Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng, mở rộng bờ cõi về phía Nam đã lập ra đất Đàng Trong. Lúc này, thƣơng gia ngƣời Tây Ban Nha đã chiếm đóng Manila năm 1571 và chinh phục quần đảo Philippin. Năm 1567, nhà Minh hủy bỏ lệnh “hải cấm”. Sau đó, công ty Đông Ấn Hà Lan ra đời (1602). Trong bối cảnh lịch sử lúc đó đã thúc đẩy Đàng Trong gia nhập vào hệ thống thƣơng mại Đông Á và Đông Nam Á, đồng thời mở rộng ngoại thƣơng với các nƣớc trong khu vực, trong đó có Nhật Bản.
Đất Đàng Trong vốn là nơi đất đai khô cằn, kinh tế kém phát triển,vì vậy, các chúa Nguyễn đã tìm ra một chính sách kinh tế khá hữu hiệu, chƣa từng có ở Việt Nam. Đó là mở cửa cho thƣơng nhân nƣớc ngoài vào làm ăn và giao thƣơng quốc tế đƣa Đàng Trong trở thành nơi giàu có, có sức mạnh về quân sự, đủ tiềm lực để chống lại chúa Trịnh của Đàng Ngoài trong suốt mấy thế kỉ. Năm 1596, một số thƣơng nhân Nhật Bản đã đến xin lập phố, dựng chùa ở Hội An.
Năm 1601, các chúa Nguyễn đã có thƣ từ trao đổi với Mạc phủ Tokugawa. Nội dung chủ yếu là những đàm phán về việc trao đổi, cho phép thuyền bè buôn bán, đóng thuế nhƣ thế nào ở Hội An. Nơi tập trung số lƣợng
thƣơng thuyền của Nhật Bản đến Đại Việt là vùng Hội An của Đàng Trong. Điều này đã chứng tỏ chính sách mở cửa, kêu gọi các thƣơng nhân nƣớc ngoài của các chúa Nguyễn đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Hội An của Đàng Trong đã thành trung tâm buôn bán, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử thƣơng mại khu vực Đông Nam Á suốt nửa đầu thế kỉ XVII.
Chúa Nguyễn đã lợi dụng tình hình chính trị bất ổn ở Xiêm, khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc kêu gọi thƣơng nhân nƣớc ngoài nhằm phát triển nền kinh tế trong nƣớc. Một bức thƣ của chúa Nguyễn Hoàng gửi cho Mạc phủ Nhật Bản vào năm 1611 đã cho thấy họ Nguyễn đã quan tâm tới thƣơng nghiệp từ buổi đầu vào dựng nghiệp. Trong bức thƣ, Nguyễn Hoàng có viết một chiếc tàu đi Xiêm đã bị bão đánh tạt vào Đàng Trong, ông viết:
Tôi nghe nói là Xiêm đang lộn xộn và tôi không thể chấp nhận chiếc tàu này gặp rắc rối, do đó, tôi đã mời họ ở lại đây buôn bán và tôi đã đối xử với họ một cách chân thành. Và bởi vì lúc này tàu chuẩn bị rời bến, tôi xin gửi tới ngài một số tặng phẩm nhỏ. Nếu ngài cảm thấy có ý thiên về chúng tôi, xin ngài cho tàu trở lại xứ chúng tôi năm sau [43, tr.104].
Chúa Nguyễn Hoàng đã chủ động mở đầu cho một mối quan hệ mới, tạo điều kiện cho ngƣời Nhật buôn bán tự do hơn so với Đàng Ngoài, nhƣ mở các chợ ngay tại hải cảng, cho phép thuyền ở lại trong 4 tháng. Chính sách kinh tế này cũng nhƣ những nỗ lực của Nguyễn Hoàng đã có đƣợc thiện chí của những thƣơng nhân Nhật Bản nhƣ việc Nguyễn Hoàng đã nhận Hunamoto Yabeiji làm con nuôi. Sau đó, ông đã viết hai lá thƣ báo cho chính quyền Nhật Bản về việc này. Đến năm 1634, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi một lá thƣ cho Toba (một ngƣời con nuôi), yêu cầu đem theo 1.000 lạng bạc để mua hàng hóa. Năm 1633, có 3 thƣơng thuyền Nhật đến buôn bán tại Ayuthaya (Thái Lan) từ Đàng Trong; năm 1634, có 3 Châu Ấn thuyền từ
Đàng Trong đến Xiêm. Ngƣời Nhật trở thành đối tác quan trọng của Đàng Trong, vì thế, trong một số bức thƣ chúa Nguyễn yêu cầu họ không buôn bán với Đàng Ngoài.
Chúa Nguyễn cho thành lập các thƣơng điếm không phải chỉ dành cho thƣơng nhân Nhật Bản mà dành cho các thƣơng nhân nƣớc ngoài nói chung. Điều này giúp cho các lái buôn nƣớc ngoài khắc phục đƣợc điều kiện tự nhiên, thu mua, giao hàng đƣợc thuận tiện và tăng lợi nhuận. Mặt khác, qua đó chúa Nguyễn có thể khống chế đƣợc các lái buôn, buộc họ phải đặt quan hệ giao dịch, phục vụ, tăng thu nhập cho nhu cầu kinh tế đất nƣớc.
Chúa Nguyễn tổ chức nhiều hải cảng, bến đỗ dọc bờ sông để đón các thƣơng thuyền nƣớc ngoài. Giáo sĩ ngƣời Italia Ch. Borri đến Hội An năm 1618 đã ghi lại:
Chỉ trong khoảng hơn một trăm dặm một chút mà ngƣời ta đếm đƣợc hơn sáu mƣơi cảng, tất cả đều thuận tiện cập bến và lên đất liền. Hải cảng lớn nhất, nơi tất cả ngƣời ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngƣời ta cập bến bằng hai cửa biển: một gọi là Turon (Đà Nẵng) và một gọi là Pulluciambello (Cù Lao Chàm) [8, tr.91].
Chúa Nguyễn đã lập ra hẳn một khu vực kiểm soát ngoại thƣơng chặt chẽ với nhiều quan chức nhƣ cai tàu, tri tàu, tri bạ, tri bạ tàu, cai phủ tàu, cai phòng, lệnh sử, thuế binh... Ngoài ra còn có 4 đội lính coi tàu làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ trật tự cho thƣơng cảng. Tuy nhiên, cũng xuất hiện hiện tƣợng sách nhiễu của các thƣơng nhân nhƣng hình thức thu mua đó khiến cho chúa thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn.
Ngoài ra, để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với Nhật Bản, các chúa
Nguyễn đã sử dụng chính sách hôn nhân. “Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã
Araki Sotaao” [49, tr.113]. Ngƣời con rể này lấy tên Việt và trở thành hoàng thân ở Đàng Trong. Sự gắn bó này đã thu hút thuyền buôn ngƣời Nhật tới Đàng Trong.
Những chính sách ƣu đãi của chúa Nguyễn đối với thƣơng nhân Nhật Bản, đặc biệt là cho phép ngƣời Nhật cƣ trú, tự do chọn nơi thích hợp ở Hội An để lập phố buôn bán, làm ăn sinh sống, đã tạo nên ở Hội An vóc dáng nƣớc Nhật thu nhỏ. Đáp lại thịnh tình của chúa Nguyễn, thƣơng nhân Nhật từ Nagasaki theo gió mùa đông bắc dong buồm tới Hội An sau một tháng hay 6 tuần. Trong tập kí sự về vùng đất Thuận Quảng (1618-1621), Ch. Borri có ghi chép về phố Khách, phố Nhật ở Hội An, phố Nƣớc Mặn ở Quy Nhơn. Có đoạn ghi chép “Thành phố ấy gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ
có thể nói là có đến hai thành phố, một phố của người Tàu, một phố của người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu, người Nhật cũng vậy”
[5, tr. 231]. Giáo sĩ này ghi nhận chúa Sãi đã thực hiện chính sách đối ngoại cởi mở, sẵn sàng mời gọi thƣơng nhân từ các nƣớc tới buôn bán.
Các chính sách đặc biệt ƣu tiên ngoại thƣơng đƣợc chúa Tiên Nguyễn Hoàng đặt nền móng và các chúa đời sau góp phần kích thích thúc đẩy theo chủ trƣơng hai bên cùng có lợi. Nguyễn Hoàng cũng là vị chúa dám phá bỏ tiền lệ “bế quan tỏa cảng” trƣớc đó và khơi thông luồng giao thƣơng trong nƣớc với các vùng. Hội An của Đàng Trong trở thành điểm dừng chân trên con đƣờng biển xuyên lục địa và là một trung tâm thƣơng mại mang tính chất quốc tế. Hội An dƣới thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng là cảnh “chợ không hai
giá... Thuyền buôn các nước đến nhiều, trấn này trở nên một nơi đô hội lớn”
[43, tr.139]. Chính sách thu hút thƣơng nhân đã góp phần vào sự chuyển biến mới nền kinh tế công thƣơng nghiệp, thúc đẩy sự phát triển phồn thịnh của Đàng Trong.
Bảng 2.1: Thuế đến và đi của tàu thuyền đến buôn bán ở Đàng Trong
Đơn vị: quan
Tàu từ Thuế đến Thuế đi
Thƣợng Hải 3.000 (không ghi)
Quảng Đông 3.000 300
Phúc Kiến 2.000 200
Đảo Hải Nam 500 50
Tây dƣơng 8.000 800 Macao 4.000 400 Nhật Bản 4.000 400 Xiêm 2.000 200 Lữ Tống 2.000 200 Cựu Cảng 500 50 Hà Tiên 300 30 Sơn Đô 300 30 Nguồn: [43, tr.142-143].
Bảng thuế trên cho thấy chính sách thuế của chúa Nguyễn đối với tàu buôn các nƣớc đến Đàng Trong có sự khác biệt khá xa. Tàu buôn đến từ phƣơng Tây phải chịu mức thuế đến và thuế đi là cao nhất (đến là 8.000 quan, đi là 800 quan), sau đó đến các tàu buôn đến từ Nhật Bản, Macao, Quảng Đông, Thƣợng Hải, Phúc Kiến... Các tàu buôn đến từ Nhật Bản có trọng tải ngang với các tàu buôn phƣơng Tây nhƣng lại chỉ bị đánh thuế bằng một nửa so với tàu buôn phƣơng Tây. Điều này chứng tỏ sự ƣu ái của chúa Nguyễn đối với thƣơng nhân Nhật Bản.
Ngoại thƣơng trở thành yếu tố cơ bản thúc đẩy tốc độ phát triển với sự cộng hƣởng của nguồn tài nguyên dồi dào và những cơ hội buôn bán thuận lợi. Những chính sách của chúa Nguyễn đã góp phần đặt nền tảng cho một nền ngoại thƣơng quốc tế đa chiều, thúc đẩy nguồn nguyên liệu sẵn có, khởi động nhân lực đông đảo, thu hút các yếu tố bên ngoài đã có nền tảng từ nền văn hóa Sa Huỳnh - Chămpa. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng để biến đổi diện mạo vùng đất này.
Mặc dù vậy, những chính sách của chúa Nguyễn chỉ thu hút và có tác dụng kích thích đối với các thƣơng nhân nƣớc ngoài mà không có những chính sách khích lệ đối với thƣơng nhân Việt để tạo một tiền đề vững chắc cho một nền kinh tế hàng hóa vững chắc ở Đàng Trong. Điều này còn ngăn cản sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động, những ngƣời trực tiếp tham gia hoạt động ngoại thƣơng.
Chính sách mở mang giao thƣơng của chúa Nguyễn, chỉ mang tính chất tạm thời, chƣa tạo đƣợc tác động sâu sắc trong nền kinh tế. Xã hội phong kiến đƣơng thời chƣa xóa bỏ đƣợc tƣ tƣởng Nho giáo chuyên quyền độc đoán là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình ngoại thƣơng Đàng Trong cuối thế kỉ XVII có phần suy giảm.
Song song với việc mở cửa và tạo điều kiện cho thƣơng nhân nƣớc ngoài buôn bán và sinh sống trên lãnh thổ Đàng Trong của các chúa Nguyễn thì ở Đàng Ngoài, các chúa Trịnh, một mặt thi hành chính sách mở cửa, mặt khác vẫn cảnh giác với thƣơng nhân nƣớc ngoài. Chính quyền nhà nƣớc Đàng Ngoài có những qui định hạn chế họ lƣu trú ở Thăng Long. Thông thƣờng, nhà nƣớc chỉ cho thƣơng nhân ngoại quốc buôn bán ở đây, rồi lại trở về cƣ trú ở một nơi quy định, gọi là thƣơng điếm. Phố Hiến là nơi đặt Hiến ty làm nhiệm vụ canh phòng, kiểm soát, thu thuế tàu buôn qua lại đồng thời là một cảng sông neo đậu tàu thuyền cho phép ngƣời nƣớc ngoài đặt thƣơng điếm. So với chúa Nguyễn thì những chính sách này không ƣu ái nhƣ những chính
sách ở Đàng Trong. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ngoại thƣơng Đàng Ngoài kém phát triển hơn so với Đàng Trong.