PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hồng Bàng (Trang 28)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Mục tiêu cơ bản của ngân hàng thương mại cũng giống như mục tiêu của các tổ chức kinh doanh khác là đạt được mức lợi nhuận tối đa trong từng điều kiện cụ thể, không ngừng phát triển trên nền tảng ổn định và bền vững.

Việc gia tăng lợi nhuận của một ngân hàng phụ thuộc vào việc thực hiện một loạt các chỉ tiêu như tổng thu nhập, chi phí quản lý, chi phí của ngân hàng, giá trị đồng tiền tại từng thời điểm, sử dụng vốn. Các chỉ tiêu này lại bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố khác, chẳng hạn như Tổng tài sản có, các thành phần và cơ cấu các thành phần của tài sản có, mức lợi tức của từng loại tài sản, các chi phí phải trả cho vốn huy động, chi phí mua sắm tài sản, trang thiết bị, chi phí cho hoạt động kinh doanh…

Việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo ngân hàng thường xuyên phải đặt ra, tập hợp và sắp xếp các câu trả lời thành một chính sách, xây dựng kế hoạch để triển khai chính sách đó, triển khai đồng bộ các giải pháp đã được hoạch định, nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, hiện đại hoá các công nghệ để mở rộng các sản phẩm dịch vụ theo hướng ngân hàng hiện đại, tập trung khai thác và mở rộng các phân đoạn thị trường mục tiêu, phát triển thương hiệu, nâng cao công tác quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong khuuôn khổ của đề tài này, tôi muốn đề cập đến một số phương hướng chung, cơ bản nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hồng Bàng (Trang 28)