụng bình quân từ 20 đến 30 người. các ngân hàng chuyên về sản phẩm bán lẻ có bộ phận hỗ trợ thu nợ từ trung tâm đến từng chi nhánh, các khoản nợ khi chuyển sang nhóm 2 trở lên(nợ nhóm 2: quá hạn gốc và/hoặc lãi từ 7 đén 90 ngày) được chuyển cho bộ phận hỗ trợ thu hồi nợ quản lý và đôn đốc, trong khi MSB Việt Nam chỉ hỗ trợ đối với các khoản vay nợ lớn, cần phải phát mại tài sản và trách nhiệm quản lý nợ quá hạn vẫn thuộc cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý.

Với lượng cán bộ tín dụng của MSB Hồng Bàng đến 31/12/2007 chỉ có 5 người, quản lý mức dư nợ trên 80 tỷ với 160 khách hàng vay và tổng số trên 500 hồ sơ vay vốn. Cơ cấu khách hàng chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ rất khó cho công tác kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay, rủi ro tiềm ẩn rất lớn ngay cho hoạt động tín dụng hiện tại, chưa nói đến việc phát triển tín dụng theo yêu cầu của chi nhánh MSB cấp 1. Hơn nữa với tính chất phức tạp của các khoản vay quá hạn, đòi hỏi cán bộ tín dụng tập trung nhiều thời gian xử lý, nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản lý các khoản vay khác do cán bộ tín dụng đó quản lý nói riêng cũng như

chất lượng tín dụng của cả chi nhánh nói chung..

Về chất lượng cán bộ tín dụng: do cán bộ tín dụng từ phòng giao dịch cũ và chi nhánh cấp 2 chuyển lên, không có thay mới và đào tạo bổ sung, trình độ cán bộ không đáp ứng được yêu cầu của công việc(2/5 cán bộ trình độ trung cấp) dẫn đến MSB Hồng Bàng khó có khả năng đảm bảo được chất lượng tín dụng và phát triển khách hàng tín dụng là các khách hàng lớn theo định hướng khách hàng mục tiêu của MSB Việt Nam.

Về cán bộ nghiệp vụ tại các phòng Kế toán, Dịch vụ khách hàng cả về số lượng và trình độ chuyên môn cũng chỉ dừng ở mức độ thực hiện các công việc hiện tại, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời gian tới.

Bộ phận Kế toán hiện tại chỉ có 02 người, được biên chế thành 1 tổ chỉ đáp ứng được các nghiệp vụ kế toán hiện tại như kiểm soát lại các chứng từ giao dịch, thực hiện các giao dịch thu chi nội bộ và báo cáo kế toán. Trình độ cán bộ chưa thực hiện được các báo cáo phân tích tài chính tháng, quý, năm phục vụ cho công tác quản lý điều hành chi nhánh.

Bộ phận dịch vụ khách hàng là bộ phận có nhân sự hoàn thiện nhất so với các phòng khác của MSB Hồng Bàng, tuy nhiên do nhân sự cũ chỉ có kinh nghiệm phục vụ giao dịch cho các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh nội địa nên cần phải tiếp tục bồi dưỡng, bổ sung nhân sự có năng lực, phục vụ cho nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hồng Bàng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w