Tình hình thƣơng mại Đàng Tron g Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 36)

Cùng với thƣơng nhân Trung Quốc, thƣơng nhân Nhật Bản cũng có mặt khá sớm ở Đàng Trong. Ngay từ thế kỷ XVI, ngƣời Nhật đã giong thuyền đến bờ biển Đàng Trong buôn bán rồi chuyển dần ra Đàng Ngoài. Ở Đàng

Trong, họ tập trung buôn bán ở vùng Quảng Nam, rồi sau đó xin chúa Nguyễn cho lập phố ở cảng Hội An.

Về hải cảng, trong vòng hơn 100 dặm ở Đàng Trong có thể đếm đƣợc sáu mƣơi hải cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền. Hội An là một hải cảng - chợ nổi tiếng ở Quảng Nam. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong trƣớc kia đã từng cho ngƣời Nhật và ngƣời Tàu chọn một địa điểm hoặc một nơi thuận tiện để lập phố buôn bán, làm ăn. Hội An (Faifo) là một thành phố lớn bao gồm hai khu phố, một của ngƣời Nhật và một của ngƣời Hoa.

Cũng nhƣ các lái buôn ngƣời Hoa, ngƣời Nhật đến Việt Nam ngoài việc buôn bán còn làm phiên dịch, mối lái, phục dịch ở các tàu ti. Đặc biệt từ sau khi chính quyền Nhật Bản ra lệnh cấm ngƣời Nhật ra nƣớc ngoài hoặc đã ở ngoại quốc lâu ngày thì không đƣợc về nƣớc. Có nhà nghiên cứu cho rằng vào thời điểm bấy giờ, ngƣời Nhật giữ vai trò chủ chốt trong buôn bán ở Việt Nam.

Thuyền buôn Nhật Bản vào nửa sau thế kỷ XVI cũng theo cửa Việt lên buôn bán ở khu vực gần dinh của Chúa mà đội thuyền 5 chiếc của Bạch Tần Hiển Quý trong sự kiện thâm nhập vào vùng biển Thuận Hóa bị chúa Nguyễn ngộ nhận cho quân đánh tan vào năm 1585 là một trƣờng hợp buôn bán không chính thức giữa thƣơng nhân Nhật Bản với vùng đất Đàng Trong trƣớc thời Mạc phủ mở cửa (1592).

Thông qua các lái buôn, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong đều có thƣ từ chính thức với Mạc phủ Tokugawa trao đổi về việc tăng cƣờng buôn bán giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, do chính sách cởi mở và ƣu ái của chính quyền Đàng Trong, ngƣời Nhật chủ yếu buôn bán ở Hội An. Tại đây ngƣời Nhật đƣợc phép lập phố buôn bán riêng của mình. Sự ra đời của phố Nhật ở Hội An bên cạnh phố của ngƣời Trung Quốc là do nhu cầu tất yếu của hoạt động ngoại thƣơng, nhƣng đồng thời nó cũng là kết quả của sự triển quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Chƣa có nơi nào trên đất Châu Á mà

thƣơng điếm của ngƣời Nhật có quy mô và năng lực hoạt động có hiệu quả nhƣ thƣơng điếm của họ đặt tại Hội An. Buôn bán với ngƣời Nhật đóng vai trò quan trọng trong nền thƣơng mại Đàng Trong. Tuy nhiên, từ năm 1635, do lệnh cấm của chính quyền Mạc phủ, việc buôn bán của ngƣời Nhật ở Đàng Trong thƣa dần, mặc dù hàng tơ lụa của Việt Nam vẫn đƣợc ngƣời Nhật ƣa chuộng (mua lại của thƣơng nhân Hà Lan). Theo một nhà nghiên cứu Nhật Bản: “Thời

gian từ năm 1641 đến 1654, trong tổng số tơ mà các tàu Hà Lan chở từ các nước đến bán ở Nhật Bản có 51% nhập từ Đại Việt…” [37, tr.153].

Những thập niên đầu thế kỉ XVII, quan hệ thƣơng mại Đàng Trong và Nhật Bản có bƣớc phát triển mới cả về hình thức và nội dung. Chính quyền chúa Nguyễn và Mạc phủ thƣờng xuyên trao đổi văn thƣ nhằm mở rộng quan hệ, khuyến khíchthƣơng nhân Nhật Bản đến buôn bán ở Đàng Trong. Quan hệ Nhật Bản với Đại Việt mà cụ thể là quan hệ buôn bán của Nhật Bản với Đàng Trong đƣợc ghi trong quyển 11- 14 của Gwaiban Tsusho với nhan đề Annam

Kiryaku (An Nam quốc thƣ) là những văn thƣ ngoại giao của chúa Trịnh và

chúa Nguyễn gửi chính quyền Mạc phủ, quan chức và thƣơng nhân Nhật Bản, các văn thƣ của Mạc phủ và quan chức Nhật Bản gửi cho chúa Trịnh, chúa Nguyễn.

Bức thƣ của chúa Nguyễn Hoàng gửi Sogun Tokugawa Ieyasu ngày 5- 5-1601 có thể coi là sự kiện mở đầu quan hệ mang tính chất nhà nƣớc giữa Đàng Trong và Nhật Bản.

Tiếp đó, vào tháng 10 năm 1601, Tokugawa Ieyasu có thƣ phúc đáp:“Sau

này thuyền nước tôi đến đất ông lấy ấn tín này làm tin nếu không, không nên nhận. Những binh khí của nước tôi đem tặng đây, thật như lông ngỗng xa từ nghìn dặm. Đang mùa mạnh đông, chúc ông bảo trọng” [32, tr.279-180].

Nội dung của bức thƣ cho thấy, ngay từ đầu thế kỉ XVII, ngoại giao chính thức và mối quan hệ giao lƣu buôn bán giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Nhật Bản đã đƣợc thiết lập. Bức thƣ của Ieyasu là mốc

mở đầu của việc xác lập thể chế buôn bán mới của Nhật Bản đối với Đàng Trong nói riêng, với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á nói chung.

Từ năm 1602 - 1635, chính quyền Mạc phủ và các chúa Nguyễn thƣờng xuyên trao đổi thƣ từ. Hàng năm, từ tháng 5 - 7, theo gió mùa các tàu buôn Nhật bản cất hàng từ Đàng Trong về nƣớc, đồng thời chuyển thƣ từ chúa Nguyễn tới Mạc phủ. Đến tháng 11 - 12, khi trở lại buôn bán, họ lại chuyển thƣ phúc đáp của Mạc phủ cho Chúa Nguyễn. Những thƣơng nhân này đã đảm đƣơng vai trò đƣa tin cho chính quyền Đàng Trong - Nhật Bản và ngƣợc lại, tạo điều kiện phát triển mối quan hệ giao lƣu buôn bán hai nƣớc.

Bên cạnh đó, những ngƣời đứng đầu của dòng họ Tokugawa và họ Nguyễn đều là những ngƣời lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn chiến lƣợc. Cả hai bên đều rất quan tâm, mong muốn giữ gìn và phát triển mối quan hệ này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán của thƣơng nhân Nhật Bản ở Đàng Trong.

Đây cũng là thời đại Châu Ấn thuyền (còn gọi là chế độ Shuinshen). Điều này có nghĩa là, các tàu Nhật Bản ra nƣớc ngoài buôn bán đều đƣợc cấp giấy phép của chính quyền Mạc phủ, giấy này đƣợc gọi là Shuinjo. Shuinjo còn đƣợc gọi là “hosho” và cũng đƣợc gọi là “hoshosen”, có nghĩa là “Phụng thư” tức là văn bản Phụng hành (Buygyo) cấp cho thuyền buôn Nhật

Bản ra nƣớc ngoài theo chủ trƣơng của Shogun.

Bốn thập niên đầu thế kỉ XVII, mối quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong với Nhật Bản phát triển thịnh đạt hơn bao giờ hết. Mặc dù thời đại Châu ấn thuyền ở Đàng Trong không kéo dài, song việc buôn bán của ngƣời Nhật tại vùng đất này để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Số lƣợng Châu ấn thuyền hàng năm đến Đàng Trong luôn đứng đầu danh sách các nƣớc có quan hệ mua bán với Nhật:

Trong 13 năm (từ 1604 đến 1616) có 186 thuyền buôn Nhật đã đƣợc cấp Châu ấn đến buôn bán với các nƣớc Châu Á, trong đó đến Đàng Ngoài là 11 chiếc, Đàng Tronglà 42 chiếc, Chămpa 5 chiếc,

Campuchia là 25 chiếc, Xiêm là 37 chiếc, Philippin là 34 chiếc, Nam Trung Quốc là 18 chiếc, các nƣớc khác là 18 chiếc… [52, tr.9].

Từ năm 1604 đến 1635, tổng số giấy phép Châu Ấn mà chính phủ Nhật Bản phát cho các thuyền buôn Nhật tới các hải cảng ở Đông Dƣơng để mua bán là 356 chiếc: đến Đàng Trong 87 chiếc, chiếm 24,2%; Đàng Ngoài 37 chiếc (10,4%); Campuchia 44 chiếc (12,4%); Chămpa 6 chiếc (1,7%); Siam 56 chiếc (15,7%); Luzon 56 chiếc (15,7%); và các hải cảng khác là 49 chiếc (13,8%) [28, tr.145].

Nhƣ vậy, trong vòng 31 năm, số thƣơng thuyền Nhật Bản đến Đàng Trong là 87 chiếc chiếm 1/4 tổng số thƣơng thuyền Nhật Bản đã tới các hải cảng ở Đông Nam Á. Ngoài ra còn chƣa kể đến các tàu tới Hội An không có giấy phép (trốn đi), hoặc những tàu qua lại biển Đông ghé vào. Điều này chứng tỏ vai trò vị trí đặc biệt mà cảng thị Hội An đã chiếm giữ trong lịch sử thƣơng nghiệp thời cận đại trong khu vực Đông Nam Á.

Các loại hàng hóa trao đổi

Hàng hóa trao đổi gồm, những mặt hàng xuất nhập khẩu của thuyền Shuinsen với thị trƣờng Đàng Trong. “Nhật Bản mua một số mặt hàng ở các địa phương như tơ, vải thô, lụa, long não, lô hội, trầm hương, da cá mập, đường phổi, mật ong, tiêu, song mây, vàng...” [43, tr.97] và một số nguyên liệu dùng làm thuốc chữa bệnh.

Mặt hàng xuất khẩu từ Nhật Bản vào Đàng Trong gồm có gƣơm, đao đồng, đồ đồng, sắt, đồ sơn mài, tranh khảm vàng...

Khi từ Đàng Trong trở về, các thƣơng nhân Nhật Bản thƣờng biếu Ieyasu các vật phẩm quý nhƣ voi, ngà voi, trầm hƣơng, lụa trắng, gấm, tơ hồng, con báo, chim công hay thuốc nam.

Những mặt hàng đƣợc trao đổi buôn bán đó chứng tỏ quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong và Nhật Bản thế kỉ XVI - XVII phát triển mạnh. Mặt hàng quân sự có vị trí quan trọng là “chì” và “đá tiêu” là nguyên liệu chủ yếu để làm đạn và thuốc súng. Loại hàng này gắn liền với yêu cầu của chính quyền Mạc phủ lúc bấy giờ, mặc dù Ieyasu đã nắm chính quyền nhƣng các lãnh chúa nhất là các lãnh chúa ở phía Nam vẫn không thần phục, đang tập hợp lực lƣợng để chống lại Mạc phủ.

Ngoài ra, còn một loại hàng hóa rất đƣợc ngƣời Nhật chú ý đến là thƣ tịch (sách vở) và dƣợc liệu, đặc biệt là sách thuốc. Trong đó, các loại sách nhƣ Kinh Thƣ, Kinh Lễ, Luận Ngữ, Đại học, Trung Dung, Kinh điển Phật giáo cũng đƣợc chú trọng. Một số sách nhƣ Kinh Dịch, Kinh Thi, Xuân Thu thì họ coi nhẹ hoặc không thích. Điều này chỉ rõ tính thiết thực khi tiếp nhận tri thức gắn liền với thực hành. Các loại dƣợc liệu họ rất quý nhƣ xuyên khung, cam thảo và các dƣợc liệu dùng trong thuốc nam, thuốc bắc cũng đƣợc nhập khẩu nhiều.

Nhiều nhà truyền giáo nƣớc ngoài - những ngƣời truyền giáo hoặc thƣơng nhân đến Đàng Trong vào thế kỉ XVII và sống nhiều năm tại Đàng Trong đã ghi nhận về những sản phẩm hàng hóa trao đổi, buôn bán với Nhật Bản. Qua những ghi chép của các thƣơng nhân, ngƣời ta hình dung đƣợc trình độ sản xuất cũng nhƣ sự phong phú của một số loại hàng thủ công, sản vật tự nhiên có giá trị trao đổi lớn giữa Đàng Trong và Nhật Bản thế kỉ XVI - XVII.

Thứ nhất, là tơ, lụa. Theo Ch. Borri: “Lụa nhiều đến nỗi các thợ thủ công và các tầng lớp thấp kém trong dân chúng cũng mặc đồ lụa thường ngày... và còn cung cấp cho cả Nhật Bản, gửi lụa sang cho vương quốc Lais, từ đó lụa được mang sang cả xứ Tây Tạng” [8, tr.7].

Lụa đƣợc sản xuất ở Đàng Ngoài và ngƣời Hà Lan mua rất nhiều để đem sang Nhật Bản. Hai thƣơng nhân S. Baron và W. Dampier cho biết,

nghèo đều mặc lụa, giá lụa rẻ như vải chúc bâu. Trước kia, người Đàng Ngoài hay mua hàng của người nước ngoài, nhưng giờ đây họ chỉ mua vài đồ vật bằng vàng, bạc của Nhật và ít vải khổ rộng châu Á” [37, tr.13].

Thứ hai, kỳ nam, trầm hƣơng là loại lâm sản quý của nƣớc ta mà cũng

ít nƣớc có. Ngoài hƣơng thơm kỳ diệu, còn là loại dƣợc liệu quý, trị nhiều chứng bệnh hiểm nghèo nhƣ cấm khẩu, trúng phong. Ở Đàng Trong, kỳ nam nằm rải rác nhiều nơi thuộc Phú Bình, Bình Khánh và Diên Khánh. Kỳ nam ở xứ Quảng Nam là tốt nhất nhƣ Ch. Borri nhận xét:

Ngƣời nƣớc ngoài gọi kỳ nam là Calamba. Lấy đƣợc cây Calamba rất khó vì những cây này mọc trên những ngọn núi dốc đứng lổm chổm cao ngất. Gỗ Calamba nổi tiếng về công dụng hƣơng thơm của nó. Mùi thơm tới nỗi khi tôi cầm mấy mẩu mà ngƣời ta cho đem chôn xuống đất, sâu đến một thƣớc rƣỡi mà mùi thơm của nó vẫn xông lên [37, tr.65].

A. de Rhodes viết “Khắp thế giới chỉ có Đàng Trong là có thứ cây danh tiếng gọi là trầm hương, gỗ rất thơm, dùng làm vị thuốc” [49, tr.50]. Vị

giáo sĩ này cũng hiểu rất rõ giá trị của từng loại trầm hƣơng: “loại quý nhất là

Calamba, giá đắt như vàng; còn hai loại là Aquila và Calambouc dù không quý bằng Calamba, nhưng chữa bệnh cũng rất hiệu quả” [49, tr.50].

Marini lại nhận xét“trầm hương ở Đàng Ngoài và Đàng Trong tuy

không nhiều và tốt như ở Tích Lan, nhưng là mặt hàng có giá trị: Chúa Nguyễn có khúc trầm hương để trong cung, nặng 30 livre, nếu Chúa bán thì người Nhật sẵn sàng đem vàng ký đến đổi” [49, tr.18].

Ch. Borri cũng ghi nhận, trầm hƣơng là mặt hàng ngƣời Nhật rất ƣa chuộng: “Loại Calamba ở Đàng Trong giá 16 ducats 1 found (1 found = 454gram) mang sang tới Nhật Bản giá lên tới 200 ducats/1 found. Nhưng có những khúc to có thể làm gối đầu thì giá là 300-400 ducats” và: “chúa Đàng

Trong để chống lại chúa Đàng Ngoài đã thường xuyên giao dịch với Nhật Bản đổi mua được rất nhiều gươm Nhật, loại được tôi rất tốt” [8, tr.8].

Thứ ba, tổ yến là loại hàng hóa đặc sản của Đàng Trong, có nhiều ở

Quảng Nam. Loài chim nhỏ đƣợc gọi là chim én hay chim yến mà tổ của nó là loại thực phẩm quý, ngƣời Tàu gọi là yến sào. Tổ yến vùng Cù lao Chàm lớn nhất thƣờng đƣợc gọi là Yến Quảng.

Ch. Borri từng hết lời ca ngợi: “Chúng tôi đã trông thấy 10 thuyền nhỏ

chở đầy tổ yến thu được ở các mỏ đá ngầm trong khoảng dưới một ngàn thước. Vì đó là thứ tuyệt hảo nên chỉ có nhà Chúa mới được mua bán” [8, tr.6]. Đây

là mặt hàng cao cấp mà ngƣời Nhật cũng rất ƣa thích.

Thứ tư, mía đƣờng ở Đàng Ngoài rất nhiều nhƣng ngƣời dân ở đây không biết làm thành đƣờng trắng, ngƣời dân chủ yếu là đóng thành bánh, nặng khoảng nửa cân; do ngƣời dân không biết lọc nên đƣờng đen. Tuy vậy, ngƣời nƣớc ngoài vẫn rất chuộng mua, nhất là ngƣời Nhật Bản rất thích loại đƣờng này. Cho đến thế kỉ XVIII, đƣờng vẫn là hàng hóa quý ở Nhật. Để có đƣờng và tơ lụa cung cấp cho thị trƣờng Nhật Bản, ở Đàng Trong nhiều vùng đất trồng lƣơng thực đã đƣợc thay thế bằng cây dâu và mía.

Thứ năm, đồ gốm sứ là loại hàng đƣợc trao đổi phổ biến giữa hai nƣớc.

Thƣơng nhân Nhật vừa xuất loại hàng gốm sứ sang Việt Nam, lại nhập loại hàng này của Việt Nam về nƣớc.

Thế kỷ XVII, kỹ thuật gốm sứ Nhật Bản phát triển nhanh một phần do những tù binh Triều Tiên bị bắt vào cuối thế kỷ XVII, đƣa kỹ thuật gốm vào Nhật và đã “gây tác động lớn đối với ngành gốm sứ Nhật Bản. Và lần đầu tiên thành công trong việc sản xuất đồ sứ ở Nhật Bản, coi là vào đầu thế kỷ XVII” [19, tr.83]. Ngoài ra, đồ sứ Đàng Trong đƣợc tàu Shuinsen đƣa vào

Nhật Bản thế kỷ XVII, cũng có ảnh hƣởng lớn đối với nghề gốm ở Nhật Bản. Đồ sứ Đàng Trong rất đƣợc ƣa thích ở Nhật Bản. Một nghiên cứu khảo cổ về

con đƣờng tơ lụa trên biển của các tàu buôn Nhật Bản thời kì Châu Ấn thuyền cho thấy Ieyasu rất say mê trà đạo, ông rất thích uống bát trà An Nam, làm bằng gốm nung màu vàng nhạt, hoa văn cánh sen màu hồng tía hay sắc coban trang nhã. Các Damyo cũng ƣa thích trà đạo và nó trở thành phong cách nghệ thuật trà đạo ở Nhật. Vì vậy, thuyền Shuinsen khi đến Việt Nam đã mua hàng vạn ấm, chén, bát uống trà bằng gốm sứ gọi là An Nam yaki hay An Nam somesuku. Đáng kể là, có những lò gốm sứ ở Nhật Bản đã làm nhái hàng gốm

sứ Việt Nam để bán. Nhƣ thợ gốm vùng Seto đã làm giả đồ sứ Việt Nam: ở giữa ghi chữ Đại Việt Quốc, xung quanh đĩa có đề những câu thơ, cho thấy đồ gốm sứ Việt Nam: “Từ thế kỷ XVII đã có ảnh hưởng lớn đối với những người

thợ gốm sứ Nhật Bản” [19, tr.85]. Điều này đã khẳng định trình độ kỹ thuật

cao của gốm sứ Việt Nam nói chung và gốm sứ Đàng Trong nói riêng cùng với ảnh hƣởng của nó ở Nhật Bản.

Nhiều gia đình thƣơng nhân, trà đạo thƣờng giữ những đồ gốm sứ Việt Nam. Các thƣơng nhân Nhật Bản cũng đem những hàng gốm sứ của Nhật tới bán ở Đàng Trong. Loại gốm sứ Nhật Hizen (Saga) đƣợc phát hiện tại nhiều di chỉ khảo cổ ở nhƣ Nƣớc Mặn, Hội An... Ngày nay, gốm Hizen đƣợc xuất nhiều sang các nƣớc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Inđonêxia chiếm

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)