Đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam Nhật Bản trong gia

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 74)

Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung, mối quan hệ thƣơng mại tốt đẹp Đàng Trong - Nhật Bản thời kì này nói riêng đƣợc xem là những viên đá đầu tiên đặt nền móng cho quan hệ hai nƣớc sau này. Thời kì vƣơng triều Nguyễn cũng có những sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nƣớc Việt Nam - Nhật Bản. Đặc biệt là sự giúp đỡ của một bác sĩ ngƣời Nhật dành cho nhà yêu nƣớc Phan Bội Châu của Việt Nam. Điều đó cũng bắt nguồn từ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp lâu đời của hai quốc gia.

Trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945), phát xít Nhật nhảy vào Đông Dƣơng, trong đó có Việt Nam (1940) gây ra nhiều tội ác chiến tranh. Sau ngày Việt Nam giành đƣợc độc lập (2 - 9-1945), mặc dù mỗi quốc gia xây dựng, lựa chọn đi theo những con đƣờng phát triển khác nhau nhƣng trên cơ sở quan hệ đã có từ trƣớc cùng với yêu cầu của lịch sử mỗi quốc gia thì quan hệ giữa hai nƣớc đã đƣợc thiết lập chính thức, đƣợc hàn gắn và ngày càng phát triển.

Tháng 9 - 1973, quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản đƣợc thiết lập. Tháng 11 năm 1992, chính phủ Nhật Bản đã nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Đó là những bƣớc mở đầu và cũng là sự tiếp nối cho bƣớc phát triển mới của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Trong suốt 40 năm qua, trải qua nhiều thăng trầm, do chịu tác động của bối cảnh quốc tế, khu vực cũng nhƣ tình hình mỗi nƣớc, quan hệ Việt - Nhật ngày càng phát triển mạnh mẽ và mở rộng hơn. Trong hai thập niên gần đây, những thay đổi của bối cảnh quốc tế, những chuyến viếng thăm của những nhà lãnh đạo

cấpcao hai nƣớc ngày càng đƣợc tăng cƣờng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt - Nhật. Chuyến viếng thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang từ ngày 16 đến 19 - 3 - 2014 hứa hẹn sẽ đƣa bang giao Việt - Nhật lên những chuẩn mực mới, tầm cao mới.

Phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nhà nƣớc là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và Nhật Bản. Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản trở thành nền tảng xây dựng mối quan hệ hợp tác rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, mà cả trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa và các lĩnh vực khác. Sự phát triển của quam hệ Việt Nam, Nhật Bản không chỉ quan trọng với riêng Việt Nam mà còn đối với Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dƣơng.Nó góp phần vào việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

Tiểu kết chƣơng 3

Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777) có nhiều đặc điểm riêng và độc đáo nhƣ hoạt động thƣơng mại giai đoạn đầu diễn ra sôi động hơn so với giai đoạn sau; thƣơng nhân Nhật Bản chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trong buôn bán ở Đàng Trong với thƣơng nhân nhiều nƣớc, khốc liệt nhất là với thƣơng nhân Trung Hoa; hoạt động trao đổi thƣơng mại nhằm mục đích chính là trao đổi những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sự phát triển của mỗi bên. Đặc điểm nổi bật nhất là quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản diễn ra một chiều và thƣơng nhân Nhật Bản giữ vai trò chủ động trong giao lƣu buôn bán với Đàng Trong.

Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản có tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế, văn hóa - xã hội ở Đàng Trong. Bằng chứng của mối giao lƣu thƣơng mại ấy còn tồn tại cho đến ngày nay, đó là những công trình kiến trúc nhƣ chùa Cầu ở Hội An, chùa Phổ Đà ở Đà Nẵng... Quan trọng hơn hết, quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa

Nguyễn (1558 - 1777) là nhân tố quan trọng, đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn sau.

KẾT LUẬN

1. Quan hệ thương mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777) diễn ra vào thời điểm thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến. Trên thế giới, chủ nghĩa tƣ bản hình thành và phát triển, hầu hết

các quốc gia bị lôi cuốn vào guồng máy thƣơng mại thế giới. Nhà Minh thực hiện chính sách “hải cấm” (1371 - 1567), đã ảnh hƣởng lớn tới quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực. Ở Việt Nam, bên cạnh mối quan hệ truyền thống với Trung Hoa, thế kỉ XVI, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa giao thƣơng với bên ngoài, giao lƣu với Nhật Bản, Trung Quốc và các nƣớc phƣơng Tây. Trong đó, các chúa Nguyễn đã dành sự ƣu ái đặc biệt trong thƣơng mại đối với Nhật Bản. Sự tiếp xúc mở cửa này đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của lịch sử mỗi nƣớc. Trong xu thế mở rộng và tăng cƣờng quan hệ giao lƣu, đặc biệt là trong thƣơng mại vào thời các Chúa Nguyễn (1558 - 1777), đã đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi xã hội và mỗi dân tộc. Quan hệ thƣơng mại ấy xuất phát từ vị trí địa lý, bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực cũng nhƣ yêu cầu nội tại trong sự phát triển của lịch sử nói chung và đặc điểm riêng của Đàng Trong và Nhật Bản.

2. Quan hệ thương mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777) trải qua hai giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất từ

năm 1558 đến 1635.Nửa cuối thế kỉ XVI, quá trình thống nhất ở Nhật Bản và ở Việt Nam diễn ra nhộn nhịp và thƣờng xuyên. Chúa Nguyễn và Mạc phủ đều có những chính sách mở rộng giao thƣơng, các cảng thị Đàng Trong là nơi mở đầu cho quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản và trở thành tiền

đề để mở rộng quan hệ Đàng Trong - Nhật Bản vào đầu thế kỉ XVII.Những thập niên đầu thế kỉ XVII (1604 -1635), hoạt động giao lƣu thƣơng mại mang tính chất cấp nhà nƣớc, giữa Mạc phủ với Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn và Mạc phủ đều có thƣ từ qua lại tạo điều kiện cho Nhật kiều ở Đàng Trong làm ăn, buôn bán thúc đẩy quá trình mở rộng bang giao Đàng trong - Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, ổn định chính trị trong nƣớc. Thƣơng nhân Nhật Bản là những ngƣời đƣợc giao trọng trách chuyển những văn thƣ của chúa Nguyễn và Mạc phủ qua lại,vì vậy, họ giống nhƣ những sứ thần góp phần thắt chặt quan hệ hai nƣớc.

Giai đoạn thứ hai từ năm 1635 đến 1777. Đây là giai đoạn suy yếu của thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trƣớc sự nhòm ngó của phƣơng Tây, Mạc phủ đã thực hiện chính sách “đóng cửa” năm 1633 và tới năm 1639 thì đóng cửa hoàn toàn đất nƣớc. Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản vẫn đƣợc tiếp tục nhƣng chỉ là gián tiếp, thông qua công ty VOC (Hà Lan) và thƣơng nhân Hoa kiều.

Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn là thời kì cả Đàng Trong và Nhật Bản đều đang trong giai đoạn phong kiến phát triển. Đó đều là những chính quyền độc lập, cùng chung ý thức hệ, cơ sở văn hóa có nhiều điểm tƣơng đồng... Những chính sách đối ngoại đều gắn liền với những thế lực đang nắm quyền: Mạc Phủ ở Nhật Bản, chúa Nguyễn ở Việt Nam. Những yếu tố của nền kinh tế mới đƣợc manh nha dù bị hạn chế nhƣng vẫn vƣợt rào và xác lập đƣợc với quan hệ với nƣớc ngoài. Tình hình nội chiến, tranh chấp, các chúa Nguyễn luôn tìm cách mở rộng quan hệ, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản (1558 - 1777) chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc là bạn hàng truyền thống của nƣớc ta.

3. Quan hệ thương mại Đàng Trong - Nhật Bảncó nhiều nét độc đáo và có tác động nhiều mặt tới sự phát triển của lịch sử Đàng Trong. Sự phát triển

của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777) đã lôi kéo Đàng Trong và Việt Nam vào hoạt động thƣơng mại đang diễn ra nhộn nhịp ở Đông Nam Á vào hội nhập vào “thời đại thƣơng mại” của cả thế giới. Điều này đã đánh dấu bƣớc chuyển biến quan trọng của Đàng Trong nói chung và Việt Nam nói riêng trên nhiều phƣơng diện mà sự phát triển ngoại thƣơng, quan hệ đối ngoại đƣợc mở rộng là những nét nổi bật.

Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777) đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế hàng hóa ở Đàng Trong. Đồng thời, giao lƣu thƣơng mại đã thúc đẩy quá trình giao lƣu và tiếp biến văn hóa ở cả Đàng Trong và Nhật Bản, để lại cho Nhật Bản những ký ức tốt đẹp, nhận thức đúng đắn về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, tạo một cơ sở vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ở những thế kỉ sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dƣơng Văn An (1991), Ô Châu cận lục, Bùi Lƣơng dịch, Sài Gòn.

2. Đào Văn An (1963), Trao đổi văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Nxb Phƣơng Đông.

3. Trần Văn An (1998), “Hội An điểm hội nhập và giao lƣu văn hóa”, Văn hóa nghệ thuật(170), tr.34-36.

4. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông

tin, Hà Nội.

5. Đỗ Bang (1991),“Quan hệ và phƣơng thức buôn bán giữa Hội An với trong nƣớc”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.23-245.

6. Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận - Quảng thế kỉ XVII - XVIII, Nxb

Thuận Hóa, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

7. Trƣơng Văn Bình, Jhon Kleinen (1991), “Tƣ liệu VOC về quan hệ giữa công ty Đông Ấn Hà Lan và chúa Nguyễn trong thế kỉ XVII và XVIII”,

Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.63-77. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Ch. Borri (1621), Tường trình về vương quốc Đàng Trong, Đỗ Trọng

Quang dịch, Tƣ liệu Khoa Lịch sử Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 9. P.I. Borixcốpxki (1961), Cơ sở khảo cổ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Bửu Cầm (1957), “Bang giao lịch sử giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Văn hóa Nguyệt san(25), tr.917-919.

11. Phan Đại Doãn (1990), “Đô thị cổ Hội An - Mấy đặc điểm kinh tế xã hội”,

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế(177), tr.40-46.

12. Phan Đại Doãn, Trƣơng Hữu Quýnh (1992), Về sự suy tàn của Phố Hiến, Sở Văn hóa Thông tin - TT Hải Hƣng, tr.215-220.

14. Đại Việt sử kí toàn thư (1998), tập 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Đình Đầu (1990), “Quá trình hình thành và phát triển phố cổ Hội An”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.179-192.

16. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 17. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 18. Đô thị cổ Hội An (1991), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Hasebe Gakuji (1991), “Tìm hiểu quan hệ Nhật - Việt qua đồ gốm sứ”, Đô

thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

20. Vũ Minh Giang (1991), “Ngƣời Nhật, Phố Nhật và di tích Nhật Bản tại Hội An”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

21. D.G.E Hall (1977), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

22. Hà Hồng Hải (1995), “Sự thăng trầm trong quan hệ Việt - Nhật”, Tạp chí

Nghiên cứu Quốc tế (5), tr.21-26.

23. Nguyễn Văn Hoàn (1991), “Hội An, một trung tâm giao tiếp văn hóa với thế giới của Việt Nam ở thế kỉ XVII”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội, tr.273-283.

24. Hội thảo quốc tế Quan hệ Việt - Nhật thế kỉ XV - XVII qua giao lưu gốm

sứ (1999), Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Chiêu Hòa Nhật Bản, Hà Nội.

25. P.J.Honney (1973), “Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỉ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, Nxb Sùng Chính, Huế, tr.155-182.

26. Nguyễn Thừa Hỷ, Phan Hải Linh (1999), “Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thế kỷ XVI - XVII”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế quan hệ

Việt - Nhật thế kỷ XV - XVII qua giao lưu gốm sứ, Đại học Quốc gia Hà

27. Shigeru Ikta (1991), “Vai trò các cảng thị vùng ven biển Đông Nam Á từ đầu thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ XIX”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội, tr.247-260.

28. Phan Khoang (1968), Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558-1777, Nxb Khai Trí,

Sài Gòn.

29. Trần Trọng Kim (1968), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.

30. Nguyễn Văn Kim (1999), Chính sách trả quốc của Nhật Bản thời kỳ Tôkugawa: Nguyên nhân và hậu quả, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Bộ GD &

ĐT, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31. Phan Huy Lê (1999), “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XV - XVII trong bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế

quan hệ Việt - Nhật thế kỷ XV - XVII qua giao lưu gốm sứ, Đại học Quốc

gia Hà Nội - Đại học Chiêu Hòa Nhật Bản, tr.76-80.

32. Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh, Đỗ Thanh Bình (1995),

Lịch sử Nhật Bản, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội,

33. Nguyễn Đức Nghinh (1998), “Hai tài liệu Hà Lan nói đến ngƣời Nhật Bản ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (4), tr.76-72.

34. Nguyễn Đức Nghinh (1985), “Chợ Chùa ở thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên

cứu Lịch sử (4), tr.53-64.

35. Lƣơng Ninh (1995), “Đông Dƣơng từ đầu mối giao thƣơng đến ngã tƣ đƣờng nghệ thuật”, Kỷ yếuHội thảo khoa học Việt Nam - Đông Nam Á

giao lưu và phát triển, Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh, tr.9-22.

36. Edwin O.Reichauer (1994), Nhật Bản quá khứ và hiện tại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

37. Alecxandre Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Ủy ban

38. Trƣơng Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI - XVIII, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

39. Trƣơng Hữu Quýnh (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục.

40. George Sansom (1994), Lịch sử Nhật, tập II, 1334-1625, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

41. George Sansom (1995), Lịch sử Nhật, tập III, 1615-1867, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

42. Momoki Shiro (1994), Nhật Bản và Việt Nam trong hệ thống buôn bán Châu Á thế kỷ XVII - XVIII, Phố Hiến, Sở VHTT - TT Hải Hƣng, tr.45-

54.

43. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỉ

17 và 18, Nxb Trẻ, Tp. HCM.

44. Lê Tắc (1961), An Nam chí lược, Viện Đại học Huế.

45. Vĩnh Sính (2000), Việt Nam và Nhật Bản - Giao lưu văn hóa, Nxb Văn

nghệ Tp. Hồ Chí Minh.

46. Trịnh Tiến Thuận (1996), “Giao lƣu Nhật Bản - Việt Nam thế kỷ XVI - XVII và dầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học Xã hội, (30), tr.133-143. 47. Trịnh Tiến Thuận (1997), “Quan hệ văn hóa Nhật - Việt thời chúa Nguyễn

ở Đàng Trong (thế kỷ XVII)”,Thông tin Khoa học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh, (17), tr.83-87.

48. Trịnh Tiến Thuận (2001), “Hội An - Một trung tâm ngoại thƣơng Việt - Nhật thế kỉ XVII”, Kỷ yếu Hội thảoVăn hóa Quảng Nam những giá trị đặc trưng, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam.

49. Trịnh Tiến Thuận (2002), Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam thế kỉ XVI - XVII,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 74)