Thực trạng phát hành thẻ của trung tâm thẻ KVPB – Sacombank.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Trang 32)

Hoạt động thẻ tín dụng được Sacombank bắt đầu vào năm 1996. Đối tượng phát hành thẻ tín dụng quốc thế của Sacombank là các cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lê, sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam có thu nhập cao, ổn định hoặc người có tiền ký quỹ hoặc chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại Sacombank hoặc người được các đối tượng trên bảo lãnh.

Ngay từ những ngày đầu tiên triển khai việc phát hành thẻ, Sacombank đã xây dựng một quy trình phát hành đảm bảo thông suốt từ hội sở xuống xác chi nhánh. Hội sở đưa ra quyết định chinh, khống chế hạn mức tín dụng tối đa và tối thiểu cho từng hành thẻ, các loại phí và các mức phí, các thông tin phỉa thu thập từ khách hành... Theo đó Sacombank phát hành 4 hạng thẻ cho từng loại thẻ Visa, Master, Union Pay, JCB. Hạng chuẩn với hạn mức tín dụng dưới 50 triệu và hàng vàng bới hạn mức tín dụng từ 50 triệu đến 100 triệu.

Thời gian đầu việc phát triển thẻ gặp rất nhiều khó khăn bởi thẻ vẫn là một sản phẩm rất xa lạ đối với người dân kể cả những người thuộc tầng lớp tri thức. Thẻ chỉ được những người thường xuyên đi công tác ở nước ngoài chú ý tới. Bên cạnh đó, vào thời điểm này sau một loạt vụ đổ vỡ tín dụng vào đầu thập niên 90 có quy mô lớn thì tình hình cấp phát tín dụng của các ngân hàng rất khó khắn. Chính vì thắt chặt tín dụng như vậy, việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng được ngân hàng rất thận trọng , hầu hết các khách hàng đề được yêu cầu thế chấp hoặc ký quỹ để phát hành thẻ. Số lượng thẻ tín dụng phát hành vì thế tăng trưởng rất chậm.

(Đơn vị: triệu đồng)

Loại thẻ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thẻ visa Sacombank 23020 25300 29532 Trung tâm thẻ 2550 3120 4286 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 11.08% 12% 15% Thẻ Master Sacombank 13100 18937 20352 Trung tâm thẻ 2200 2550 3024 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 16.79% 13.47% 14.86% Thẻ JCB Sacombank 3126 3250 4880 Trung tâm thẻ 125 200 344 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 4.00% 6.15% 7.05%

Loại thẻ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thẻ Union Pay Sacombank 3210 5100 7525 Trung tâm thẻ 325 427 525 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 10.12% 8.37% 6.98% Thẻ nội địa Family Sacombank 5050 4820 6012 Trung tâm thẻ 606 777 1010 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 12.00% 16.12% 16.80% Tổng Sacombank 47506 57407 68301 Trung tâm thẻ 5806 7074 9189 Tỷ trọng (TTT/Sacombank %) 12.22% 12.32% 13.45%

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động phát hành thẻ tín dụngtại trung tâm thẻ Sacombank khu vực miền Bắc

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ tại trung tâm thẻ Sacombank)

Trong những năm gần đây, Sacombank liên tục thay đổi các chính sách chiến lược kinh doanh thẻ tín dụng để có thể phát triển dịch vụ thẻ tín dụng một cách tốt nhất. Thực tế đã chứng minh, trong năm 2014 tổng số thẻ tín dụng của Sacombank phát hành là 68.301 chiếc, tăng 10.894 chiếc về số tuyệt đối, đạt mức tăng trưởng 18.97% so với năm 2013. Trong đó, thẻ visa vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, đạt 43,23% trên tổng số thẻ tín dụng phát hành năm 2014, đạt 35.260 chiếc, đạt mức tăng trưởng 58,11% so với năm 2013. Đây có thể nói là bước phát triển cực kỳ lớn trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Hơn thế nữa, Sacombank còn ra mắt thêm sản phẩm thẻ nội địa Family – đây là sản phẩm độc nhất trên thị trường Việt Nam, sản phẩm thể hiện sự sáng tạo không ngừng và cố gắng đưa dịch vụ thẻ tín dụng của Sacombank lên đầu bảng trong cả nước. Trong 3 năm gần đây, số lượng thẻ family không ngừng tăng, từ 5050 chiếc vào năm 2012 đến 6012 chiếc vảo năm 2014, tăng 19%. Mặc dù so với tốc độ tăng trưởng của toàn bộ hệ thống đây là đáng tự hào của một sản phẩm thẻ mới như thẻ Family.

Trung tâm thẻ KVMB được hình thành năm 2007, sau 10 năm kể từ khi Sacombank tham gia vào tổ chức thẻ quốc tế, song nó đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển doanh số thẻ tín dụng của toàn bộ hệ thống. Điển hình, năm 2012, trung tâm thẻ phát hành 5806 thẻ tín dụng chiếm 12,22% trên toàn hệ thống; và con số này liên tục tăng lên đến 9189 thẻ tương ứng với tỷ trọng 13,45%. Trong từng hạng mục thẻ được trung tâm thẻ phát hành đều thầy rõ được sự tăng trưởng 33

này qua các năm, không những tăng về số tuyệt đối mà còn tăng cả về tỷ trọng. Ví dụ như sản phẩm thẻ Visa, tăng từ 2550 chiếc vào năm 2012 đến 4286 chiếc vào năm 2014, tăng trưởng 68,08% so với năm 2012. Có thể nói, có được thành quả như vậy là nhờ đầu tư nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh hướng đến từng phân khúc khách hàng cụ thể của Sacombank.

Biểu 2.1: Tỷ trọng phát hành thẻ tín dụng của trung tâm thẻ

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ tại trung tâm thẻ Sacombank)

Trong hệ thống thẻ của Sacombank, trung tâm thẻ tập trung phát hành thẻ visa và thẻ master, lần lượt đạt 46% và 33% trên tổng số thẻ phát hành của TTT vào năm 2014. Song song với 2 loại thẻ này là thẻ nội địa Family, mặc dù chiếm 11% trong tổng số nhưng nhiều hứa hẹn rằng con số này sẽ tăng mạnh trong tương lai do tiện ích rút tiền không tính phí của chiếc thẻ này. Ngược lại, thẻ JCB và thẻ Union Pay ít được chú trọng hơn, đạt trên dưới 5% trên tổng số, có thể do các điểm chấp nhận thẻ này ở miền Bắc Việt Nam còn khá ít và thủ tục làm cũng không đơn giản như thẻ visa và master.

Biểu 2.2: Tỷ trọng phát hành thẻ tín dụng của trung tâm thẻ

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ tại trung tâm thẻ Sacombank)

Số lượng thẻ tín dụng của trung tâm thẻ tăng dần qua các năm , nhưng thị phần thẻ tín dụng của trung tâm thẻ so với toàn bộ hệ thống giữ mức tương đối ổn định qua các năm 2012, 2013, 2014; dao động trong khoảng 12 -13%. Điều này, chứng tỏ sự tăng trưởng khá đồng đều của các chi nhánh Sacombank.

Trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của trung tâm thẻ không thể không nói đến yếu tố rủi ro thẻ tín dụng. Từ năm 2008, theo khuyến cáo của TCTQT, rủi ro thẻ giả và giả mạo thẻ thông qua việc đánh cắp dữ liệu thẻ (skimming) đang có chiều hướng gia tăng tại Việt Nam.

Năm 2012 243022 22534 3443 9.27% 15.28%

Bảng 2.2: Tình hình rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại TKVMB - Sacombank

(Nguồn: theo Báo cáo giả mạo của tổ chức VisaMaster AmericanExpress và Sacombank 2012-2014)

Năm 2012, rủi ro thẻ giả mạo của Sacombank mất khoảng 22.534 USD chiếm 9,27 % giá trị toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đến năm 2014, nhờ sự nỗ lực của các cán bộ trong công tác phát hành và quản lý rủi ro của trung tâm thẻ nói riêng và Sacombank nói chung, rủi ro thẻ giả của toàn bộ hệ thống so với NHNN giảm từ 9,27% xuống còn 7,37%. Song do hệ thống còn mới và hoạt động của tổ chức thẻ ngày càng tinh vi nên trung tâm thẻ vẫn chưa thực sự kiểm soát được tình hình thẻ giả hiện nay. Điển hình là rủi ro thẻ tăng từ 3443 thẻ vào năm 2012 lên 5553 thẻ vào năm 2014, so với toàn hệ thống thì con số này chiếm tỷ trong khá cao; 23,87% vào năm 2014; tăng 61,28% so với năm 2012.

Biểu 2.3: Rủi ro phát hành tại trung tâm thẻ KVMB theo loại thẻ giả mạo năm 2014.

(Nguồn: báo cáo giả mạo phòng thanh toán thẻ - Sacombank năm 2012-2014)

Xét theo cơ cấu loại thẻ thì giả mạo thẻ Visa và Master phát hành tại trung tâm thẻ KVPB phát sinh tương đối thường xuyên với giá trị mỗi năm trên dưới 2000 USD chiếm lần lượt là 33% và 38% trên tổng số thẻ giả mạo của trung tâm. Sacombank thực hiện chính sách là hầu hết các chủ thẻ Visa và Master đều có thể sở hữu thêm 1 chiếc thẻ Family nhằm phục vụ nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Có lẽ chính vì tiện ích này, mà tỷ trọng thẻ Family giả mạo cũng cao theo 2 loại thẻ trên (chiếm 14%). Nguyên nhân chính dẫn đến thẻ Sacombank phát hành bị làm giả là do thẻ bị skimming trong quá trình chủ thẻ chi tiêu, nếu như ngày trước hiện tượng này chỉ xuất hiện khi chủ thẻ chi tiêu ở nước ngoài, song khoảng thời gian 3 năm gần đây, trong nước cũng đã có trường hợp bị ăn cắp dữ liệu. Theo đánh giá của bộ công an, do trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công nghệ thông tin có tốc độ phát triển nhanh khiến gần như tất cả các ngành nghề đều sửu dụng phương tiện thanh toán đều không sử dung trực tiếp tiền mặt mà qua hệ thống ATM, POS... Trong khi đó, thẻ vẫn còn tương đối mới với chủ thẻ Việt Nam nên chủ thẻ không phát hiện được thủ đoạn skimming thẻ, do đó hoàn toàn không nghi ngờ ĐVCNT. Chỉ đến khi phát sinh các giao dịch thanh toán giả mạo truyền về, lên sao kê, chủ thẻ mới nhận ra và thông báo cho ngân hàng thì đã muộn.

Trong lĩnh vực phát hành thẻ của Sacombank không có rủi ro xảy ra do thẻ bị mất cắp thất lạc là do ngân hàng đã để Floor Limit bằng 0 ngay cả trên hệ thống stand – in của tổ chức thẻ quốc tế. Chính vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào, các giao dịch thẻ của ngân hàng Sài Gòn thương tín phát hành đều được cấp phép khi thực hiện giao dịch thanh toán. Bên cạnh đó, ngân hàng đã tiến hành nghiêm túc thao tác khóa thẻ tậm thời trực tiếp qua điện thoại ngay thời điểm khách hàng phát hiện bị mất thẻ và tuân thủ chặt chẽ quy trình cập nhật lên danh sách Bulletin do tổ chứ thẻ quốc tế quy định.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Trang 32)