Thực trạng thanh toán thẻ của trung tâm thẻ KVPB – Sacombank

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Trang 36)

Sacombank bắt đầu gia nhập thị trường thẻ tín dụng từ năm 1996, là một trong những ngân hàng đầu tiên tiên phong trong lĩnh vực này, ngân hàng đã có được một lượng khách hàng khá lớn trên thị trường Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã liên kết với hơn 200 ĐVCNT và các đơn vị này đều được lắp đặt máy POS của Sacombank. Điều này giúp khách hàng của ngân hàng dễ dàng mua sắm và tận

hưởng các tiện ích sẵn có. Bên cạnh đó, Sacombank có chương trình miễn lãi cho khách hàng từ 25-55 ngày, nghĩa là khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm, tiêu dùng và trong vòng tối đa 55 ngày, khách hàng thanh toán lại tiền cho ngân hàng thì sẽ không mất lãi. Đây là điểm rất thu hút các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, vì khách hàng có thể tiêu dùng bằng tiền của ngân hàng trong vòng gần 2 tháng mà không phải trả phí, rất tiện lợi cho những khách hàng nào hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng.

Những ưu điểm trên đã kéo doanh. số thanh toán cho 5 loại thẻ Visa, Master, Union Pay, JCB và thẻ nội địa Family của toàn hệ thống đều tăng cao đạt 41.467 triệu, tăng 14,61% so với năm 2013 và tăng 41,77% so với năm 2012. Kết quả này đưa Sacombank lọt vào top 5 ngân hàng có uy tín nhất của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

(Đơn vị: triệu đồng)

Bảng 2.3 : Tình hình thanh toán thẻ tín dụng của trung tâm thẻ KVMB và Sacombank.

(Nguồn báo cáo hoạt động dịch vụ tại trung tâm thẻ KVMB – Sacombank năm 2012 – 2014)

Doanh số thanh toán thẻ năm 2014 đạt 41,467 triệu đồng trong đó đạt doanh số sử dụng ấn tượng nhất thuộc về thẻ Visa, với tỷ trọng 48,53% tổng doanh số thanh toán thẻ trên toàn hệ thống, sau đó là thẻ Master, unionPay, Family; JCB với tỷ trọng lần lượt là 35,81%; 6,03%; 5,54%; 4,07%.

Trung tâm thẻ đóng vai trò là một đơn vị quản lý thẻ của toàn khu vực miền Bắc, song nhìn vào doanh số thanh toán thẻ của từng loại thẻ cũng như tổng thể của toàn vùng thì đây là một kết quả đáng buồn! Chỉ chiếm được từ 10% - 20% doanh số thanh toán thẻ của toàn hệ thống. Có thể lý giải cho kết quả này là do người dân

Loại thẻ 2012 2013 2014 Thẻ visa Sacombank 14520 18830 20125 Trung tâm thẻ 1425 1880 2182 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 9.81% 9.98% 10.84% Thẻ Master Sacombank 10265 12523 14852 Trung tâm thẻ 1250 1400 1675 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 12.18% 11.18% 11.28% Thẻ JCB Sacombank 1256 1300 1690 Trung tâm thẻ 143 150 258 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 11.39% 11.54% 15.27% Thẻ Union Pay Sacombank 1687 1800 2500 Trung tâm thẻ 180 200 399 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 10.67% 11.11% 15.96% Thẻ nội địa Family Sacombank 1520 1725 2300 Trung tâm thẻ 338 422 676 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 22.24% 24.46% 29.39% Tổng Sacombank 29248 36178 41467 Trung tâm thẻ 3336 4052 5190 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 11.41% 11.20% 12.52%

vẫn chưa thực sự nhận thức được những tiện ích của thẻ tín dụng, vẫn còn e ngại hay quen sử dụng tiền mặt. Thực tế đã chứng minh không phải khách hàng nào mở thẻ ra cũng có nhu cầu tiêu dùng. Có những khách hàng mở thẻ vì những mục đích khác nhau, như ủng hộ người nhà làm tại ngân hàng, dùng 1 lần để mua trả góp 0%... dù vì lý do gì đi nữa, thì tỷ lệ thẻ được mở ra nhưng không sử dụng là rất lớn. Trung bình, cứ 2 cái thẻ Visa hoặc Master Card được mở ra thì chỉ có 1 cái là thường xuyên được sử dụng. Điều này gây lãng phí cho chính khách hàng và cả ngân hàng. Vì hàng năm, tuy không sử dụng nhưng khách hàng vẫn mất một khoản phí thường niên khá cao. Đối với ngân hàng, phát hàng một chiếc thẻ tín dụng và quản lý tình hình hoạt động của thẻ đó khiến ngân hàng tốn khá nhiều chi phí, không chỉ về mặt tiền bạc mà còn về công sức của các nhân viên chăm sóc khách hàng. Hơn nữa, việc khách hàng không sử dụng thẻ để tiêu dùng, khiến cho mục đích kích cầu tiêu dùng của thẻ tín dụng bị mất đi, ngân hàng cũng mất đi những nguồn thu lớn từ hoạt động tiêu dùng của khách hàng. Đây cũng là lý do khiến cho doanh thu chủ yếu của Trung Tâm là từ phí thường niên phát hành thẻ chứ không phải là từ sự tiêu dùng của khách hàng.

Tuy nhiên, để biết được các dịch vụ thẻ của trung tâm thẻ KVPB có thực sự phát triển hay không, ta phải tìm hiểu về doanh thu và lợi nhuận từ việc kinh doanh thẻ của trung tâm thẻ.

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu thuần 2853 3056 3756

Thu khác 956 1253 1434

Chi phí vận hành 308 452 560

Lương CNV 2865 3025 3400

LNTT 636 832 1230

Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh của trung tâm thẻ giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo tình hình công tác của trung tâm thẻ KVMB – Sacombank)

Việc số lượng khách hàng tăng nhanh, đồng nghĩa với việc doanh thu cũng như lợi nhuận thuần của Trung Tâm cũng gia tăng qua các năm, đóng góp lớn vào lợi nhuận của toàn hệ thống Sacombank. Tính riêng mảng thẻ của toàn hệ thống 39

ngân hàng Sacombank, bao gồm các dòng thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ Debit… thì lợi nhuận đóng góp từ việc kinh doanh thẻ là 200 tỷ trong năm 2014, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 10% cho lợi nhuận của toàn ngân hàng. Trung Tâm Thẻ với đặc thù là chuyên kinh doanh thẻ tín dụng, hơn nữa, hệ thống Sacombank chưa thật sự phát

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w