Nguyên nhân khách quan
Từ đầu thế kỉ XVI, các nƣớc phƣơng Tây bắt đầu thâm nhập và nhòm ngó tới nhiều quốc gia châu Á trong đó có Nhật Bản. Quá trình thâm nhập đó đã gây ra nhiều chuyển biến lớn trong đời sống chính trị và quan hệ bang giao giữa các quốc gia trong khu vực. Một mặt chính quyền các nƣớc muốn mở cửa để liên hệ với phƣơng Tây để mở rộng giao thƣơng, mua bán vũ khí, học tập kỹ thuật tiên tiến. Mặt khác, họ cũng lƣờng tính đến vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới thái độ nghi ngờ, kỳ thị và cuối cùng là thực thi chính sách đóng cửa của các nƣớc trong khu vực.
Tôn giáo là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới chính sách đóng cửa của Nhật Bản với Phƣơng Tây. Nhật Bản thời kỳ tồn tại dƣới chế độ Mạc phủ
Tokugawa và đang nằm dƣới sự trị vì của Ieyasu. Trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, Iyeasu luôn chú trọng tới sự phát triển kinh tế và coi ngoại thƣơng là ngành kinh tế cần thiết để tăng cƣờng sức mạnh đất nƣớc. Tuy nhiên, để bảo vệ sự thống nhất đất nƣớc, giữ vững thế ổn định về chính trị, Mạc phủ đã đặt vấn đề chủ quyền dân tộc lên trên hết.Ieyasu là ngƣời hiểu rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa kinh tế và tôn giáo. Trong một thời gian dài, chính quyền Edo đã có thái độ khoan dung với đạo Thiên chúa giáo và muốn tách vấn đề tôn giáo ra khỏi những liên hệ kinh tế nhƣng chủ trƣơng này đã không thực hiện đƣợc. Lúc này, thông qua quan hệ thƣơng mại với các nƣớc, thế lực của các lãnh chúa tiếp tục đƣợc tăng cƣờng. Điều này đã thách thức nghiêm trọng đến địa vị kinh tế, chính trị của Mạc phủ. Năm 1613, Mạc phủ đã ra lệnh cấm đạo trên toàn quốc. Để khuyến khích sự phát triển của sản xuất trong nƣớc, bảo vệ sự thống nhất dân tộc,chủ quyền lãnh thổ và ngăn chặn nguy cơ nổi dậy của các lãnh chúa địa phƣơng và cũng là để bảo vệ địa vị thống trị của mình, Mạc phủ đã đi đến quyết định đóng cửa đất nƣớc.
Nguyên nhân chủ quan
Do sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản thời kỳ Châu ấn thuyền, chính quyền Edo đã tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của các lãnh chúa đồng minh, nắm đƣợc quyền phân cấp ruộng đất và nhiều nguồn tài nguyên quý giá khác mà chính quyền Edo đã duy trì đƣợc ƣu thế chính trị tuyệt đối của mình. Đồng thời, Mạc phủ cũng nhận rõ những thiệt hại của Nhật Bản trong buôn bán với các nƣớc và tình trạng cạn kiệt tài nguyên. Tác giả Ch. Borri cho biết
“hàng năm người Nhật đem 4-5 triệu lạng bạc đến mua tơ lụa của Đàng Trong” [8, tr. 9].Chính sách độc đáo này không những đã khẳng định đƣợc uy
lực của chính quyền Trung ƣơng mà còn góp phần vào việc cải thiện diện mạo trong quan hệ quốc tế sau những xung đột với các nƣớc láng giềng vào cuối thế kỉ XVI. Thông qua việc thực hiện chế độ Shuinsen, Mạc phủ muốn
kiểm soát đƣợc quan hệ thƣơng mại với các nƣớc tiến tới phá vỡ thế độc quyền của thƣơng nhân Bồ Đào Nha. Mạc phủ cùng lúc cũng kiểm soát gắt gao hơn các thuyền buôn Nhật Bản đi ra nƣớc ngoài. Không những bắt buộc có Shuinsen (châu ấn thuyền), các thuyền buôn phải đƣợc chức Rôjuu (lão trung) cấp cho Rôjuu hôsho (Lão trung phụng thƣ), một loại giấy phép thứ hai. Đó là chế độ Hôshobune (phụng thƣ thuyền). Thế rồi năm 1635, có lệnh của Mạc phủ không cho phép ngƣời Nhật Bản ra nƣớc ngoài cƣ trú đƣợc phép trở về nƣớc, lại giới hạn thuyền nhà Minh chỉ đƣợc cập bến một cảng là Nagasaki mà thôi.
Nội dung chính sách đóng cửa
Thời kỳ Shogun Iemitsu, từ 1633-1641 đã ban hành 5 sắc lệnh “tỏa quốc” nhằm hạn chế việc buôn bán với nƣớc ngoài, đóng cửa đất nƣớc. Lịch sử vẫn thƣờng gọi là “Sakoku” (Tỏa quốc lệnh). Đạo luật đầu tiên ban hành năm 1633, thực chất là “sắc lệnh” của Mạc phủ gửi cho phụng hành Nagasaki, gồm 17 điều với những nội dung cơ bản sau:
- Tuyệt đối cấm bất kì tàu buôn nào không có giấy phép có giá trị, đƣợc rời Nhật Bản ra nƣớc ngoài.
- Những ngƣời Nhật ở nƣớc ngoài dƣới 5 năm đƣợc phép về nƣớc, nhƣng nếu tiếp tục ra đi sẽ bị kết án tử hình.
- Các tàu buôn nƣớc ngoài muốn đến Nhật Bản phải đƣợc phép của chính quyền Mạc phủ [41, tr.65-67].
Các đạo luật tiếp theo đƣợc ban hành vào năm 1635 và 1636, khẳng định đạo luật 1633 và nhấn mạnh thêm các điều khoản:
- Tuyệt đối cấm tàu buôn Nhật Bản và ngƣời Nhật Bản ra nƣớc ngoài, ngƣời nào trốn sẽ bị treo cổ.
- Quy định thể lệ đối với tàu nƣớc ngoài vào Nhật và có một số điều ƣu tiên đối với ngƣời Bồ Đào Nha.
- Ngƣời nƣớc ngoài phải chuyển về sống tập trung ở đảo Deshima [41, tr.65-67].
Đến năm 1636, về cơ bản “lệnh tỏa quốc” đƣợc thực hiện hoàn toàn. Tất cả những đạo luật trong những năm 1633 - 1636 đã thể hiện sự cô lập của Nhật Bản, trừ một số quan hệ không trực tiếp với nƣớc ngoài thông qua những tàu buôn của Trung Hoa, Bồ Đào Nha và Hà Lan. Những tàu buôn của các nƣớc này chỉ đƣợc phép vào những cảng nhất định và bị kiểm soát chặt chẽ.
“Năm 1715, chính quyền Nhật còn giới hạn tổng giá trị của nền ngoại thương ở con số 3.000 kan (30.000 lạng bạc) được ấn định cho Đàng Trong”
[43, tr.149]. Điều này có nghĩa là, thời kì trƣớc đó, đặc biệt là thời kì Shuinsen tổng giá trị của nền ngoại thƣơng vƣợt xa con số 30.000 lạng bạc rất nhiều.
Nhƣ vậy, chính sách “tỏa quốc” của Mạc phủ xuất phát từ những nghi kỵ trong vấn đề tôn giáo cho đến vấn đề “chảy máu tài nguyên” đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho Nhật kiều. Đặc biệt, những Nhật kiều đang ở nƣớc ngoài, họ sống bằng nghề buôn bán, không tham gia sản xuất kinh tế tại quê hƣơng cũng nhƣ nƣớc sở tại họ đang sống, điều này đã làm cho những phố xá của Nhật kiều ở Đàng Trong nhanh chóng rơi vào thời kì lụi tàn.