Góp phần hình thành và phát triển các thƣơng cảng và đô thị

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 69)

Đàng Trong

Sự phát triển quan hệ thƣơng mại Đàng Trong và Nhật Bản thế kỷ XVI - XVIII đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn. Góp phần quan trọng hình thành nên các đô thị ở Đàng Trong nhƣ Hội An, Thanh Hà, Nƣớc Mặn...

Đô thị cổ Hội An, ngày nay thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVI. Đây là một trong những cảng thị tiêu biểu, những chứng tích còn lại đãphản ánh thời kì phát triển đỉnh cao của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản. Hội An là một điểm sáng về kinh tế - văn hóa, ghi nhận sự phát triển của kinh tế hàng hóa và ngoại thƣơng, đặc biệt là trong thời kì Shuinsen.

Hội An vừa là trung tâm giao lƣu Nhật Bản - Đông Nam Á nói chung và Nhật Bản với Đàng Trong (Việt Nam nói riêng). Đồng thời, đây cũng là nơi lƣu giữ, bảo tồn những di sản văn hóa của Việt Nam, Nhật Bản, ghi nhận mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nƣớc thời kì các chúa Nguyễn.

Phố cảng Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), với vị trí trên bến, dƣới thuyền tiện lợi, cƣ dân ở đây có truyền thống buôn bán nên ở Thanh Hà từ trƣớc thế kỷ XVI đã xuất hiện một chợ làng, nơi hội tụ hàng hoá của các vùng lân cận.

Sự lớn lên của trung tâm thƣơng mại Thanh Hà đồng thời với sự phát triển kinh tế hàng hoá trong nƣớc và tác động của luồng mậu dịch quốc tế, cùng chế độ cát cứ và công cuộc mở đất Đàng Trong thời các chúa Nguyễn. Đón đƣợc luồng thƣơng mại thế giới nhất là Hoa thƣơng và thƣơng nhân Nhật Bản. Thanh Hà trở thành một thƣơng cảng lớn nhất, cửa ngõ giao thƣơng hàng đầu của Đàng Trong vào thế kỷ XVII -XVIII. Thanh Hà là địa chỉ hấp dẫn thƣơng khách nhiều nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản của châu Á, của các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp...

Phố cảng Nƣớc Mặn (Bình Định), sau hai đô thị cảng Hội An và Thanh Hà là Nƣớc Mặn ra đời rất sớm đƣợc ghi trong Hồng Đức bản đồ với tên gọi “Nƣớc Mặn hải môn” là trung tâm buôn bán xuất nhập khẩu không những cho phủ Quy Nhơn mà cả các dinh, phủ ở phía Nam. Nƣớc Mặn là một cảng tốt, an toàn và đƣợc các thƣơng nhân lui tới nhiều, nhƣng so với phố cảng Hội An thì có phần kém hơn, lại không thuận tiện vì quá xa so với kinh thành. Tuy nhiên, Nƣớc Mặn là một trong những phố cảng lớn của Đàng Trong, ra đời do sự phát triển của thƣơng mại Đàng Trong với các nƣớc trong khu vực trong đó có sự đóng góp không nhỏ của thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản.

Đô thị Đàng Trong ra đời là hệ quả của chính sách tiến bộ của các chúa Nguyễn đón nhận đúng thời cơ thƣơng mại quốc tế và di dân đô thị đang phát triển. Tầm nhìn đó đã vƣợt xa các nguyên thủ phƣơng Đông cùng thời lấy làng xã làm nền tảng, nông dân làm chỗ dựa, nông nghiệp làm trọng tâm và cấm vận là chủ yếu. Sự ra đời và phát triển đô thị Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn là hệ quả của sự phát triển thƣơng mại, trong đó sự đóng góp quan trọng của thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản. Đồng thời, đây là một hiện tƣợng lịch sử đáng đƣợc ghi nhận.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 69)