MSB HỒNG BÀNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2005 ĐẾN

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hồng Bàng (Trang 38)

2005 ĐẾN 2007

Phòng, địa điểm đặt tại 60 Phan Bội Châu, Hải Phòng. Với chức năng ban đầu chủ yếu là huy động dân cư, cho vay dân cư và các hộ sản xuất nhỏ. Đến tháng 7/2005 được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 2 với chức năng được mở rộng hơn, nhưng vẫn chịu sự quản lý của MSB Hải Phòng. Do nhu cầu mở rộng hoạt động theo chiến lược chung của MSB Việt Nam, MSB Hồng Bàng đã được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 vào tháng 11/2006 và chuyển hoạt động về địa điểm mới 27C Điện Biên Phủ, Hồng Bàng, Hải Phòng. hoạt động độc lập với đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng và chịu sự quản lý trực tiếp của Hội sở chính.

Mặc dù được nâng cấp hoạt động, nhưng từ năm 2005 đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng và quy mô hoạt động của chi nhánh còn thấp, điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản của chi nhánh qua các năm(Bảng 2.4) đều ở mức thấp so với các chi nhánh trong hệ thống và so với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn.

Bảng 2.4: Chỉ tiêu cơ bản MSB Hồng Bàng qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 30/09/2008

Tổng tài sản có 57.248 129.514 107.480 273.140

Vốn huy động 25.720 43.594 104.842 265.300

Dư nợ cho vay 56.695 127.701 82.787 118.143

Tổng thu nhập 3.453 11.405 20.013 29.315

Tổng chi phí 1.991 9.708 18.922 25.921

LN trước thuế 1.462 1.697 1.091 3.394

(Nguồn: Báo cáo quyết toán)

Năm 2005, do mới nâng cấp từ phòng giao dịch lên chi nhánh cấo 2 nên hoạt động của chi nhánh chưa có biến chuyển, nhân sự chỉ có 9 người(1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 3 nhân viên tín dụng, 3 nhân viên dịch vụ khách hàng, 1 thủ quỹ), toàn bộ là nhân sự cũ từ phòng giao dịch và chỉ có kinh nghiệm giao dịch với khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân, doanh

nghiệp nhỏ và vừa, chưa được đào tạo bổ sung để có thêm các kỹ năng giao dịch tín dụng và thanh toán với các khác hàng lớn. Do vậy, dư nơ đến 31/12/2005 chỉ đạt 56 tỷ 695 triệu đồng, trong đó chủ yếu cho vay cá nhân và chiết khấu chứng từ có giá chiếm tới 37 tỷ 125 triệu đồng, cho vay khách hàng doanh nghiệp là 19 tỷ 570 triệu đồng.(Đồ thị 2.5).

Đồ thị 2.1: Cơ cấu nợ vay năm 2005

Huy động vốn đạt 25 tỷ 720 triệu đồng, chủ yếu là huy động tiết kiệm trong dân 25 tỷ 650 triệu đồng(99,9% tổng vốn huy động), huy động khách hàng doanh nghiệp chỉ có 70 triệu đồng với lãi suất cao hơn mức lãi huy động bình quân chung của hệ thống (Đồ thị 2.6)

Với cơ cơ cấu nợ vay và vốn huy động như trên, nên kết quả kinh doanh của chi nhánh còn thấp, chỉ đạt 1 tỷ 462 triệu đồng. hầu hết là thu từ tín dụng, không có các nguồn thu từ dịch vụ ngân hàng, thấp hơn các chi nhánh cấp 2 khảc trong hệ thống (Chi nhánh cấp 2 Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh 2,5 tỷ đồng, chi nhánh cấp 2 Đống Đa – Hà Nội 3,1 tỷ đồng).

Điểm nổi bật trong năm 2006 của MSB Hồng Bàng là tăng trưởng tín dụng cao, gấp 2.25 lần so với cuối năm 2005, đạt 127 tỷ 701 triệu đồng trong đó cho vay khách hàng doanh nghiệp là 65 tỷ đồng (chiếm 51% tổng dư nợ), cho vay cá nhân và hộ kinh doanh là 62 tỷ 701 triệu đồng (chiém 49% tổng dư nợ) (Đồ thị 2.7). Đây là năm MSB Hồng Bàng bắt đầu bộc lộ những định hướng sai trong phát triển khách hàng tín dụng. Lực lượng cán bộ tín dụng mỏng(chỉ bổ sung 01 trưởng phòng tín dụng so với năm 2005), phải quản lý một lượng khách hàng quá lớn do tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân cao(trên 530 khách hàng, bình quân 1 cán bộ tín dụng quản lý trên 130 khách hàng), trình độ thẩm định và quản lý sau cho vay không được nâng cao đẫn đến việc thẩm định và quản lý cho vay đối với các doanh nghiệp thấp, không quản lý đựoc nguồn thu của khách hàng, dẫn tới khách hàng thường xuyên chậm trả

gốc và lãi, tỷ lệ nợ quá hạn bắt đầu gia tăng(nợ xấu là 3 tỷ 150 triệu đồng, chiếm 2,47% tổng dư nợ).

Đồ thị 2.3: Cơ cấu nợ vay năm 2006

Huy động năm 2006 là 43 tỷ 594 triệu đồng, đạt 1,69 lần so với cuối năm 2005, tuy nhiên tỷ trọng huy động tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (110 triệu đồng, chiếm 0.25% tổng vốn huy động), tiền huy động tiết kiêm vẫn chiếm 99,75% tổng vốn huy động.(Đồ thị 2.8).

Đồ thị 2.4: Cơ cấu vốn huy động 2006

tăng cao nên việc thu lãi bị tồn đọng nhiều, lợi nhuận năm 2006 chỉ đạt 1 tỷ 697 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 235 triệu đồng, thấp so với các chi nhánh cấp 2 trong hệ thống(Chi nhánh cấp 2 Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh 3,2 tỷ đồng, chi nhánh cấp 2 Đống Đa – Hà Nội 4.3 tỷ đồng).

Năm 2007 MSB Hồng Bàng tiếp tục được bổ sung nhân sự cho các phòng nghiệp vụ, nâng tổng số cán bộ nhân viên lên 18 người(Ban giám đốc 2 người, phòng Tín dụng 5 người, phòng Dịch vụ khách hàng 8 người, phòng kế toán 2 người và 1 nhân viên hành chính). Như vậy về cơ bản MSB Hồng Bàng đã có đủ nhân sự cho các phòng nghiệp vụ để phát triển đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2007 của MSB Hồng Bàng là 82 tỷ 787 triệu đồng, chỉ bằng 64,82% so với cuối năm 2006. Nợ quá hạn đến 31/12/2007 là 9 tỷ 246 triệu đồng, chiếm 11.17% tổng dư nợ. Một tỷ lệ quá cao theo sự cho phép của ngành ngân hàng(Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép là dưới 1%).

Huy động vốn năm 2007 đạt 104 tỷ 842 triệu đồng, tăng 2,38 lần so với năm 2006 và đạt 117% kế hoạch năm 2007. MSB Hồng bàng đã bắt đầu hướng tới các khách hàng doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán và thường xuyên có vốn nhàn rỗi. tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tính đến 31/12/2007 đạt 14 tỷ 150 triệu đồng, chiếm 13,5% tổng vốn huy động. còn lại là tiền gửi tiết kiệm dân cư đạt 90 tỷ 692 triệu đồng, chiếm 86,5 tổng vốn huy động.(Đồ thị 2.9).

Do nợ xấu tăng cao, dư nợ tín dụng giảm nên mặc dù huy động vốn tăng cao nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2007 chỉ đạt 1 tỷ 100 triệu đồng, bằng 64.8% so với năm 2006 và bằng 59% so với kế hoạch đựoc giao.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hồng Bàng (Trang 38)