VAI TRÒ CỦAQUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG-

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 67)

nhân Hà Lan. Các thƣơng nhân Hà Lan “không địch lại nổi người Nhật trong

việc thu mua tơ, nguồn lợi chính yếu của họ. Người Nhật sinh sống ở Hội An đã kiểm soát thị trường tơ ở đây và mua trước cả vụ rồi” [8, tr.109].

Nhƣ vậy, thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777), quan hệ buôn bán Đàng Trong diễn ra khá nhộn nhịp với nhiều nƣớc. Thƣơng nhân Nhật Bản, về chính sách đƣợc các chúa Nguyễn ƣu ái hơn nhƣng họ luôn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các nƣớc khác ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây, nhƣng khốc liệt nhất là các thƣơng nhân Hoa kiều. Sau năm 1635, hoạt động thƣơng mại của Hoa kiều đã lấn át Nhật kiều ở Đàng Trong.

3.2. VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN NHẬT BẢN

3.2.1. Góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế - xã hội Đàng Trong

Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản phát triển rực rỡ vào thế kỉ XVI - XVII đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế Đàng Trong. Chính sách thƣơng mại của Mạc phủ đƣợc chúa Nguyễn đón nhận tích cực đã đƣa Đàng Trong trở thành nơi hội tụ, một địa điểm hấp dẫn của giao thƣơng quốc tế. Các cảng thị Đàng Trong (Hội An, Thanh Hà, Nƣớc Mặn...) luôn chiếm vị trí hàng đầu về địa điểm, số lƣợng Châu Ấn thuyền tới khu vực Đông Nam Á.

Hoạt động của Châu ấn thuyền đã hình thành nên những khu phố Nhật ở Hội An của Đàng Trong. Thể chế Châu Ấn thuyền là một biểu hiện của chủ nghĩa trọng thƣơng, nó có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của

Mạc phủ nhằm nâng cao vị trí quốc tế của Nhật Bản trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chính sách đối ngoại khôn khéo của Mạc phủ nhằm mở rộng ngoại thƣơng đất nƣớc đã rất thành công, đặc biệt là ở Việt Nam.

Thời kì này, các chúa Nguyễn đã chủ trƣơng mở rộng đối ngoại (ở những mức độ khác nhau vào từng thời điểm cụ thể), quan hệ Đàng Trong - Nhật Bản đƣợc khuyến khích, giữ vai trò hàng đầu trong hoạt động ngoại thƣơng của cả hai bên.

Đây cũng chính là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành nghề thủ công, về quy mô, trình độ và chuyên môn hóa. Trên cơ sở nghững nghề phụ của gia đình cũng đã xuất hiện những làng nghề, phƣờng nghề nổi tiếng, số lƣợng thợ theo qui mô ngành nghề lớn, mang tính chuyên nghiệp. Những sản phẩm thủ công và những nông sản khác đã trở thành hàng hóa và sản xuất những hàng hóa nhằm mục đích xuất khẩu là chủ yếu. Sự phát triển của thủ công, thƣơng nghiệp làm cho kinh tế hàng hóa xuất hiện và ngày càng đƣợc mở rộng, sự giao lƣu kinh tế giữa các vùng, miền và những tuyến buôn bán trong cả nƣớc ngày càng phát triển.

Hoạt động thƣơng mại đƣợc tăng cƣờng, quan hệ kinh tế tiền tệ, đối ngoại cũng hình thành nên tầng lớp thƣơng nhân đông đảo và tác động mạnh mẽ tới tầng lớp trên của xã hội; vua quan cũng tích cực tham gia vào hoạt động công, thƣơng mà vốn trƣớc đây còn khá xa lạ.

Có thể nói rằng, sự có mặt của ngƣời Nhật và quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn đã kích thích sự phát triển của các ngành nghề thủ công, thổ sản, lâm sản của Đàng Trong. Thƣơng mại phát triển đã góp phần làm cho mạng lƣới giao thông đƣợc thông mở, kinh tế hàng hóa trong nƣớc đƣợc phát triển. Các thƣơng cảng miền Trung, đặc biệt là Hội An càng trở nên sầm uất. Thông qua quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản, qua thƣơng nhân Nhật, Đàng Trong nói riêng và Việt Nam nói

chung đã có điều kiện mở rộng mối quan hệ với nhiều tuyến buôn bán, bạn hàng trong và ngoài khu vực. Quan hệ thƣơng mại Đàng trong - Nhật Bản thời các chúa Nguyễn đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, biến vùng đất Đàng Trong trở thành một “miền đất hứa” cho những cuộc di dân Việt trong tiến trình Nam tiến của dân tộc và ngƣợc lại quá trình Nam tiến đó lại đòi hỏi chúa Nguyễn phải có những chính sách chăm lo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội cho nên quan hệ thƣơng mại trong thời kỳ này cũng là một nhân tố tích cực tham gia vào sự thay đổi to lớn của lịch sử dân tộc.

3.2.2. Góp phần hình thành và phát triển các thƣơng cảng và đô thị ở Đàng Trong Đàng Trong

Sự phát triển quan hệ thƣơng mại Đàng Trong và Nhật Bản thế kỷ XVI - XVIII đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn. Góp phần quan trọng hình thành nên các đô thị ở Đàng Trong nhƣ Hội An, Thanh Hà, Nƣớc Mặn...

Đô thị cổ Hội An, ngày nay thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVI. Đây là một trong những cảng thị tiêu biểu, những chứng tích còn lại đãphản ánh thời kì phát triển đỉnh cao của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản. Hội An là một điểm sáng về kinh tế - văn hóa, ghi nhận sự phát triển của kinh tế hàng hóa và ngoại thƣơng, đặc biệt là trong thời kì Shuinsen.

Hội An vừa là trung tâm giao lƣu Nhật Bản - Đông Nam Á nói chung và Nhật Bản với Đàng Trong (Việt Nam nói riêng). Đồng thời, đây cũng là nơi lƣu giữ, bảo tồn những di sản văn hóa của Việt Nam, Nhật Bản, ghi nhận mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nƣớc thời kì các chúa Nguyễn.

Phố cảng Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), với vị trí trên bến, dƣới thuyền tiện lợi, cƣ dân ở đây có truyền thống buôn bán nên ở Thanh Hà từ trƣớc thế kỷ XVI đã xuất hiện một chợ làng, nơi hội tụ hàng hoá của các vùng lân cận.

Sự lớn lên của trung tâm thƣơng mại Thanh Hà đồng thời với sự phát triển kinh tế hàng hoá trong nƣớc và tác động của luồng mậu dịch quốc tế, cùng chế độ cát cứ và công cuộc mở đất Đàng Trong thời các chúa Nguyễn. Đón đƣợc luồng thƣơng mại thế giới nhất là Hoa thƣơng và thƣơng nhân Nhật Bản. Thanh Hà trở thành một thƣơng cảng lớn nhất, cửa ngõ giao thƣơng hàng đầu của Đàng Trong vào thế kỷ XVII -XVIII. Thanh Hà là địa chỉ hấp dẫn thƣơng khách nhiều nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản của châu Á, của các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp...

Phố cảng Nƣớc Mặn (Bình Định), sau hai đô thị cảng Hội An và Thanh Hà là Nƣớc Mặn ra đời rất sớm đƣợc ghi trong Hồng Đức bản đồ với tên gọi “Nƣớc Mặn hải môn” là trung tâm buôn bán xuất nhập khẩu không những cho phủ Quy Nhơn mà cả các dinh, phủ ở phía Nam. Nƣớc Mặn là một cảng tốt, an toàn và đƣợc các thƣơng nhân lui tới nhiều, nhƣng so với phố cảng Hội An thì có phần kém hơn, lại không thuận tiện vì quá xa so với kinh thành. Tuy nhiên, Nƣớc Mặn là một trong những phố cảng lớn của Đàng Trong, ra đời do sự phát triển của thƣơng mại Đàng Trong với các nƣớc trong khu vực trong đó có sự đóng góp không nhỏ của thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản.

Đô thị Đàng Trong ra đời là hệ quả của chính sách tiến bộ của các chúa Nguyễn đón nhận đúng thời cơ thƣơng mại quốc tế và di dân đô thị đang phát triển. Tầm nhìn đó đã vƣợt xa các nguyên thủ phƣơng Đông cùng thời lấy làng xã làm nền tảng, nông dân làm chỗ dựa, nông nghiệp làm trọng tâm và cấm vận là chủ yếu. Sự ra đời và phát triển đô thị Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn là hệ quả của sự phát triển thƣơng mại, trong đó sự đóng góp quan trọng của thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản. Đồng thời, đây là một hiện tƣợng lịch sử đáng đƣợc ghi nhận.

3.2.3. Góp phần thúc đẩy giao lƣu văn hóa

Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản đã tạo cơ hội cho giao lƣu của những nền văn hóa bản địa Đàng Trong và văn hóa Nhật Bản. Mặc

dù, “Chúa Đàng Trong cho phép người Nhật và người Trung Quốc lựa chọn

một địa điểm thuận lợi để xây một thành thị mục đích để thuận tiện cho hội chợ” [8, tr.24] và Nhật kiều đƣợc quyền sống theo pháp luật và phong tục của

nƣớc mình nhƣng Nhật kiều không sống đóng kín ở Phố Nhật mà hòa nhập vào xã hội Đàng Trong, mà biểu hiện là việc xây dựng những công trình văn hóa nhƣ Chùa Cầu, chùa Phổ Đà.

Chùa Cầu đƣợc dựng ngay ở khe nƣớc từ phố Nhật lên chợ Cẩm Phô là Lai Viễn Kiều. Cầu đƣợc xây dựng vào cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, đƣợc trùng tu sớm nhất năm 1653. Cầu đƣợc gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau và có nhiều giả thuyết về niên đại xây dựng cầu. Trong Đại Nam nhất thống chí miêu tả “cầu này do khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván,

gác mái gồm 7 gian lợp ngói” [43, tr.378].

Theo truyền thuyết, cộng đồng ngƣời Việt, ngƣời Nhật và ngƣời Hoa đều có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dƣơng có một loài thuỷ quái mà ngƣời Việt gọi là con Cù, ngƣời Nhật gọi là Mamazu, ngƣời Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lƣng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nƣớc Nhật bị động đất và Hội An không đƣợc yên ổn để ngƣời Nhật, ngƣời Hoa, ngƣời Việt đƣợc bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, ngƣời Nhật đã thờ các thần Khỉ và các thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó. Tƣơng truyền, ngôi chùa này đƣợc xây dựng năm 1617. Sau này, Ngƣời Minh Hƣơng lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì thế, ngôi chùa đƣợc coi nhƣ là một thanh kiếm đâm xuống lƣng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất đƣợc nữa. Mặc dù đây chỉ là một

truyền thuyết, nhƣng nó đã phần nào phản ánh đƣợc sự giao lƣu văn hóa giữa ba dân tộc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc.

Trƣớc đây, trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất của chùa Cầu đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xoè… hiện nay đã không còn nữa. Tuy nhiên, thần Khỉ và thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu. Ở hai bên tƣờng của cổng ra vào ở phía Tây và phía Đông cầuNhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhƣng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và ngƣời Minh Hƣơng đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chùa Cầu Hội An là một tổ hợp kiến trúc tín ngƣỡng đƣợc lợp mái nhiều nét độc đáo hình chữ T này lại gắn nhiều truyền thuyết liên quan đến hoạ phúc của mọi ngƣời nên dân gian quen gọi là Chùa Cầu và là biểu tƣợng độc đáo của giao lƣu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An. Hơn 400 năm nay, Chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn đƣợc cƣ dân bản địa và khách vãn lai thành kính chiêm bái. Đó là sự giao lƣu độc đáo của nền văn hóa Đàng Trong (Việt Nam) và Nhật Bản có từ thời kì các Chúa Nguyễn.

Hội An là một trung tâm hội nhập và giao lƣu văn hóa của Đàng Trong (Việt Nam) với các nƣớc, trong đó có Nhật Bản. Sự hòa đồng của các tín đồ Phật giáo ngƣời Nhật, ngƣời Việt, chung sức xây dựng những kiến trúc tôn giáo có giá trị nhƣ chùa Phổ Đà, Tùng Bản tự, góp phần xây dựng mối quan hệ hòa hiếu Đàng Trong - Nhật Bản trong một thời kì lịch sử. Tại động Hoa Nghiêm, núi Non Nƣớc (Thủy Sơn - núi Ngũ Hành Sơn), còn lƣu giữ đƣợc văn bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật”, “được dựng vào năm Canh Thìn nhưng lại không có niên hiệu vua (Canh Thìn là năm 1640, hay 1700 hoặc là 1760)” [49, tr.142]. Văn bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật” là một tƣ liệu hiện

Nhật, ngƣời Trung Quốc ở Đàng Trong cũng nhƣ vấn đề kinh tế của cộng đồng ngƣời Việt - Nhật - Hoa vào thế kỉ XVI - XVII. Trên phần thân của văn bia này có ghi chép tên tuổi những ngƣời đóng góp tiền của xây dựng chùa ở Hội An. Theo bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật” số ngƣời Việt, ngƣời Nhật và gia đình họ - vợ là ngƣời Việt, ngƣời Hoa đóng góp tiền của đƣợc thống kê nhƣ sau:

Dân tộc Số ngƣời Số tiền (quan) Bạc (lƣợng) Đồng (cân)

Việt 60 914 30

Nhật 19 846 25 570

Hoa 03 115

Tổng 82 1875 55

Nguồn: [49, tr.142]

Những phát hiện mới về khảo cổ học ở cả Nhật Bản và Đàng Trong của Việt Nam đã tìm thấy những mảnh gốm sứ Việt Nam xuất hiện ở Nhật Bản và gốm sứ Nhật Bản ở Việt Nam. Hiện vật đƣợc “ tìm thấy trên đường Trần Phú

(Hội An) được phỏng đoán là có liên quan đến cây cầu Nhật Bản ở thế kỉ XVII. Gốm sứ Hizen có nhiều ở phía tây cầu Nhật Bản, gốm Trung Quốc tập trung ở phía đông cầu là căn cứ quan trọng thuyết phục về vị trí của khu phố Nhật và Hoa xưa,nếu lấy cây cầu Nhật Bản làm mốc” [51, tr.86], đây cũng là

minh chứng cho sự giao lƣu gốm sứ Đàng Trong - Nhật Bản và ngƣợc lại vào thời kì các chúa Nguyễn.

Thành phần cƣ dân đa dạng (ngƣời Việt, ngƣời Nhật và ngƣời Hoa) ở nhƣng phố cảng lớn đã góp phần tạo nên sự giao lƣu, tiếp biến văn hóa và phong cách sinh hoạt. Một mặt, số cƣ dân đông đảo này đã bổ sung cho đô thị một lực lƣợng lao động đông đảo nhƣng cũng tạo ra một lớp “thị dân hỗn tạp”, lớp cƣ dân gốc bị nhạt dần. Đặc trƣng này đã ảnh hƣởng sâu sắc tới các

loại hình kiến trúc nhà ở, các công trình tôn giáo làm cho các đô thị lớn của Đàng Trong mang dáng vẻ quốc tế.

Ngoài ra, việc hôn nhân giữa Nhật kiều và những ngƣời Việt xứ Đàng Trong cũng làm cho sự giao tiếp văn hóa ngày càng thêm sâu đậm.

3.2.4. Đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn sau

Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung, mối quan hệ thƣơng mại tốt đẹp Đàng Trong - Nhật Bản thời kì này nói riêng đƣợc xem là những viên đá đầu tiên đặt nền móng cho quan hệ hai nƣớc sau này. Thời kì vƣơng triều Nguyễn cũng có những sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nƣớc Việt Nam - Nhật Bản. Đặc biệt là sự giúp đỡ của một bác sĩ ngƣời Nhật dành cho nhà yêu nƣớc Phan Bội Châu của Việt Nam. Điều đó cũng bắt nguồn từ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp lâu đời của hai quốc gia.

Trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945), phát xít Nhật nhảy vào Đông Dƣơng, trong đó có Việt Nam (1940) gây ra nhiều tội ác chiến tranh. Sau ngày Việt Nam giành đƣợc độc lập (2 - 9-1945), mặc dù mỗi quốc gia xây dựng, lựa chọn đi theo những con đƣờng phát triển khác nhau nhƣng trên cơ sở quan hệ đã có từ trƣớc cùng với yêu cầu của lịch sử mỗi quốc gia thì quan hệ giữa hai nƣớc đã đƣợc thiết lập chính thức, đƣợc hàn gắn và ngày càng phát triển.

Tháng 9 - 1973, quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản đƣợc thiết lập. Tháng 11 năm 1992, chính phủ Nhật Bản đã nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Đó là những bƣớc mở đầu và cũng là sự tiếp nối cho bƣớc phát triển mới của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Trong suốt 40 năm qua, trải qua nhiều thăng trầm, do chịu tác động của bối cảnh

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 67)