Hoạt động thƣơng mại giai đoạn đầu phát triển hơn giai đoạn

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 61)

Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn (1558- 1777) trải qua hai giai đoạn lớn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa đến khi Mạc phủ chính thức ban hành chính sách đóng cửa(1558-1635). Suốt thời kì này, thƣơng mại đã diễn ra nhiều sự kiện lớn, tác động sâu sắc tới cả Đàng Trong và Nhật Bản.

Giai đoạn đầu từ khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến năm khi Mạc phủ ban hành lệnh “Tỏa quốc” (1635). Theo Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa), tổng số Shuinjo mà Mạc phủ cấp cho tàu buôn từ Nhật đi ra nƣớc ngoài vào thời kỳ Shuinsen (1604-1635) là 331 và số tàu đến các nƣớc nhƣ sau:

Đàng Ngoài: 35 chiếc Đàng Trong: 86 chiếc Cao Miên: 41 chiếc

Trong khoảng 30 năm đầu thế kỉ XVII thì chừng 1/2số tàu trong số 331 tàu đến vùng đấtở Việt Nam, Chân Lạp, Lan Xang đã đến Quảng Nam ở Đàng Trong và số tàu đó lại chiếm 1/4 trong 331 Shuinjo. Tổng số Shuinjo đƣợc cấp cho tàu từ Nhật Bản trong thời kì Shuinsen là 356, trong đó có 73 tàu đến Đàng Trong và 47 tàu đến Đàng Ngoài [49, tr.114].

Đàng Trong đƣợc biết đến nhƣ một nơi trao đổi hàng hóa. Hàng hóa ở Đàng Trong rất đa dạng gồm tơ, lụa, đồ gốm sứ, đƣờng, hồ tiêu, sừng trâu, voi, ngà voi, sáp ong, gỗ trầm hƣơng, kỳ nam... Trong số những mặt hàng này thì có tới 1/3 hàng hóa không phải do Đàng Trong sản xuất. “Điều này không lạ là

vì từ đầu thế kỉ XVII, cái hấp dẫn các thương gia đến Đàng Trong hơn hết chính là vai trò “chuyển khẩu” của Đàng Trong nhờ vị trí thuận lợi của nó về mặt địa dư và một thời việc buôn bán giữa Trung Hoa và Nhật Bản bị cấm

cản” [43, tr.134]. Các thƣơng cảng phục vụ cho buôn bán ở Đàng Trong rất phát triển, đặc biệt là Hội An. Nhờ hoạt động thƣơng mại sôi động nên “Hội An trở nên phồn thịnh đến độ dân cư ở đây có thể gần như hoàn toàn sống bằng thương mại” [43, tr.134]. Ở Hội An không thứ gì là không có. Sự phong

phú này là đặc điểm của nền thƣơng mại ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVII và XVIII và góp phần giải thích tại sao cảng chính của Đàng Trong đƣợc đánh giá là “hơn hết tất cả các cảng khác của Đông Nam Á” [43, tr.134].

Thời gian sau khi Mạc Phủ thực hiện “đóng cửa” (1635), các hoạt động thƣơng mại của Đàng Trong - Nhật Bản lắng dần xuống. Mặc dù những hoạt động giao thƣơng vẫn đƣợc tiếp tục nhƣng lại qua trung gian của VOC và Hoa kiều. Với đạo luật đƣợc ban hành năm 1633, về cơ bản, các thƣơng nhân Nhật không còn đƣợc khuyến khích buôn bán với nƣớc ngoài, kể cả Đàng Trong. Sau khi Nhật Bản thực hiện “bế quan tỏa cảng”, các thƣơng nhân Nhật không còn lui tới Đàng Trong nhƣ trƣớc nữa. Lúc này “Nhật kiều chuyển sang làm trung gian cho các thương gia người Hà Lan và Trung Hoa. Năm 1637, người Nhật được lời không quá 15.000 lạng bạc qua trung gian các thương gia người Hoa” [43, tr.113].

Năm 1689, để giảm số mắt xích thƣơng mại, “chính phủ Nhật Bản đã giới hạn số thuyền của người Hoa được phép vào Nhật xuống 70 chiếc mỗi năm. Đàng Trong được 3 chiếc, Cao Miên và Xiêm mỗi nước được 2, Đàng Ngoài được một”. Năm 1715, chính quyền Nhật Bản nhận thấy “con số 70 còn quá cao nên đã giảm xuống còn 30 mỗi năm và chỉ cho phép một thuyền mỗi năm từ mỗi nước Đông Nam Á” [43, tr.133-115]

Phố Nhật ở Hội An trở nên tiêu điều, xơ xác. “Đến cuối thế kỉ XVII, khu phố Nhật ở Hội An đã suy tàn, năm 1695 chỉ còn lại 4, 5 gia đình của người Nhật. Cũng năm đó, Thích Đại Sán đến Hội An chỉ nhắc đến chiếc cầu Nhật Bản chứ không nhắc đến Nhật kiều”[5, tr.233].

Nhƣ vậy, thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản trƣớc và sau năm 1635 có sự thay đổi theo chiều hƣớng đi xuống nhƣng không chấm dứt hẳn. Nguyên nhân chủ yếu trực tiếp dẫn đến hiện tƣợng này là do chính sách “tỏa quốc”. Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản dù chỉ phát triển rực rỡ trong ba thập niên đầu thế kỉ XVII nhƣng đã để góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế Đàng Trong và thúc đẩy giao lƣu văn hóa xã hội giữa Đàng trong với văn hóa xã hội Nhật Bản. Đặc biệt, giao lƣu thƣơng mại này đã tạo tiền đề cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời kỳ vƣơng triều Nguyễn và trong các thế kỷ sau.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 61)