Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản đã tạo cơ hội cho giao lƣu của những nền văn hóa bản địa Đàng Trong và văn hóa Nhật Bản. Mặc
dù, “Chúa Đàng Trong cho phép người Nhật và người Trung Quốc lựa chọn
một địa điểm thuận lợi để xây một thành thị mục đích để thuận tiện cho hội chợ” [8, tr.24] và Nhật kiều đƣợc quyền sống theo pháp luật và phong tục của
nƣớc mình nhƣng Nhật kiều không sống đóng kín ở Phố Nhật mà hòa nhập vào xã hội Đàng Trong, mà biểu hiện là việc xây dựng những công trình văn hóa nhƣ Chùa Cầu, chùa Phổ Đà.
Chùa Cầu đƣợc dựng ngay ở khe nƣớc từ phố Nhật lên chợ Cẩm Phô là Lai Viễn Kiều. Cầu đƣợc xây dựng vào cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, đƣợc trùng tu sớm nhất năm 1653. Cầu đƣợc gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau và có nhiều giả thuyết về niên đại xây dựng cầu. Trong Đại Nam nhất thống chí miêu tả “cầu này do khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván,
gác mái gồm 7 gian lợp ngói” [43, tr.378].
Theo truyền thuyết, cộng đồng ngƣời Việt, ngƣời Nhật và ngƣời Hoa đều có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dƣơng có một loài thuỷ quái mà ngƣời Việt gọi là con Cù, ngƣời Nhật gọi là Mamazu, ngƣời Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lƣng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nƣớc Nhật bị động đất và Hội An không đƣợc yên ổn để ngƣời Nhật, ngƣời Hoa, ngƣời Việt đƣợc bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, ngƣời Nhật đã thờ các thần Khỉ và các thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó. Tƣơng truyền, ngôi chùa này đƣợc xây dựng năm 1617. Sau này, Ngƣời Minh Hƣơng lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì thế, ngôi chùa đƣợc coi nhƣ là một thanh kiếm đâm xuống lƣng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất đƣợc nữa. Mặc dù đây chỉ là một
truyền thuyết, nhƣng nó đã phần nào phản ánh đƣợc sự giao lƣu văn hóa giữa ba dân tộc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc.
Trƣớc đây, trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất của chùa Cầu đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xoè… hiện nay đã không còn nữa. Tuy nhiên, thần Khỉ và thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu. Ở hai bên tƣờng của cổng ra vào ở phía Tây và phía Đông cầuNhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhƣng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và ngƣời Minh Hƣơng đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn.
Chùa Cầu Hội An là một tổ hợp kiến trúc tín ngƣỡng đƣợc lợp mái nhiều nét độc đáo hình chữ T này lại gắn nhiều truyền thuyết liên quan đến hoạ phúc của mọi ngƣời nên dân gian quen gọi là Chùa Cầu và là biểu tƣợng độc đáo của giao lƣu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An. Hơn 400 năm nay, Chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn đƣợc cƣ dân bản địa và khách vãn lai thành kính chiêm bái. Đó là sự giao lƣu độc đáo của nền văn hóa Đàng Trong (Việt Nam) và Nhật Bản có từ thời kì các Chúa Nguyễn.
Hội An là một trung tâm hội nhập và giao lƣu văn hóa của Đàng Trong (Việt Nam) với các nƣớc, trong đó có Nhật Bản. Sự hòa đồng của các tín đồ Phật giáo ngƣời Nhật, ngƣời Việt, chung sức xây dựng những kiến trúc tôn giáo có giá trị nhƣ chùa Phổ Đà, Tùng Bản tự, góp phần xây dựng mối quan hệ hòa hiếu Đàng Trong - Nhật Bản trong một thời kì lịch sử. Tại động Hoa Nghiêm, núi Non Nƣớc (Thủy Sơn - núi Ngũ Hành Sơn), còn lƣu giữ đƣợc văn bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật”, “được dựng vào năm Canh Thìn nhưng lại không có niên hiệu vua (Canh Thìn là năm 1640, hay 1700 hoặc là 1760)” [49, tr.142]. Văn bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật” là một tƣ liệu hiện
Nhật, ngƣời Trung Quốc ở Đàng Trong cũng nhƣ vấn đề kinh tế của cộng đồng ngƣời Việt - Nhật - Hoa vào thế kỉ XVI - XVII. Trên phần thân của văn bia này có ghi chép tên tuổi những ngƣời đóng góp tiền của xây dựng chùa ở Hội An. Theo bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật” số ngƣời Việt, ngƣời Nhật và gia đình họ - vợ là ngƣời Việt, ngƣời Hoa đóng góp tiền của đƣợc thống kê nhƣ sau:
Dân tộc Số ngƣời Số tiền (quan) Bạc (lƣợng) Đồng (cân)
Việt 60 914 30
Nhật 19 846 25 570
Hoa 03 115
Tổng 82 1875 55
Nguồn: [49, tr.142]
Những phát hiện mới về khảo cổ học ở cả Nhật Bản và Đàng Trong của Việt Nam đã tìm thấy những mảnh gốm sứ Việt Nam xuất hiện ở Nhật Bản và gốm sứ Nhật Bản ở Việt Nam. Hiện vật đƣợc “ tìm thấy trên đường Trần Phú
(Hội An) được phỏng đoán là có liên quan đến cây cầu Nhật Bản ở thế kỉ XVII. Gốm sứ Hizen có nhiều ở phía tây cầu Nhật Bản, gốm Trung Quốc tập trung ở phía đông cầu là căn cứ quan trọng thuyết phục về vị trí của khu phố Nhật và Hoa xưa,nếu lấy cây cầu Nhật Bản làm mốc” [51, tr.86], đây cũng là
minh chứng cho sự giao lƣu gốm sứ Đàng Trong - Nhật Bản và ngƣợc lại vào thời kì các chúa Nguyễn.
Thành phần cƣ dân đa dạng (ngƣời Việt, ngƣời Nhật và ngƣời Hoa) ở nhƣng phố cảng lớn đã góp phần tạo nên sự giao lƣu, tiếp biến văn hóa và phong cách sinh hoạt. Một mặt, số cƣ dân đông đảo này đã bổ sung cho đô thị một lực lƣợng lao động đông đảo nhƣng cũng tạo ra một lớp “thị dân hỗn tạp”, lớp cƣ dân gốc bị nhạt dần. Đặc trƣng này đã ảnh hƣởng sâu sắc tới các
loại hình kiến trúc nhà ở, các công trình tôn giáo làm cho các đô thị lớn của Đàng Trong mang dáng vẻ quốc tế.
Ngoài ra, việc hôn nhân giữa Nhật kiều và những ngƣời Việt xứ Đàng Trong cũng làm cho sự giao tiếp văn hóa ngày càng thêm sâu đậm.