Thƣơng nhân Nhật Bản chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ vớ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 65)

nhân nhiều nƣớc khác, nhất là thƣơng nhân Hoa Kiều

Cùng với sự xâm nhập và phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản, những thƣơng nhân Hoa kiều cũng nhanh chân tìm cho mình một chỗ đứng thƣơng mại ở Đàng Trong. Đàng Trong vốn là mảnh đất màu mỡ, giàu có và thuận tiện giao thƣơng, cùng với những chính sách ƣu đãi của chúa Nguyễn nên nó là điểm dừng chân của thƣơng nhân nhiều nƣớc. Không chỉ riêng thƣơng nhân Nhật Bản, Trung Quốc mà thƣơng nhân Anh, Hà Lan... đã đặt chân tới vùng đất này từ rất sớm. Chúa Nguyễn thì lại không từ chối bất kì nƣớc nào muốn đến buôn bán. Vì vậy, thƣơng nhân Nhật Bản chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của thƣơng nhân các nƣớc, đặc biệt là đối với thƣơng nhân Trung Hoa.

Tại Hội An, chúa Nguyễn cho lập phố Nhật dành cho Nhật kiều thì cũng cho lập phố Khách để Hoa kiều sinh sống và buôn bán. Sự tồn tại song song của Phố Nhật và Phố Khách phần nào giảm đi phạm vi ảnh hƣởng của Nhật kiều và thu hẹp vùng buôn bán của họ.

Từ cuối thế kỉ XVI đến năm 1635, ngƣời Nhật và ngƣời Hoa là những ngƣời làm thƣơng mại chính yếu ở Đàng Trong. Các Châu ấn thuyền của Nhật đến Đàng Trong có trọng tải trung bình là 127 tấn. “Nếu trung bình mỗi

năm có 2-3 Châu ấn thuyền tới Đàng Trong thì khối lượng hàng hóa về phía Nhật sẽ là khoảng 600 tấn, trị giá tối thiểu là 250.000 lạng bạc. Về phía người Hoa, khối lượng hàng hóa bằng thuyền buôn bán từ Đàng Trong trị giá từ 4000 lạng đến 19.000 lạng một thuyền” [43, tr.146].

Trƣớc khi Mạc phủ thi hành chính sách đóng cửa thì Nhật kiều ở Đàng Trong có chịu cạnh tranh với Hoa kiều nhƣng có phần đƣợc ƣu ái hơn. Các chúa Nguyễn thƣờng xuyên thƣ từ qua lại với Mạc phủ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật kiều ở Đàng Trong cạnh tranh với thƣơng nhân Hoa kiều, Mạc phủ đã cấp giấy thông hành cho các tàu buôn nƣớc mình nhằm đảm bảo sự an toàn và tăng sức cạnh tranh đối với thƣơng nhân các nƣớc khác. Mặt khác, chúa Nguyễn còn gả công chúa Ngọc Khoa cho một thƣơng gia ngƣời Nhật tên là Araki Sotaao.

Sau năm 1635, Nhật Bản thi hành chính sách đóng cửa, Nhật kiều ở nƣớc ngoài càng chịu sự sự cạnh tranh khốc liệt từ phía thƣơng nhân Hoa, Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha... Sự ra đời của công ty Đông Ấn - Anh (1600), công ty Đông Ấn - Hà Lan (1602) đã ngăn chặn các thuyền buôn Nhật ra nƣớc ngoài. Đồng thời, tại Việt Nam, Nhật kiều không còn đủ sức mạnh để cạnh tranh, buộc phải chuyển sang làm trung gian môi giới cho VOC với chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. VOC đã độc quyền mạng lƣới buôn bán Đàng Trong - Trung Hoa - Nhật Bản. Nhật kiều dần mất đi vai trò chủ đạo trong thƣơng mại với Đàng Trong. Đồng thời, phố Nhật ở Hội An trở nên tiêu điều, xơ xác.

Nếu nhƣ thƣơng nhân Nhật Bản phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ với thƣơng nhân Trung Hoa thì ngƣợc lại, thƣơng nhân Trung Hoa khá thuận lợi trong hoạt động thƣơng mại ở Đàng Trong. Các thƣơng nhân Trung Hoa luôn có vị thế vững chắc trong thƣơng mại với Đàng Trong bởi vì Trung Hoa vốn là bạn hàng truyền thống của Việt Nam nói chung và Đàng Trong nói riêng. Bên cạnh đó, cƣ dân gốc Hoa cũng chiếm một bộ phận đáng kể, sinh sống ở vùng đất Đàng Trong gắn với quá trình mở rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn. Mặt khác, thƣơng nhân Trung Hoa vốn là những ngƣời có vốn lớn, thƣờng là chủ các tàu thuyền, họ lại là những con ngƣời năng động, hoạt bát,

khéo léo nên đƣợc chúa Nguyễn tin dùng. Nhiều ngƣời có học thức còn đƣợc giao trọng trách quản lý và tiếp đón các thƣơng nhân phƣơng Tây nhƣ ngƣời Hà Lan khi tới Đàng Trong.

Bên cạnh việc canh tranh khốc liệt với thƣơng nhân Trung Hoa thì

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)