VOC của Hà Lan
Sau khi Nhật Bản ban hành chính sách “đóng cửa”, thời kì Châu ấn thuyền Đàng Trong - Nhật Bản chấm dứt. Tuy nhiên, thƣơng mại hai nƣớc vẫn đƣợc tiếp tục thông qua trung gian của VOC (Hà Lan) và Hoa kiều. Tình hình này kéo dài cho tới cuối thế kỉ XVII.Từ những thập niên đầu của thế kỉ XVII, ngƣời Hà Lan đã chú ý đến thị trƣờng Đại Việt và cố gắng tìm mọi cách thiết lập mối quan hệ buôn bán với Đàng Trong.
Mở đầu cho quan hệ này là “chuyến đi vào năm 1601 tới Đàng Trong
của hai thương nhân Hà Lan - Jerominrus Wonderer và Aibert Cornelis Ruyll. Khi thương điếm Hirado được thiết lập, người Hà Lan càng đẩy mạnh quan hệ thương mại với Đàng Trong” [49, tr.126]. Đã có nhiều chuyến tàu của VOC từ Hirado đến Đàng Trong. Ch. Borri có ghi chép lại “Chúa Đàng Trong không từ chối một nước nào muốn tới, mà còn để cho tất cả các loại người xứ lạ tự do vào, người Hà Lan cũng tới đó như người các nước khác, tàu của họ chất đầy nhiều thứ hàng hóa khác nhau” [8, tr.24]. Năm 1633, VOC đã quyết định xây dựng chiến lƣợc buôn bán với Đàng Trong. Từ năm 1633-1637, mỗi năm có hai tàu của VOC từ Hirado đến Đàng Trong. Thƣơng điếm của VOC đƣợc thiết lập ở Đàng Trong vào năm 1636.
“Ngày 20 - 7 - 1634, tàu Hà Lan Grootebroek bị bão ở đảo Paracel, thuyền trưởng Jean de Sormeau và 8 thủy thủ được cứu sống, được người Nhật là Kiko ở Hội An chăm sóc, nhưng lại bị chúa Nguyễn tịch thu tiền và hàng hóa” [49, tr.126].
“Tháng 11 - 1641, hai tàu Hà Lan là Builden Buis và Maria de Medicias bị bão đánh dạt vào Hội An, lại bị chúa Nguyễn tịch thu 18 súng và 82 thủy thủ bị bắt giam” [49, tr.126].
Sau khi chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) mất, chúa Nguyễn Phúc Tần lên thay (1648-1687). Ngày 9 - 12- 1651, VOC cử Verstegen đến gặp chúa Nguyễn Phúc Tần, thƣơng thuyết và: “một hiệp ước được kí kết vào năm
1651 và một trạm buôn bán mới được khai trương ở Hội An” [21, tr.22]. VOC
đã tiếp cận và nhanh chóng nắm bắt đƣợc nhu cầu của các nhà lãnh đạo Đàng Trong đang cần kim loại để đúc súng chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nên các thƣơng nhân VOC đã mua tất cả các đồng tiền cũ của Nhật Bản và chở đến Đàng Trong, bán cho các chúa Nguyễn. “Năm 1633, VOC đem đến Đàng Trong 930 xâu tiền Eiraku (một loại tiền Nhật Bản) và 360 xâu vào năm 1634” [43, tr.154] để bán cho các chúa Nguyễn, họ thu lời từ việc bán tiền kim
loại. Sau năm 1635, thƣơng nhân VOC trở nên hăng hái hơn khi Nhật Bản “tỏa quốc”, tiền đồng của Nhật Bản bán tại Đàng Trong với giá cao hơn.
“Thương Nhân Hà Lan mua tiền đồng tại Nhật Bản không quá một lạng một xâu (quan) và bán tại Đàng Trong với giá 10,56 lạng một xâu” [43, tr.155].
Thƣơng nhân VOC (Hà Lan) cho rằng tiền kim loại là món hàng có lời nhất tại Đàng Trong.
Tuy nhiên, từ năm 1635, do lệnh cấm của chính phủ Nhật, việc buôn bán của ngƣời Nhật ở Đàng Trong thƣa dần, mặc dù hàng tơ lụa của ngƣời Việt vẫn đƣợc ngƣời Nhật ƣa chuộng (mua lại của thƣơng nhân Hà Lan). Theo một nhà nghiên cứu Nhật Bản: “Thời gian từ năm 1641 đến 1654, trong
tổng số tơ mà các tàu Hà Lan chở từ các nước đến bán ở Nhật Bản có 51% nhập từ Đại Việt…” [49, tr.153].
Tuy nhiên, VOC gặp nhiều khó khăn trong quan hệ mậu dịch với Đàng Trong. Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này: VOC đến Đàng Trong sau nên gặp nhiều địch thủ đáng nể nhƣ Bồ Đào Nha, Trung Hoa và đặc biệt là ngƣời Nhật. Mặt khác, chúa Nguyễn lại không có quan hệ tốt với VOC: khi cứu tàu Hà Lan bị nạn thì tịch thu hàng hóa, súng đạn. Nguyên nhân quan trọng của việc này là do quan hệ đồng minh giữa chúa Trịnh với Hà Lan làm cho chúa Nguyễn: “Lo ngại rằng họ sẽ lắng nghe lời thỉnh cầu và giúp đỡ của nhà Trịnh đã dẫn đến rắc rối với nhà Nguyễn”[49, tr.146].
Nếu nhƣ quan hệ của VOC gặp nhiều khó khăn ở Đàng Trong thì quan hệ với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài lại khá thuận lợi. Chính sách đóng của của Nhật Bản năm 1635 đã mở ra một con đƣờng mới, đầy triển vọng cho hoạt động thƣơng mại của VOC với Đàng Ngoài. Nhật kiều ở Đàng Ngoài đã tích cực giúp đỡ và môi giới cho VOC đặt quan hệ với chúa Trịnh. Vì vậy, chúa Trịnh đã cho phép VOC lập một thƣơng điếm ở phố Hiến vào năm 1637. Từ đây, VOC đã thay thế vai trò mậu dịch của thƣơng nhân Nhật Bản.
Nhƣ vậy, quan hệ thƣơng mại Đàng Trong với Nhật Bản thông qua VOC kém năng động hơn rất nhiều so với Đàng Ngoài. Các chúa Nguyễn không tin tƣởng phƣơng Tây nên hoạt động buôn bán đối với thƣơng nhân Hà Lan cũng kém phát triển. Ngƣời Nhật ở Đàng Ngoài làm môi giới, trung gian cho VOC và đƣợc chúa Trịnh chấp nhận, cuộc sống của Nhật kiều ở Đàng Ngoài khá giả hơn so với Nhật kiều ở Đàng Trong.
2.2.3. Tình hình thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thông qua thƣơng nhân Hoa Kiều nhân Hoa Kiều
Trong thời gian này, nhà Thanh đã lên nắm quyền cai trị (1664-1911), tình hình chính trị ở Trung Hoa đã đƣợc ổn định. Trung Quốc tiếp tục tham gia vào hệ thống buôn bán Châu Á và thƣơng nhân Hoa kiều cũng đẩy mạnh cạnh tranh với thƣơng nhân các nƣớc khác, tác động mạnh đến quan hệ thƣơng mại Đàng Trong với Nhật Bản.
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, Trung Quốc luôn là bạn hàng lớn của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Nhật Bản. Quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc - Nhật Bản có thời kì bị gián đoạn. Dƣới thời Mạc phủ Tokugawa Ieyasu đã tìm mọi cách để khôi phục nhƣng không thành công. Việc buôn bán giữa Trung Quốc - Nhật Bản từ sau “tỏa quốc” (1635) có điều kiện phát triển, chủ yếu là do tƣ nhân thực hiện. Sau khi Mãn Thanh lên cầm quyền ở Trung Hoa, số lƣợng ngƣời Hoa tới Đàng Trong cƣ ngụ và buôn bán ngày một nhiều. Họ đã lập nên phố ngƣời Hoa bên cạnh sự có mặt của phố Nhật.
Số lƣợng tơ lụa mà Hoa Kiều mua ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đem tới Nhật Bản chiếm một tỷ lệ lớn trong các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Từ 1641 - 1682, số lƣợng tơ sống từ Việt Nam đƣa vào Nhật Bản qua tàu Trung Hoa là 672.165 catties (1 catties = 0,6045kg), chiếm 1/2 (1.4775345 catties) tơ trắng do Trung Hoa sản xuất và nhập vào Nhật Bản. Trong đó 71% tơ sống này do Đàng Ngoài sản xuất và qua tàu Trung Quốc chuyển sang Nhật Bản. Chúng ta có thể
nhận thấy rằng từ 1641 - 1682, số lƣợng Sittouw (là loại tơ đƣợc quay từ đầu kén) đƣa vào Nhật là 271.258 catties, chiếm 70% số tơ nhập vào Nhật Bản. Số tơ này đƣợc sản xuất ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Còn tơ vàng (Bogie) đƣa vào Nhật có khoảng 110.922 catties, chiếm 4,6% số lƣợng tơ nhập, 30.5% số tơ này do Đàng Trong sản xuất [49, tr.134].
Số tàu thuyền Trung Hoa đến Nhật từ nhiều cảng biển khác nhau trong khu vực nhƣng những tàu thuyền từ Việt Nam đến Nhật Bản chiếm số lƣợng khá lớn trong các cảng ở Đông Nam Á.
Bảng 2.2: Thuyền Trung Hoa từ Việt Nam tới Nagasaki (1651-1700)
Thập kỉ Đàng
Ngoài
Đàng Trong
Cam
bodia Xiêm Patani
Ban ten Cảng Hà Lan Tổng số 1651-1660 1661-1670 1671-1680 1681-1690 1691-1700 15 6 8 12 6 40 43 41 25 29 37 24 10 9 23 28 26 26 31 19 20 9 9 9 7 1 0 1 0 1 2 14 38 23 18 143 122 133 109 103 Tổng cộng 47 178 103 130 54 3 95 610 Nguồn: [49, tr.134]
Bảng 2.3: Thuyền Trung Hoa từ Việt Nam tới Nhật Bản (1647 - 1700)
Thập kỉ Tong
King
Quảng Nam
Cam
bodia Xiêm Patani Malacca Jakacta
Ban tam 1647-1650 1651-1660 1661-1670 1671-1680 1681-1690 1691-1700 7 15 6 12 12 6 11 40 43 40 29 30 4 37 24 10 9 22 28 26 23 25 20 1 20 9 2 8 7 2 4 2 4 2 12 31 18 16 1 1 1
Tổng cộng 58 193 106 122 47 8 83 3
Nguồn: [49, tr.135].
Ngƣời Hoa đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế Đàng Trong. Họ là những thƣơng nhân có vốn lớn, thƣờng là chủ thuyền. Trong số các tàu thuyền Trung Hoa từ Việt Nam đến Nhật Bản thì số lƣợng tàu đi từ Đàng Trong luôn luôn cao hơn so với Đàng Ngoài và các khu cảng khác trong khu vực. Hoạt động của Hoa kiều thời kì này là rất sôi động, họ nắm giữ con đƣờng thƣơng mại Việt Nam và Nhật Bản. Nguyên nhân do ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài thƣờng xảy ra nội chiến, điều này không tạo điều kiện cho các thƣơng thuyền đi xa buôn bán. Mặt khác, dân Đàng Trong không thông thạo việc đi biển xa và họ cũng không thích đi xa nên vai trò buôn bán trên biển thuộc về thƣơng nhân Hoa kiều.
Nhiều thƣơng nhân ngƣời Hoa tới Đàng Trong, nhờ có học thức, thông thạo tình hình buôn bán, khôn khéo cƣ xử nên đƣợc chúa Nguyễn ở Đàng Trong tin dùng, thƣờng giao cho làm cai tàu, kí lục, thông ngôn... lo về ngoại thƣơng. “Một thương nhân người Hoa tên là Tsoucock ở Tourane được cử giữ chức Thông sự, ông ta đã cùng một người Nhật là Domingo đón tiếp người Hà Lan khi họ tới Quảng Nam” [49, tr.124].
Năm 1673, hoàng tử Diễn (con Nguyễn Phúc Trăn) viết thƣ “vay 5000 lạng bạc của thương gia người Hoa là Wei Ju Shi, buôn bán nhiều năm ở Đàng Trong” [49, tr.136]. Wei Ju Shi chính là Ngụy Cửu Sử, sang Nhật từ 1653 cùng với ngƣời anh là Lục Sứ, chuyên buôn bán hàng hóa tuyến Nagasaki - Hội An - Nagasaki. Khi ngƣời anh mất, Cửu Sử điều hành công việc và đến Hội An buôn bán rất hiệu quả; gia đình họ trở thành một thƣơng gia lớn ở Hội An. Năm 1666, Ngụy Cửu Sử đƣa vợ con sang Nagasaki. Hoàng tử Diễn đề nghị Ngụy Cửu Sử mua giúp một số hàng, trong thƣ có viết:
Nay trong lúc đang chỉnh duyệt lại binh sĩ, sửa sang lại khí giới ngày thƣờng phải tiêu phí hơn ngàn lƣợng, đƣợc biết ngƣời bạn khách hiền có tài kinh doanh lại đƣơng lúc làm ăn đắc ý có phần để, phần dƣ của cải cũng nhƣ sức lực. Kẻ hèn này xin phiền cho mƣợn số bạc 5000 lƣợng để cúng vào nhu dụng, đợi đến lúc thuận chiều trở lại, tàu cập bến tệ bang, xin kính cẩn trả lại ngọc bích, không dƣ sai tơ hào. Nhƣ sẵn lòng, hạ cố xin gửi cho viên thuyền chủ Ngô Thuận Quang mang về [49, tr.136-137].
Chúa Nguyễn thƣờng gửi thƣ và hàng hóa của mình tới Nhật Bản qua những chuyến đi của Hoa kiều và VOC. Nhƣ vậy, Hoa kiều đã có một thế lực khá lớn về kinh tế và chính trị ở Đàng Trong.
Năm 1688, Nguyễn Phúc Trăn (Nghĩa Vƣơng) đã giao cho chủ tàu ngƣời Hoa là Hoàng Khoan Quan đem hàng hóa sang Nagasaki bán và chuyển thƣ tới Mạc phủ thỉnh cầu việc đúc tiền đồng. Trong thƣ viết: “Điều mong muốn đối với Quý quốc là Quý quốc làm luật lưu thông tiền đồng ở nước ngoài... và hai quốc gia chúng ta cùng được lợi” [18, tr.176-177].
Ngoài thƣơng nhân VOC (Hà Lan) thì ngƣời Trung Hoa cũng đã đem tới Đàng Trong một số lƣợng lớn tiền kim loại Nhật Bản“Tháng 9 - 1637, 4
chiếc thuyền của người Hoa chở từ Nhật Bản tới Đàng Trong 4.500 đến 5.000 lạng Schuit bạc, 2 triệu zenes và 600 picul sắt” [43, tr.157]. Tiền kim loại
đƣợc đem tới Đàng Trong một mặt dùng để trao đổi, mặt khác đƣợc dùng để đúc vũ khí “năm 1636, một chiếc thuyền của người Hoa chở một số lượng tiền Nhật trị giá 30.000 lạng bạc từ Nagasaki tới Đàng Trong. Vì các đồng tiền này kém chất lượng nên chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Lan) đã mua để đúc súng” [43, tr.157]. Thƣơng nhân Trung Hoa cũng thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ
Mặc dù vậy, Nhật Bản ngày càng kiểm soát chặt chẽ đối với thƣơng nhân Trung Quốc nên họ cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động buôn bán. Năm 1685, Mạc phủ đã qui định mức nhập khẩu là 300.000 lạng bạc đối với ngƣời Hà Lan, 600.000 lạng bạc đối với Hoa kiều, tức là chỉ bằng một phần nhỏ giá trị số hàng chở đến Nagasaki. Nguyên nhân của sự hạn chế này là do Nhật Bản muốn ngăn chặn nạn “chảy máu” kim loại quý, nên phải áp dụng những biện pháp chặt chẽ hơn trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Một lệnh khác còn quy định hàng năm chỉ cho phép 70 tàu Trung Quốc đƣợc đến Nagasaki. Tuy vậy, vai trò của thƣơng nhân Hoa kiều đối với thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản vẫn tiếp tục giữ đƣợc cho tới cuối thế kỉ XVII.
Năm 1695, chín ngƣời Việt từ Hội An đi làm phu dịch ở Gia Định, bị bão, thuyền họ trôi dạt sang Nhật Bản, đƣợc ngƣời Nhật ở Đảo Địa Ngung Châu - Ốc Cửu, chăm sóc và gửi qua tàu Trung Quốc trả về nƣớc. Sự kiện này đƣợc nhắc đến qua thƣ của Quốc Vƣơng An Nam (thực chất là thƣ của chúa Nguyễn) cảm ơn trấn thủ Trƣờng Kỳ (Nagasaki):
Trộm Nghe: Giao lân cốt tín, là lời dạy của thánh kinh, yêu ngƣời bởi ân, là bản tâm của nhân giả. Trƣớc kia dân nƣớc An Nam trôi dạt đến quí quốc, nhờ Trấn Thủ Vƣơng có lòng hiếu sinh, rộng lƣợng nuôi dƣỡng, gặp có thuyền chủ nhà Lý Đại Minh là Lý Tài Quan đi qua quý quốc, nghe biết dân An Nam ở đó, nhận đem 9 ngƣời về bản quốc, ân đó khôn xiết kể, biết lấy gì báo đáp. Nay có lễ mọn thổ sản là một cân Thƣợng Phẩm hƣơng kì nam giao cho thuyền chủ Lý Tài Quan kính đem làm lễ tạ, nếu còn nghĩ tình xin nhận cho, để kết hai nƣớc thông thƣơng buôn bán, ngày càng ân ái, muôn năm lễ trọng bằng núi non [32, tr.292].
Buôn bán giữa Đàng Trong - Nhật Bản đƣợc xây dựng trên cơ sở cấp chính quyền nhà nƣớc nên dù chịu ảnh hƣởng của các yếu tố chính trị, lịch sử,
xã hội thì nó không thể một lúc mà chấm dứt ngay đƣợc, mà nó vẫn còn tồn tại và chờ đợi một thời điểm thích hợp sẽ lại trỗi dậy. Đó cũng là một thử thách cho quan hệ Đàng Trong với Nhật Bản để quan hệ đó trở nên bền chặt và tốt đẹp hơn ở giai đoạn sau.
Tiểu kết chƣơng 2
Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn đƣợc chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa đến khi Mạc phủ thi hành chính sách đóng cửa (1558-1635) mà thịnh đạt nhất là bốn thập niên đầu thế kỉ XVII (1601-1635), giai đoạn 2 từ khi Mạc phủ “tỏa quốc” cho đến khi kết thúc cục diện thời kỳ các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1635-1777). Giai đoạn thƣơng mại đầu tiên diễn ra và mang lại nhiều hệ quả tốt đẹp cho cả Đàng Trong và Nhật Bản. Quá trình giao lƣu thƣơng mại đã thúc đẩy sự giao lƣu văn hóa, xã hội Đàng Trong. Các đô thị cổ hình thành và phát triển góp phần quan trọng vào quá trình đô thị hóa ở Đàng Trong.
Sau năm 1635, Mạc phủ thi hành chính sách đóng cửa đã giáng một đòn mạnh đối với Nhật kiều ở Đàng Trong. Phố Nhật ở Hội An suy giảm rõ rệt. Trên thực tế, sự phát triển của phố Nhật ở Hội An là tự phát. Nhật kiều ở Hội An không tham gia vào sản xuất ở nƣớc sở tại. Cơ sở kinh tế của Nhật kiều là thƣơng mại, do tƣ nhân buôn bán Shuinsen với thị trƣờng trong nƣớc. Khi “tỏa quốc”, mối liên hệ trên chấm dứt, gây ảnh hƣởng mạnh tới sinh hoạt và hoạt động thƣơng mại của cƣ dân phố Nhật. Vốn liếng và hàng hóa của họ không thu hồi đƣợc.
Nhật kiều chỉ làm trung gian, môi giới giữa ngƣời Việt và ngƣời phƣơng Tây, nhƣng lại gặp đối thủ là ngƣời Hoa mạnh hơn, đông đảo hơn, tập hợp trong tổ chức “Minh hƣơng”. Phố Nhật lại ở gần phố của ngƣời Tàu,